Trong Trung y có rất nhiều bài thuốc nổi tiếng hiệu quả qua hàng nghìn nằm, nhưng để chọn ra một vài bài thuốc giải độc gan do bia rượu, thuốc lá cho con người hiện đại, sao cho dễ thực hiện, thì quả là rất khó tìm.
Dưới đây là một số ít những bài thuốc như vậy.
Nấm hương (ảnh qua books.com.tw)
Bài 1: Đông cô thang (canh nấm hương)
Cách chế biến:
Chọn loại nấm hương, cánh dày, cỡ trung bình, chưa nở hết hình ô dù, mỗi người 5 cái.
Ngâm nấm vào nước khoảng 1 tiếng. Sau khi nấm mềm vặt cuống.
Mỗi người 1 lít nước, thêm chút da gà rồi đun lên, ban đầu lửa vừa phải, sau khi sôi, đun nhỏ lửa trong 40 phút, không để sôi trào ra ngoài.
Cho thêm rượu ngon 1 thìa to, rượu lâu năm càng tốt. Đun tiếp 2-3 phút. Khi bốc mùi thơm thì tắt lửa.
Khi ăn có thể thêm muối, nếu cho thêm mỗi suất ăn 2 miếng thịt gà hoặc chân gà chặt khúc thì mùi vị càng thơm.
Đối với những người nghiện thuốc lá, hay uống bia rượu thì canh nấm hương cực kỳ bổ. Nó có tác dụng giải độc rất mạnh, mỗi tuần nên ăn 1 lần. Liều dùng tốt nhất là 6-16g nấm khô hoặc 90g nấm tươi cho một người vào mỗi lần dùng.
Đông cô còn gọi là nấm hương, có dạng như cái ô, đường kính 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay được trồng đại trà, nhưng giá bán của nó vẫn còn khá cao.
Nấm hương mọc trên thân gỗ (Ảnh: Internet)
Nấm hương- “thực phẩm giúp trường thọ”
Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzyme và tất cả các axít amin tối cần cho cơ thể (tức là những axít amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt.
Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là hai chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư. Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu khác, nấm hương chứa chất Eritadenin, có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự thoái biến cholesterol trong gan. Loại nấm này còn làm giảm tác dụng tăng cholesterol của chất béo và giúp hạ huyết áp.
Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng chống virus của nấm hương. Kết quả là chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan.
Canh nấm hương giúp giải độc cho gan (Ảnh: Internet)
Gần đây có một số nghiên cứu cho rằng nấm hương có 10 tác dụng chính là: Làm hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang.
Trong Đông y, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng được biết đến từ hàng nghìn năm trước, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu chống suy lão và giúp trường thọ”.
Nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
(còn tiếp)
Theo Bách Thảo Đường
Dưới đây là một số ít những bài thuốc như vậy.
Nấm hương (ảnh qua books.com.tw)
Bài 1: Đông cô thang (canh nấm hương)
Cách chế biến:
Chọn loại nấm hương, cánh dày, cỡ trung bình, chưa nở hết hình ô dù, mỗi người 5 cái.
Ngâm nấm vào nước khoảng 1 tiếng. Sau khi nấm mềm vặt cuống.
Mỗi người 1 lít nước, thêm chút da gà rồi đun lên, ban đầu lửa vừa phải, sau khi sôi, đun nhỏ lửa trong 40 phút, không để sôi trào ra ngoài.
Cho thêm rượu ngon 1 thìa to, rượu lâu năm càng tốt. Đun tiếp 2-3 phút. Khi bốc mùi thơm thì tắt lửa.
Khi ăn có thể thêm muối, nếu cho thêm mỗi suất ăn 2 miếng thịt gà hoặc chân gà chặt khúc thì mùi vị càng thơm.
Đối với những người nghiện thuốc lá, hay uống bia rượu thì canh nấm hương cực kỳ bổ. Nó có tác dụng giải độc rất mạnh, mỗi tuần nên ăn 1 lần. Liều dùng tốt nhất là 6-16g nấm khô hoặc 90g nấm tươi cho một người vào mỗi lần dùng.
Đông cô còn gọi là nấm hương, có dạng như cái ô, đường kính 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay được trồng đại trà, nhưng giá bán của nó vẫn còn khá cao.
Nấm hương mọc trên thân gỗ (Ảnh: Internet)
Nấm hương- “thực phẩm giúp trường thọ”
Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzyme và tất cả các axít amin tối cần cho cơ thể (tức là những axít amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt.
Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là hai chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư. Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu khác, nấm hương chứa chất Eritadenin, có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự thoái biến cholesterol trong gan. Loại nấm này còn làm giảm tác dụng tăng cholesterol của chất béo và giúp hạ huyết áp.
Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng chống virus của nấm hương. Kết quả là chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan.
Canh nấm hương giúp giải độc cho gan (Ảnh: Internet)
Gần đây có một số nghiên cứu cho rằng nấm hương có 10 tác dụng chính là: Làm hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang.
Trong Đông y, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng được biết đến từ hàng nghìn năm trước, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu chống suy lão và giúp trường thọ”.
Nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
(còn tiếp)
Theo Bách Thảo Đường
Comment