Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thuốc Từ Thực Vật

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuốc Từ Thực Vật

    THUỐC TỪ THỰC VẬT






    HÚNG QUẾ




    (Loại rau này ăn phở không thể thiếu.)



    Húng quế là một loại rau phổ biến được dùng trong y học từ lâu. Nhiều thế kỷ qua, Húng quế đã chứng minh khả năng chữa lành nhiều bệnh ngay cả việc chữa trị bệnh sốt rét.

    Ngày nay, các nhà nghiên cứu cây cỏ khuyên dùng Húng Quế như một loại thuốc chống co thắt để thư giản cơ trơn trong các chứng nhức đầu, đau bụng. Húng Quế còn được dùng điều trị các bệnh đường ruột như trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và cả say tàu xe. Húng Quế cũng làm thư giản các co thắt phế quản, giúp điều trị các bệnh hô hấp. Vị cay của Húng Quế khích thích tạo ra nước bọt có khả năng giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn.

    Tác dụng trị liệu của Húng Quế là do các tinh dầu methyl chavicol. Húng Quế tươi còn chứa các chất carotenoid và acid folic. Trong các dạng khô, Húng Quế là nguồn cung cấp tốt Calcium, Kalium và sắt.







    Dược Sĩ Ngô Thế Hùng



    ---------



    HOA ĐẠI ( Hoa Sứ Trắng )


    Chữa ho, hạ huyết áp


    Hoa trắng, phần giữa cuống màu vàng, rất thơm


    Hoa Đại còn gọi là bông sứ trắng. Cây cao thường đến 3m, toàn thân có mủ trắng. Vào tháng 11, lá rụng, để hoa nở rộ ở đầu ngọn cành. Các bộ phận cây đại đều làm thuốc được.

    Hoa Đại có tính thanh nhiệt, chữa ho có đờm, táo bón. Đặc biệt, lấy hoa đại khô sắc uống hằng ngày như nước trà có tác dụng làm hạ huyết áp rất rõ.

    Lấy vỏ cây ngâm rượu, khi bị viêm chân răng, ngậm ngày hai lần sẽ giảm sưng. Khi bị mụn nhọt sưng nóng đỏ, hoặc tiêm thuốc bị áp-xe, dùng nhựa cây đại bôi lên miếng giấy báo rồi dán lên chỗ đau. Sau vài lần dán sẽ hết sưng.




    Nguyễn Ngọc Sáng
    Last edited by Hiểu Kỳ; 11-06-2007, 10:42 AM.
    ***************

  • #2
    Vông Nem

    VÔNG NEM




    Còn gọi là cây lá Vông. Cây to, cao tới khoảng 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Hoa kết lại thành chùm nhiều hoa, màu đỏ chói.

    Cây mọc hoang dọc bờ biển và cũng được trồng nhiều nơi.Lá Vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương làm tác dụng co bóp các cơ, ít có độc. Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, sát trùng, tiêu tích, dùng chữa cho những tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, trẻ em cam tích, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, ung độc.



    Cách dùng: Ngày dùng 4-6g lá tươi dưới dạng thuốc sắc làm thuốc an thần, gây ngủ. Thường phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen. Dùng lá vông khô tán bột rắc vào vết thương sát trùng hoặc dùng lá tươi lấy nước rửa vết thương.






    PTS. Võ Văn Chi





    -------


    CÂY Ô RÔ



    Là loại cây mọc ở bờ nước, mọc hoang thành bãi rộng ven sông rạch vùng nước lợ ở nước ta. Là cây thân mềm, tròn, màu xanh, cao 1-2m, không phân nhánh. Lá mọc đối, không có cuống, phiến lá giòn, bìa lượn sóng, có răng cưa sâu và thưa, có gai ở chỗ nhọn của răng cưa ( chú ý không nhầm lẫn với loài ô rô cạn là loại cây cũng có gai ở lá và thân, lá cũng lượn sóng, thân gỗ có nhiều cành ).


    Thân cây Ô rô có gai nhọn cứng mọc thành đôi. Hoa màu xanh lam hoặc trắng, quả nang, màu lục, trơn bóng, chứa 4 hạt. Quả non ăn ngon vì giòn. Khi già quả cứng. Khi làm thuốc nên sử dụng cả quả non và già. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân, lá, quả. Tính vị của Ô rô: mặn, chua, lạnh có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, giảm ho. Ngoài rễ, thân, lá, quả của ô rô còn làm giảm đau, giảm ho. Ngoài rễ, thân, lá, quả của ô rô còn làm thuốc lợi niệu trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.





    BS. Huỳnh Ngọc Tựng
    ***************

    Comment


    • #3
      CÂY HƯƠNG NHU TIÁ


      Chữa cảm nắng, hôi miệng...





      Hương nhu tía còn gọi là cây É tía, thân màu đỏ tía, có lông. Cụm hoa chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hoặc tím, cuống dài xếp vòng 6-8 hoa. Cây này có vị cay, tính ấm, làm ra mồi hôi, giải nhiệt, dùng để chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút.

      Những người ra nắng hay nhức đầu, dùng ít nhánh lá hương nhu tía cho vào nón đội lên sẽ tránh được bệnh.

      Đặc biệt, lá hương nhu tía trị hôi miệng thật hữu hiệu : Dùng một nắm lá hương nhu tía, thêm 300ml nước, sắc đặc còn một nửa, ngậm thường xuyên sẽ có hơi thở dễ chịu.




      Nguyễn Ngọc Sáng




      ------


      CÂY THANH TÁO



      Còn có tên là Trường Sơn cây, cây thuốc trắc, thuộc họ Ô rô. Là loại cây thông dụng dùng bó đắp khi bị bong gân do ngã trặc, nên người dân gọi là cây thuốc trặc.

      Cây Thanh Táo là loại cây nhỏ, cao 1-2m. Thân màu tím sẫm. Lá mọc đối, hình mác có hai mặt trơn nhẵn. Cây thường được trồng làm viền ở các bãi cỏ vườn hoa hoặc cắt tỉa làm rào xanh.

      Cây có vị hơi cay, tính bình. Vào kinh can, vị, đại tràng.

      Tác dụng: Hoạt huyết, giảm đau. Trong đơn thuốc trị chứng vàng da thường có cả rễ cây Thanh Táo.

      Khi vết thương nhiễm trùng, bỏng dùng lá Thanh Táo, lá Mỏ quạ tươi ( lượng hai thứ bằng nhau ) giã đắp hoặc vắt lấy nước, tẩm gạc đắp.

      Trong thuốc bó gãy xương có thêm lá Thanh Táo giúp mau giảm sưng, mau liền xương. Đặc biệt khi bị trật đả ( chấn thương bầm dập, sưng đau ) bong gân, dùng lá Thanh Táo nhiều nhất. Lá tươi giã nát đắp bó sẽ khỏi nhanh, hết sưng đau, tan máu bầm.

      Ngoài tác dụng hoạt huyết, rễ Thanh Táo được dùng trong thang thuốc trị thấp khớp, mỗi ngày 30g khô, nấu uống.






      BS. Huỳnh Ngọc Tựng
      ***************

      Comment


      • #4
        Cỏ sữa

        CỎ SỮA


        Cần cho phụ nữ sau khi sinh nếu bị ít, tắt sữa


        Loại cỏ sữa lá lớn sống rất dai, thân mọc thẳng , có thể cao 30-40 cm. Thân cây màu hồng, phủ lông vàng. Lá cỏ màu xanh pha đỏ, hình lưỡi mác. Hoa nhỏ hình cầu, màu trắng và đỏ nhạt. Toàn thân mang mủ trắng như sữa. Cỏ sữa vị đắng, tính mát, thông huyết, lợi tiểu, giảm đau, tiêu độc, thông sữa.

        Bài thuốc giúp những phụ nữ sau khi sinh bị ít sữa hoặc tắt tia sữa :

        - Cỏ sữa tươi 100gr, hạt cây bông gạo ( đã sao lên ) 40gr. Đun sôi hai thứ thật kỹ, lấy nước nấu cháo nếp ăn ( có thể thêm gia vị tuỳ thích ). Hiệu quả khá cao.






        Nguyễn Ngọc Sáng




        -----



        LÁ CÂY ỔI


        Giúp cầm máu, chống tiêu chảy


        Shot with Canon PowerShot G6 at 2007-06-29
        Đọt ổi có thể cầm máu, giảm tiêu chảy



        Cây ổi cho trái ăn thì ai cũng biết . Nhưng không chỉ thế, lá ổi còn là Vị thuốc và làm rau ăn rất tốt cho sức khòe .

        Trong lá ổi có chứa tinh dầu , chất tanin và nhựa . Vì thế, khi nhai lá ổi ta thấy có vị chát và cay hăng . Nếu gói nem, nên kèm theo vài lá ổi non, khi ăn nem sẽ thơm ngon hơn và phòng được vi khuẩn bệnh đường có trong thịt .

        Bị vết thương chảy máu, chỉ cần nhai vài đọt ổi đắp lên là không lo mất máu nữa .

        Đi tiêu chảy( tháo dạ ), dùng một nắm lá ổi giã nát, hòa vào 1 chén nước lọc và 1 ít muối ăn, vắt lấy nước này uống vài lần sẽ bớt, phân sẽ se lại .




        Nguyễn Ngọc Sáng
        Last edited by Hiểu Kỳ; 29-06-2007, 10:37 AM.
        ***************

        Comment


        • #5
          CÂY DIẾP CÁ

          không chỉ để ăn như rau sống





          Loại rau thơm này chữa được bệnh trĩ.


          Diếp cá có tên khác lá ngư tinh thảo hoặc là giấp, rất dễ trồng. Loại rau quen thuộc này có mùi tanh hệt như cá nên một số người không ăn được.

          Theo nghiên cứu, cây diếp cá có vị chua, giải độc, sát trùng.

          Diếp cá là một loại thuốc chữa trĩ ( lòi dom ) rất hay. Mỗi ngày ăn khoảng 40 gr hoặc xay lấy nước uống. Lấy lá giã mịn, đem đắp vào búi trĩ sẽ làm giảm đau cấp thời. Người bị trĩ lâu năm đi cầu ra máu tươi có thể dùng bài thuốc sau:

          1. Cây diếp cá 2 kg, Bạch cập 1 kg.
          2. Sấy khô tán bột, ngày dùng 6-12gr , chia làm 2-3 lần.




          Nguyễn Ngọc Sáng



          -------




          CÂY ỚT

          quen thuộc có thể làm giảm đau nhức





          Shot at 2007-06-29

          Ớt loại gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn




          Trong quả ớt có các thành phần: Vitamin C, một ancaloit gọi là capsixin. Ớt chữa công hiệu một số bệnh :

          * Bị rết , côn trùng cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào chỗ bị cắn, băng lại. Sau khi hết đau nhức thì bỏ ra. Nếu còn đau thì đắp thêm lần nữa sau đó khoảng 20 phút.

          * Bị trúng phong cắn răng: Lá ớt hiểm giã nhỏ thêm nước, thêm chút muối, nhỏ từng giọt vào miệng sẽ tỉnh.

          * Thị trường hiện có loại cao dán ( Capsicum plaster của Đức ) được chế xuất từ ớt, dùng khi đau khớp, đau cơ bắp, gân... rất hiệu quả.







          Nguyễn Ngọc Sáng
          ***************

          Comment


          • #6
            CÂY VUỐT HÙM



            Còn có tên là móc mèo, móc diều. Là loại cây nhỏ, không đứng thẳng, nằm dài, mọc thành bụi hoặc phủ lên các cây thấp. Thân, cành, quả đều có gai sắc. Phiến lá hình trứng, hoa màu vàng nhạt mọc đầu cành ở các kẽ lá. Quả dài có gai dày đặc khắp quả. Hạt màu đen nhạt, vỏ hạt cứng.

            Nhân hạt cây vuốt hùm có vị đắng tính lành, thân, lá, rễ có vị đắng tính mát. Các bộ phận nhân hạt, thân, lá, rễ đều được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, tả hoả tiêu thử, khu thấp... được dùng trong các trường hợp sau :

            - Sưng bầm, viêm, lở da: Dùng cành, lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước thoa chỗ đau sưng đồng thời dùng thân, cành, lá tươi ( 50g ) nấu uống.

            - Sốt cao, cảm nắng, viêm bàng quang : Dùng thân, lá cành ( 50g ) nấu uống. Có thể phối hợp với một số vị thuốc giải nhiệt như rau má, cỏ mần chầu.

            - Đau nhức xương khớp, kém ăn mất ngủ : Dùng rễ khô ( 20-40g ) nấu sắc uống.







            BS. Huỳnh Ngọc Tựng
            --------




            RAU ĐẮNG




            Còn gọi là rau đắng biển, sam đắng. Là một loại cỏ bò, sống lâu năm nơi đất ẩm, thân nhẵn mọc bò với nhiều rễ ở các đốt thân già. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá , màu trắng. Quả nang, hình trứng, nhẵn, hạt nhỏ, có góc cạnh.

            Các công trình nghiên cứu cho thấy rau đắng có tác dụng đối với trí nhớ con người. Nhiều người dân ở các địa phương biết đến rau đắng làm rau ăn sống hay nấu canh. Một số người dùng rau này sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ tỳ, bổ thận. Ngày dùng 6 - 12 cây khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng từ 50 -100g tươi ăn sống, nấu canh.

            Tại Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc giúp cho ăn ngon và lợi tiểu. Cây tươi hay khô đem giã nát trộn với dầu hoả dùng đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp. Rau đắng cũng được dùng để trị hen suyễn, khản tiếng, kinh phong, đau nhức mình mẩy hoặc bổ gân.









            DS. Phan Bảo An
            ***************

            Comment


            • #7
              CÂY ĐŨM HƯƠNG


              Còn có tên Đùm đũm , Ngấy, Ngấy tía, Ngấy hương. Là loại cây bò trên mặt đất khô ráo, không thích hợp với đất ẩm. Lá có lông nhám , mọc so le. Quả hạch hình bán cầu, màu đỏ, vị chua ngọt, ăn ngon.


              Bộ phận dùng: Cả cây ( lá, dây, quả, rễ ). Người ta thường dùng quả Đũm hương ngâm rượu cùng với Dâu tằm, quả Dướng làm rượu bổ, tăng sức lực.

              Dùng rễ sắc nấu uống mỗi ngày 50g trị mạo cảm, sốt cao, viêm họng.

              Chữa viêm đường tiết niệu : Dùng dây, lá Đũm hương 50g , Bồ công anh 30g, Rau diếp cá 20g, sắc nước uống.

              Chữa sốt xuất huyết : Dùng Đũm hương 30g nấu uống hoặc kết hợp với Trắc bá, cỏ Nhọ nồi ( cỏ mực ) mỗi thứ 30g.


              Dây, lá Đũm hương nấu làm nước uống có tác dụng khai vị, tiêu thực.

              Có nhiều người dùng Đũm hương với sinh địa, bạch truật điều trị bệnh đái tháo đường.







              BS. Huỳnh Ngọc Tụng




              ------



              CÂY TÍA TÔ



              Cây được trồng để làm gia vị và làm thuốc khắp các tỉnh đồng bằng ở nước ta. Cây thảo, thân vuông. Lá mọc đối, có cuống dài. Hoa trắng hay tím nhạt mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành, quả hình cầu, màu nâu nhạt.

              Theo y học cổ truyền, cây có vị cay , mùi thơm , tính ấm được dùng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hoá, giảm đau, giải độc và chữa cảm mạo. Cành có tác dụng như lá ( nhưng kém hơn ) còn dùng làm thuốc an thai, có thai đau bụng ra huyết. Quả dùng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn.

              Cách dùng

              Lá tươi thái nhỏ với hành, ăn với cháo nóng chữa cảm cúm. Làm rau ăn hàng ngày giúp tiêu hoá, giải cảm,giải nóng. Dùng nước vắt lá tươi hoặc nước sắc lá khô ( 10g ) giải độc do ăn cua, cá. Lá tươi ngâm dấm uống mỗi lần 2 thìa cà phê trị nhức đầu, nóng lạnh, ho khò khè.Ngoài ra còn dùng tía tô với các lá khác chữa cảm cúm.

              Thông thường để chữa các chứng bệnh trên, mỗi ngày dùng từ 6-12g lá tươi và quả dùng với 8 - 20g cành.







              PTS. Võ Văn Chi
              ***************

              Comment


              • #8
                QUẢ BỒ KẾT

                có thể giúp bạn tự chữa bệnh




                Nói đến quả bồ kết, người ta nghĩ ngay: - Dùng để gội dầu ( nhờ có chất saponin ).Quả thật, thị trường hiện có nhiều loại gội đầu bồ kết.

                Nhưng hơn thế nữa bồ kết còn là một vị thuốc mà dược tính của nó rất mạnh. Bồ kết có vị cay, hơi mặn, tính ấm.

                Người ta dùng nó chữa được bệnh đau răng, giúp tiêu mụn nhọt, thông đại tiện.

                Nếu bị quai bị, bạn có thể tự chữa bằng bồ kết : - Quả bồ kết bỏ hạt, hơ lửa, cho giòn, tán nhỏ, hoà với giấm thanh.

                Dùng bông gòn tẩm nước này đắp vào bên đau. Cách 30 phút, thay một lần. Làm vài lần chỗ đau sẽ xẹp xuống.







                Nguyễn Ngọc Sáng
                ***************

                Comment


                • #9
                  CÂY NGŨ TRẢO

                  còn có tên: Mẫu kinh, hoàng kinh, ngủ trảo phong



                  Là loại thân mộc, mọc cao, nhiều cành , lá. Lá mọc đối, mỗi cuống lá có 5 lá chét. Mặt trên lá màu lục thẫm, mặt dưới màu mốc nhạt. Hoa màu trắng, phớt màu tím nhạt.


                  Nếu trồng làm thuốc nên trồng theo kiểu hàng rào, cắt tỉa cành, không để cao quá 2m để dễ hái lá dùng.

                  Lá, vỏ cây, rễ, hạt ngũ trảo đều được dùng làm thuốc.

                  Dùng lá ngũ trảo nấu nước xông để chữa chứng cảm phong nhiệt, hoặc dùng để làm long đờm, giảm ho, trị viêm phế quản. Khi bị viêm da, sẩn ngứa dùng lá tươi giã đắp. Lá ngũ trảo còn dùng để nấu nước pha tắm cho phụ nữ sau khi sinh để sớm lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi.








                  N:Tùng
                  ***************

                  Comment


                  • #10
                    CÂY NGÒ OM ( RAU NGỔ )




                    Khi nấu nồi canh chua cá lóc nếu bạn quên gia vị là rau Ngò Om thì nồi canh sẽ mất mùi vị đặc trưng hấp dẫn. Nhưng rất ít ai biết rằng cây Ngò Om còn là một vị thuốc nam độc đáo, có thể chữa được một số bệnh.

                    Cây Ngò Om còn mang tên khác là Rau Om, Rau Ngổ. Cây mọc hoang ở bùn ngập, nước ( ao, rạch, mương, ruộng ).Là một loại cỏ cao 15-30 cm được trồng quanh năm làm rau gia vị hay để làm thuốc.

                    Cây có mùi thơm, chứa tinh dầu, Flavonoid, chất chát. Cây có vị cay, mùi thơm mát, có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, lợi tiểu, tiêu thực. Ngò Om có thể dùng chữa một số chứng bệnh như:

                    - Ăn không tiêu: Dùng ăn sống kèm theo bữa ăn ( khoảng một nắm nhỏ )
                    - Tiêu sưng:Bị ngã bầm , sưng đau thì dùng 15-30g cây khô sắc đặc uống, lá tươi giã đắp ngoài.
                    - Sỏi thận:Dùng 50-100g cây tươi giã nát, vắt nước uống, uống liên tục nhiều ngày.
                    - Ngứa lở, sẩn da ( chàm ): Giã một nắm to lấy nước bôi lên hay nấu lấy nước để tắm rửa hàng ngày.






                    BS. Vân Hùng
                    ***************

                    Comment


                    • #11
                      BÍ ĐỎ

                      dưỡng não sáng mắt


                      Bí đỏ là loại rau sạch nhờ vỏ dày và hiếm có sâu bệnh, nên không sợ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Bí đỏ dễ chế biến nhiều món ăn ngon : Xào dầu, nấu canh với lạc , cần có gia vị tỏi, hoặc nấu cháo giải nhiệt mùa hè.

                      Bí đỏ nấu với đậu xanh, khoai lang tươi thêm đường vừa ăn lúc nguội có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể ăn thay bữa, lá đọt non luộc làm rau xanh chấm tương, mắm cái ăn bùi, có nhiều chất xơ làm tăng nhu động ruột chống táo bón, hoa vàng nấu canh với tôm, thịt nạc, ăn vào giúp an thần hạ huyết áp, hạt bí rang thơm góp vui ngày lễ tết, trẻ con ăn tẩy được giun đũa, lá bánh tẻ nấu cho gia súc ăn, cuống bí đỏ và vỏ cùng với vỏ bí đao chữa đầy bụng và lợi tiểu khi thêm rau má, râu bắp.


                      Trong bí đỏ có 1% gốc acid glutanic, nguyên liệu của mì chính có tác dụng dưỡng não nên bị đau đầu thường ăn bí đỏ. Trong bí đỏ còn có một lượng nhỏ vitamin và muối khoáng cần thiết. Trong bí đỏ có nhiều vitamin A có tác dụng dưỡng tế bào ở đáy mắt và chống được viêm loét giác mạc, chống mù loà, sáng mắt.






                      BS. Lê Văn Ban
                      ***************

                      Comment


                      • #12
                        Cây Sống Đời


                        CÂY SỐNG ĐỜI


                        Sống đời thuộc loại cây thảo, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, hoa màu đỏ hay cam vàng. Cây thường ra hoa vào tháng 2-5

                        Cây thường được trồng làm cảnh, trồng bằng lá. Có thể thu hái lá tươi quanh năm để dùng làm thuốc.

                        Trong lá cây sống đời người ta tìm thấy nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, dùng trị một số bệnh đường ruột và nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

                        Theo y học cổ truyền, cây có vị nhạt, hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, sinh cơ. Thường làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu.



                        Cách dùng:

                        Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Nếu để uống thì dùng lá tươi rửa sạch, giã nát, hoà với nước sối để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Dùng lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai chữa tai giữa cấp tính.







                        PTS Võ Văn Chi
                        Attached Files
                        Last edited by Hiểu Kỳ; 03-03-2010, 02:46 PM.
                        ***************

                        Comment


                        • #13
                          Cây Trinh Nữ

                          CÂY TRINH NỮ



                          Còn gọi là cây Mắc Cỡ, cây xấu hổ , là loại cỏ bò trườn trên mặt đất, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Đặc điểm của cây là khi ta đụng vào lá, lá liền khép lại như nàng trinh nữ xấu hổ thẹn thùng khi gặp người con trai.


                          Kinh nghiệm dân gian dùng cây trinh nữ làm thuốc lợi tiểu, an thần, gây ngủ, hạ huyết áp. Thân và rễ cây làm thuốc trị nhức mỏi, sỏi thận, sốt dai dẳng.

                          Theo kinh nghiệm dân gian người ta dùng cây trinh nữ chữa các chứng bệnh :

                          - Trị huyết áp cao, đái tháo đường dùng trinh nữ cả cây ( khô 6g ), cây Râu mèo ( khô 20g ), Khổ qua ( dây, lá, quả non khô 20g ).

                          Trinh nữ phơi khô, sao vàng rồi cho Khổ qua, Râu mèo và 1 lít nước, sắc còn 3/4 đổ ra chai uống trong ngày.

                          - Trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Trinh nữ khô 12g sao vàng, lá sen 20g và một ít dây Lạc tiên khô. Sắc uống sau buổi cơm chiều.
                          Dùng trong 1 tuần. Nếu dùng dài ngày giảm liều lượng Trinh Nữ xuống còn 6g.

                          - Trị đau lưng, nhức mỏi : Trinh nữ khô 12g, thân cây Nhàu khô 20g.

                          Trinh nữ sao vàng, cho cây Nhàu khô và 1 lít nước , nấu sôi 15 phút , cho ra chai uống trong ngày. Dùng trong 1 tuần. Nếu dùng dài ngày giảm liều lượng Trinh Nữ xuống còn 6g.



                          Lưu ý

                          Trinh nữ là cây thuốc tốt, dễ tìm nhưng khi dùng phải cẩn thận về liều lượng và thời gian. Thường không nên vượt quá 12g/ ngày. Nếu dùng dài ngày không nên vượt quá 6g/ngày .






                          DS.Phan Bảo An
                          ***************

                          Comment


                          • #14
                            Cây Màng Màng hạ sốt nóng

                            CÂY MÀNG MÀNG HẠ SỐT NÓNG



                            Cây màng màng có 5 loại : Màng màng tím, màng màng trắng, màng màng trĩn, màng màng đẹp, màng màng nhện.

                            Ba loại đầu được nhân dân dùng như thuốc trị cảm cúm, đau lưng, nhức mỏi xương, ăn uống kém vì suy gan ( dùng 50 gam cây tươi, thái nhỏ, sắc với 1 lít nước, sôi 20 phút, để uống trong ngày ). Lá màng màng của cả 5 loại trên giã đắp trị các bệnh ngoài da, bị côn trùng đốt cắn.

                            Khi bị sốt, người ta lấy lá màng màng rửa sạch, giã nát xoa lên người để hạ sốt do có tác dụng sau: Lá cây có tác dụng một phần lên trên hệ thần kinh ngoại biên và giúp dẫn nhiệt tốt, nước trong lá cây khi thoa lên da đã bốc hơi làm hạ thân nhiệt, khi thoa bóp lên da đã giúp lưu thông kinh mạch và lưu thông máu tốt cho người bệnh.




                            DS Phan Bảo An
                            ***************

                            Comment


                            • #15
                              Thực vật là nguồn thuốc dồi dào, hik tiếc là mình hong có chịu được mùi thuốc từ mấy loại thực vật, uống thuốc tây thấy nóng người thêm nhưng ko uống ko đc.

                              Comment

                              Working...
                              X