Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Y Học Cổ Truyền Và Bệnh Mất Ngủ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Y Học Cổ Truyền Và Bệnh Mất Ngủ

    Mất ngủ theo Y học cổ truyền là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ.

    Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ và giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được. Y học cổ truyền gọi là mất ngủ là thất niên (thất là mất, niên là ngủ) hoặc bất mị (bất là không, mị là ngủ).

    Tai sao mất ngủ? Đó là do thần kinh không tàng được ở tâm theo chức năng "tâm tàng thần".

    Cái gì làm cho thần kinh không tàng được ở tâm? Có thể phân ra như sau:

    Ở người mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ: có thể do ba nguyên nhân sau:


    - Một là: suy nghĩ quá độ (thắc mắc, công việc quá nhiều...) y học cổ truyền cho là suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh đủ huyết cho tâm làm cho cả tâm và tỳ đều hư gây nên (thể tâm tỳ hư).

    - Hai là: sợ hãi lo lắng quá. Không dám quyết đoán làm cho thần hồn không yên gây mất ngủ (thần tàng tại tâm, hồn tàng tại can) (thể tâm đơn khí hư).

    - Ba là: trước khi ngủ ăn quá no, bụng phườn lên không ngủ được (thể vị gia thực nghĩa là dạ dày quá đầy).

    Ở người mất ngủ vào giữa giấc ngủ: nguyên nhân chính là hỏa ở tâm vượng, nhiễm loạn tâm gây nên. Cái gây nên hỏa ở tâm vượng thường là âm, thủy ở thận suy hoặc kiệt (thể âm hư hỏa bốc hoặc tâm thận bất giao).

    Ở người mất ngủ vào cuối giấc ngủ: thường là cả âm và huyết ở tâm can kém, vào gần sáng âm huyết kém thì khí dương ở tâm vượng nên không ngủ lại được.

    Điều trị mất ngủ như thế nào?

    Qua trình bày ở trên, ta thấy chữa mất ngủ cần: cho thuốc an thần, và cho thuốc chữa nguyên nhân.

    Thuốc an thần thường dùng có hạt táo chua (toan táo nhân), nhân quả trắc bá (bá tử nhân), lá dông, lạc tiên, viễn chí, hạt muồng ngủ (quyết minh tử), ngải tượng (củ bình vôi). Có thể dùng thuốc an thần cho các thể bệnh. Dùng vị thuốc nào, tùy thói quen và khả năng chẩn bệnh của thầy thuốc.

    Thuốc chữa nguyên nhân thường dùng theo hướng sau:

    Ở thể tâm tỳ hư thì dùng thuốc bổ tỳ khí. Tỳ tốt thì sinh được nhiều huyết đủ để dương tâm. Tâm đủ huyết thì ngủ được. Thuốc bổ tỳ khí thường dùng là đảng sâm, bạch truật, củ mài (hoài sơn), đậu ván trắng (bạch biển đậu), cam thảo, táo sầu (đại táo). Phương pháp được mọi người ưa dùng có các vị: đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo.

    Ở thể tâm đơn khí hư, thì dùng thuốc bổ khí. Khi đủ thì tâm đơn khỏe, quyết đoán được hết lo sợ và ngủ được. Thuốc bổ khí có thể dùng như ở trên.

    Ở thể vị gia thực thì phải dùng thuốc làm tiêu thức ăn (tiêu thực và đẩy xuống ruột (đạo trệ). Thức ăn tiêu được, bụng xẹp xuống thì ngủ được. Thuốc tiêu thực hay dùng có thần khúc, sơn tra, mầm lúa mạch (mạch nha), mầm lúa (cốc nha). Thuốc đạo trệ hay dùng có hậu phác, chỉ thực. Phương thuốc được nhiều người ưa dùng có sơn tra, thần khúc, củ chóe (bán hạ), phục linh, vỏ quít cũ (trần bì), hạt cải củ (la bặc tử), liên kiều. Có người giải quyết bằng cách cho nôn.

    Ở thể hỏa bốc do âm hư kiệt, một mặt phải hạ cái hỏa xuống bằng hoàng liền, mặt khác phải bổ âm. Nhiều người ưa dùng phương thuốc có các vị hoàng liên, keo da lừa (agiao), hoàng cầm, bạch thược, lòng đỏ trứng gà (kê tử hoàng) cụ Hải Thượng Lãn Ông thích dùng phương thuốc lục vị (địa hoàng, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, phục linh, đơn bì) thêm hoàng liên, nhục quế...

    Ở thể tâm âm huyết hư, thì phải vừa bổ âm (hay dùng mạch môn, thiên môn) vừa bổ huyết lương huyết (hay dùng sinh địa đương quy, huyền sâm) âm huyết ở tâm đủ thì ngủ được.

    Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc an thần cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Tìm được đúng nguyên nhân và dùng đúng thuốc sẽ cho kết quả tốt.

  • #2
    CHỨNG MÂT NGỦ VÀ THUỐC TRỊ

    Lương y TRẨN KHIẾT

    Giấc ngủ ngon bảo đảm sức khỏe, phục hồi năng lượng, ổn định thần kinh, điều hòa các chức năng của phủ tạng.

    Sự hoạt động của tế bào thần kinh hằng ngày bị tiêu hao một số năng lượng, cần phải được bù đắp. Do đó sau khi làm việc phải có chế độ nghỉ ngơi nhất định, đó là phù hợp lời Thánh nhân dạy: "Ẫm thực hữu tiết, khởi cư hữu thường..." Ắn uống phải có tiết độ, làm việc nghỉ ngơi phải có chừng mực, đó là phép dưỡng sinh của người xưa.

    Mỗi khi mất ngủ, ta phải tìm hiểu nguyên nhân để loại trừ như: Người cao tuổi thường gặp ở bệnh tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, xơ vữa động mạch não, rối loạn tiêu hóa, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh tim, khớp... Đối với người trẻ tuổi thường gặp ở ăn uống không tiết độ, gây rối loạn tiêu hóa, làm việc quá lao nhọc, chơi bời phí sức...

    Đông y còn tìm hiểu thêm: Mất ngủ mà tóc bạc sớm là do phần tiên - thiên (thận) bị suy thoái; mất ngủ mà kém ăn là do phần hậu - thiên (tỳ, vị) bị rối loạn; mất ngủ mà hay lo âu là do tình chí rối loạn (hỷ, nộ, ưu, tư, khủng).

    Rối loạn do năm tình chí,

    Thần kinh bức bách, huyết khí trệ ngưng.

    Vui, buồn, lo, sợ, giận hờn,

    Chập chờn giấc ngủ thuốc nào trị an.

    Vậy muốn có giấc ngủ tốt hằng ngày, hoặc sau cơn bệnh bị mất ngủ ở trạng thái suy nhược thần kinh... thì nên bảo đảm những điều kiện:

    Thức ngủ phải có giờ giấc nhất định, tạo cho cơ thể có một phản xạ tự nhiên cứ đến giờ giấc nhất định có cảm giác muốn buồn ngủ thì phải đi ngủ ngay, không nên vì việc còn đang làm mà chần chừ để qua cơn muốn ngủ, thành thói quen thì sẽ bị mất ngủ.

    Tạo thần kinh thư thái trong giấc ngủ (yên tĩnh), tránh tiếng động bên ngoài, mà quan trọng nhất là dẹp được tiếng động bên trong (ý nói khi ngủ mà trạng thái thần kinh vẫn còn hoạt động).

    Không nên ăn nhiều, uống nhiều trước khi đi ngủ, bữa ăn tối nên ăn thức ăn đạm bạc dễ tiêu hóa, tránh cà phê, thuốc lá, không nên ăn thức ăn lạ và đồ sống, lạnh dễ gây rối loạn tiêu hóa.

    Nên vận động cơ thể, tùy thể lực của mỗi người (theo liệu pháp dưỡng sinh...) có tác dụng điều hòa tăng hiệu lực hoạt động hệ thần kinh.

    Không nên lạm dụng các loại thuốc an thần đối với người đang trong trạng thái suy nhược hay sau cơn bệnh vừa khỏi, sức khỏe chưa được phục hồi.

    Xin giới thiệu một số bài thuốc tâm đắc trị hội chứng mất ngủ:

    - Bài số 1: Dùng cho người cơ thể suy nhược.

    Đương qui thân 12g

    Hoài sơn (sao gạo hoặc tẩm sữa) 15 g

    Bạch thược (sao rượu) 10g

    Long nhãn nhục 15g

    Thục địa 12g

    Mạch môn (bỏ tim trong) 10g

    Bắc táo nhân (sao đen) 10g

    Ngũ vị tử (sao mật) 5g

    Viễn chí (chế cam thảo) 10g

    Cách chế dùng: Các vị thuốc này có bán ở các tiệm thuốc Nam, Bắc, khi lấy thuốc phải bảo tiệm thuốc sao chế và cân cho đúng liều lượng.

    Tất cả 9 vị thuốc cho vào siêu đất (hay bình điện sắc thuốc)

    Nước nhất: 4 chén nước sắc còn 1 chén thuốc.

    Nước nhì: 3 chén nước sắc còn nửa chén thuốc.

    Hai nước hòa chung, phân ra uống ba lần trong một ngày đêm (mỗi lần uống nửa chén và thuốc phải hâm cho ấm rồi uống).

    - Bài số 2: Cho những người cơ thể ở trạng thái tốt mà vẫn bị mất ngủ.

    Nhân sâm (hay cát lâm sâm) 12g

    Bá tử nhân (sao vàng) 10g

    Bạch phục linh 12g

    Trần bì (chế gừng) 5g

    Viễn chí (chế cam thảo) 10g

    Mạch môn (bỏ tim) 10g

    Thạch xương bồ 10g

    Trúc nhự (sao mật) 5g

    Toan táo nhân (sao đen) 10g

    Cách chế và uốâng: như trên.

    - Bài số 3: "Trà Liên Cúc":

    Liên nhục (hạt sen) 300g

    Liên tu (nhụy sen) 400g

    Cúc hoa 400g

    Cách chế: 300g hạt sen ngâm nóng, bóc vỏ ngoài và bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng tán thô như hạt đậu.

    400g Cúc hoa (bạch cúc, huỳnh cúc cũng được) phơi khô trong mát (hoặc sấy).

    400g Liên tu (nhụy sen) phơi hoặc sấy khô.

    Tất cả 3 vị đem sao vàng (bốc mùi thơm), để nguội cho vào lọ đậy kín để dùng như trà uống (muốn thơm nên ướp thêm hoa lài, hoa ngâu).

    Loại trà này thường uống giúp cho ăn ngủ tốt.

    Comment


    • #3
      LẰC BÀN CHÂN GÂY NGỦ

      BS. LÊ VĂN BAN


      Giấc ngủ tạo năng lượng, tái tạo phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, chống bệnh tật. Bình thường người lớn ngủ ngày 8 giờ, trẻ sơ sinh ngủ ngày 17-20 giờ, do nồng độ chất gây ngủ Adenosine trong não cao. Người cao tuổi ngủ ít lại không sâu, đôi khi mất ngủ do chất gây ngủ ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, bệnh lý và stress. Khắc phục tình trạng này bằng cách chữa các nguyên nhân trên. Thông thường uống tân dược Seduxen nhưng độc và dễ quen thuốc. Có người ngâm hai bàn chân bằng nước nóng 30 phút trước khi ngủ cũng tái tạo được giấc ngủ. Hoặc uống nước nấu lá cây như: lá vông, lá chùm đường (hạc lạc tiêu với tim sen cùng hoa hòe cũng dễ ngủ nhưng hiệu quả kém).

      Có một phương pháp lắc bàn chân gây ngủ ít ai biết và làm. Qua thực tiễn bản thân, phương pháp này có hiệu quả, đơn giản dễ làm và ai cũng làm được, ở đâu, lúc nào cũng làm được, không tốn tiền. Nhà có người nhờ nắm hai bàn chân lắc mạnh, không có người thì tự làm. Nguyên lý ở khớp cổ chân có nhiều đầu dây thần kinh liên quan đến não nhằm kích thích tế bào não tiết ra chất gây ngủ Adenosine.

      Cách tự làm một mình không có người trợ giúp: nằm ngửa duỗi thẳng hai chân. Đặt nghiêng một bàn chân lên mu bàn chân kia. Lấy bàn chân dưới hắt, lắc mạnh bàn chân trên làm cho hai khớp cổ chân chuyển động mạnh, đồng thời dùng hai bàn tay xoa dọc mạnh hai bên thái dương và xoa ngang hai mắt độ 30 phút, có dấu hiệu ngáp, chảy nước mắt là đủ ngưỡng. Tiếp tục lắc, giấc ngủ sẽ đến tự nhiên với bạn. Nhiều khi làm đúng ngưỡng giấc ngủ có chất lượng tốt ngủ lâu và sâu hơn. Những người có bệnh lý nặng khó hơn nhưng yếu tố kiên nhẫn và tin tưởng là quan trọng.

      Comment

      Working...
      X