Ngũ tạng của chú ỉn (heo) là nguyên liệu thực phẩm quen thuộc, dễ tìm, nếu biết cách chế biến, ngoài việc có được các món ngon, bổ, còn là món ăn vị thuốc có công dụng phòng, trị bệnh và nâng cao sức khỏe rất hay.
Từ những món cháo bổ dưỡng...
* Cháo tim heo
+ Nguyên liệu: 1 quả tim heo, 100gr gạo tẻ, cùng các gia vị dầu, rượu trắng, muối, bột ngọt...
+ Cách làm: Rửa sạch tim heo, xắt thành dạng hạt lựu. Cho dầu vào chảo, cho tim vào đảo sơ, cho rượu, muối vào xào tiếp, lấy ra. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, cho tim heo đã xào vào, thêm lượng nước vừa đủ, nấu cháo. Món này có công dụng dưỡng tâm bổ huyết, an thần định kinh, thích hợp cho những người hay ra mồ hôi, hay hồi hộp, dễ hoảng hốt, mất ngủ...
* Cháo bao tử heo
+ Thành phần: 1 cái bao tử heo (độ 300gr), 200gr gạo tẻ, cùng các gia vị giấm, tiêu bột, gừng, hành, rượu trắng, dầu mè...
+ Cách làm: Bao tử heo rửa sạch, cắt thành sợi, dùng dầu xào sơ, rồi cho vào rượu, giấm, gừng, hành (đã cắt nhuyễn), muối, tiêu, xào bén mùi, lấy ra để đó. Gạo tẻ vo sạch, thêm nước lượng vừa, nấu cháo, nấu đến khi gần đặc, cho bao tử heo đã xào vào, nêm nếm gia vị, trộn đều. Dùng làm món điểm tâm, có công dụng bổ tỳ ích vị, bổ dưỡng, chống suy nhược, thích hợp cho những người tỳ vị suy nhược; tiểu nhiều; trẻ em cam tích; thân thể gầy ốm...
... Đến bổ trí não, trị đau bao tử
Thuyết cổ của người Trung Quốc có nói: "Lấy não bổ não". Và, óc heo là thực phẩm được dùng để bổ não theo quan niệm đó. Theo lương y Trần Khiết (TP.HCM), có thể chế biến các món ăn từ óc heo như sau:
+ Nếu làm việc quá độ, thần kinh bộ não bị suy yếu, hoặc não suy ở người lớn tuổi, trí nhớ bị suy giảm... thì dùng óc heo với 3 - 4 trong số những vị thuốc sau: Nhãn nhục (10gr), liên nhục (10gr), xuyên quy (10gr), câu đằng (8gr), thiên ma (10gr), câu kỷ tử (10gr), ích trí nhơn (8gr), chưng cách thủy, để lâu trên bếp cho đến khi các vị thuốc mềm.
+ Nếu đầu nặng hay bị choáng, trí nhớ kém dần, mắt mờ, ngủ hay mơ mộng liên miên, ngủ chập chờn, thần trí không ổn định... thì dùng một bộ óc heo, đại phòng sâm (15gr), đem chưng cách thủy, ăn thường xuyên.
+ Ở phương diện trị đau bao tử, từ lâu, kinh nghiệm dân gian thường dùng bao tử heo hầm với tiêu sọ để trị chứng đau bao tử do lạnh ở người (Đông y gọi là chứng tỳ vị hư hàn. Có thể chế biến món này theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM) như sau: dùng một cái bao tử heo loại nhỏ (200 - 300gr); rượu ngon (100ml); 30 hạt tiêu sọ (tiêu màu trắng); gia vị... Cách chế biến: bao tử heo không xẻ ra, mà lộn mặt trong ra rửa. Dùng dây thắt cuống bên dưới bao tử lại, rồi cho vào bên trong 100ml rượu ngon và 30 hạt tiêu sọ (loại tiêu chín đỏ trên cây hái xuống chà sạch vỏ, còn lại lõi màu trắng bên trong). Cột miệng bao tử lại và cho vào thố bằng sứ, cho tiếp 100ml rượu ngon vào trong thố, đậy nắp và cho vào nồi nước chưng cách thủy chừng 30 - 45 phút. Sau đó lấy bao tử ra thái nhỏ, chấm nước mắm hay muối tiêu để ăn (có thể dùng cả nước hầm bên trong thố). Nếu đau lâu thì mỗi tuần dùng một thố, dùng liên tục 3 - 4 tuần, bệnh sẽ giảm.
... và bổ thận
* Cật heo xào rau kim châm:
+ Cật heo có tính bình, vị mặn, có công hiệu bổ thận, mạnh lưng, bổ hư lao. Nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, cật heo có một số thành phần tương tự thận của người, có tác dụng bồi bổ cho tạng thận, dùng có ích cho người bị thận suy.
+ Cách làm: dùng 400gr cật heo rửa sạch, chẻ làm đôi, cho vào chảo dầu nóng xào với gừng, hành, tỏi (cắt nhuyễn) đến chín. Rau kim châm (nên dùng loại khô) 50gr, ngâm nước cho nở ra, cắt thành từng đoạn cho vào sau.
Món ăn này còn trị được chứng ra mồ hôi tay, mồ hôi trộm, người mới qua một cơn bệnh...
Khánh Vy
Từ những món cháo bổ dưỡng...
* Cháo tim heo
+ Nguyên liệu: 1 quả tim heo, 100gr gạo tẻ, cùng các gia vị dầu, rượu trắng, muối, bột ngọt...
+ Cách làm: Rửa sạch tim heo, xắt thành dạng hạt lựu. Cho dầu vào chảo, cho tim vào đảo sơ, cho rượu, muối vào xào tiếp, lấy ra. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, cho tim heo đã xào vào, thêm lượng nước vừa đủ, nấu cháo. Món này có công dụng dưỡng tâm bổ huyết, an thần định kinh, thích hợp cho những người hay ra mồ hôi, hay hồi hộp, dễ hoảng hốt, mất ngủ...
* Cháo bao tử heo
+ Thành phần: 1 cái bao tử heo (độ 300gr), 200gr gạo tẻ, cùng các gia vị giấm, tiêu bột, gừng, hành, rượu trắng, dầu mè...
+ Cách làm: Bao tử heo rửa sạch, cắt thành sợi, dùng dầu xào sơ, rồi cho vào rượu, giấm, gừng, hành (đã cắt nhuyễn), muối, tiêu, xào bén mùi, lấy ra để đó. Gạo tẻ vo sạch, thêm nước lượng vừa, nấu cháo, nấu đến khi gần đặc, cho bao tử heo đã xào vào, nêm nếm gia vị, trộn đều. Dùng làm món điểm tâm, có công dụng bổ tỳ ích vị, bổ dưỡng, chống suy nhược, thích hợp cho những người tỳ vị suy nhược; tiểu nhiều; trẻ em cam tích; thân thể gầy ốm...
... Đến bổ trí não, trị đau bao tử
Thuyết cổ của người Trung Quốc có nói: "Lấy não bổ não". Và, óc heo là thực phẩm được dùng để bổ não theo quan niệm đó. Theo lương y Trần Khiết (TP.HCM), có thể chế biến các món ăn từ óc heo như sau:
+ Nếu làm việc quá độ, thần kinh bộ não bị suy yếu, hoặc não suy ở người lớn tuổi, trí nhớ bị suy giảm... thì dùng óc heo với 3 - 4 trong số những vị thuốc sau: Nhãn nhục (10gr), liên nhục (10gr), xuyên quy (10gr), câu đằng (8gr), thiên ma (10gr), câu kỷ tử (10gr), ích trí nhơn (8gr), chưng cách thủy, để lâu trên bếp cho đến khi các vị thuốc mềm.
+ Nếu đầu nặng hay bị choáng, trí nhớ kém dần, mắt mờ, ngủ hay mơ mộng liên miên, ngủ chập chờn, thần trí không ổn định... thì dùng một bộ óc heo, đại phòng sâm (15gr), đem chưng cách thủy, ăn thường xuyên.
+ Ở phương diện trị đau bao tử, từ lâu, kinh nghiệm dân gian thường dùng bao tử heo hầm với tiêu sọ để trị chứng đau bao tử do lạnh ở người (Đông y gọi là chứng tỳ vị hư hàn. Có thể chế biến món này theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM) như sau: dùng một cái bao tử heo loại nhỏ (200 - 300gr); rượu ngon (100ml); 30 hạt tiêu sọ (tiêu màu trắng); gia vị... Cách chế biến: bao tử heo không xẻ ra, mà lộn mặt trong ra rửa. Dùng dây thắt cuống bên dưới bao tử lại, rồi cho vào bên trong 100ml rượu ngon và 30 hạt tiêu sọ (loại tiêu chín đỏ trên cây hái xuống chà sạch vỏ, còn lại lõi màu trắng bên trong). Cột miệng bao tử lại và cho vào thố bằng sứ, cho tiếp 100ml rượu ngon vào trong thố, đậy nắp và cho vào nồi nước chưng cách thủy chừng 30 - 45 phút. Sau đó lấy bao tử ra thái nhỏ, chấm nước mắm hay muối tiêu để ăn (có thể dùng cả nước hầm bên trong thố). Nếu đau lâu thì mỗi tuần dùng một thố, dùng liên tục 3 - 4 tuần, bệnh sẽ giảm.
... và bổ thận
* Cật heo xào rau kim châm:
+ Cật heo có tính bình, vị mặn, có công hiệu bổ thận, mạnh lưng, bổ hư lao. Nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, cật heo có một số thành phần tương tự thận của người, có tác dụng bồi bổ cho tạng thận, dùng có ích cho người bị thận suy.
+ Cách làm: dùng 400gr cật heo rửa sạch, chẻ làm đôi, cho vào chảo dầu nóng xào với gừng, hành, tỏi (cắt nhuyễn) đến chín. Rau kim châm (nên dùng loại khô) 50gr, ngâm nước cho nở ra, cắt thành từng đoạn cho vào sau.
Món ăn này còn trị được chứng ra mồ hôi tay, mồ hôi trộm, người mới qua một cơn bệnh...
Khánh Vy
Comment