Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Khám phá lợi ích của cách ngủ “Tý - Ngọ”

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khám phá lợi ích của cách ngủ “Tý - Ngọ”


    Khám phá lợi ích của cách ngủ “Tý - Ngọ”



    Ngủ là một hoạt động sinh lý có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, chưa hẳn bạn đã biết cách ngủ “Tý - Ngọ” có lợi ích như thế nào với sức khỏe?


    ​Đông y từ xưa đã đề xuất cách ngủ "Tý - Ngọ" là một cách dưỡng sinh hết sức độc đáo, có lợi cho sức khỏe.

    Ngủ "Tý - Ngọ" là việc ngủ đúng giờ Tý và giờ Ngọ mỗi ngày, với nguyên tắc chính là "ngủ sâu giờ Tý, nghỉ ngơi ngắn giờ Ngọ", sẽ đem lại hiệu quả sức khỏe rất lớn đối với những người làm việc trong môi trường căng thẳng. Cách ngủ "Tý - Ngọ" vào khung giờ nào?


    Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh có viết: " tận tắc ngọa, âm khí tận tắc ngụ", nghĩa là "Dương khí tận hết thì ngủ, âm khí tận hết thì nghỉ ngơi", giấc ngủ và sự tỉnh giấc là kết quả của sự thay đổi âm dương.


    Khi âm khí thịnh thì ngủ, dương khí thịnh thì tỉnh. Giờ Tý là từ 23h đến 1h sáng, lúc này âm khí thịnh nhất, dương khí yếu nhất; giờ Ngọ là từ 11h trưa đến 13h chiều, dương khí thịnh nhất, âm khí yếu nhất.

    Y học cổ truyền cho rằng, giờ Tý và giờ Ngọ đều là thời điểm chuyển giao âm dương, cũng là lúc khí kinh của cơ thể "hợp âm" và "hợp dương". Ngủ đúng giờ Tý - Ngọ giúp cơ thể nuôi dưỡng âm khí và dưỡng dương khí tốt hơn.


    Tác dụng của ngủ trưa vào giờ Ngọ


    Giờ Ngọ theo Đông y là thời gian "hợp dương", nên nghỉ ngơi ngắn khoảng 30 phút, và lâu nhất không quá 1 giờ. Nếu không ngủ được, ít nhất nên tĩnh tâm để cơ thể cân bằng, làm việc hiệu quả hơn.


    Những nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy cách ngủ trưa ngắn có lợi ích rất to lớn với sức khỏe. Người dân sống ở vùng nhiệt đới và Địa Trung Hải có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn so với người ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, bởi họ có thói quen ngủ trưa. Một nghiên cứu của NASA cũng cho thấy, ngủ trưa 24 phút cải thiện đáng kể sự tập trung và hiệu suất của tài xế.


    Theo Đông y, giờ Ngọ có liên quan rất lớn đến tạng Tâm, là thời gian kinh tâm vận hành. Nghỉ ngơi vào giờ Ngọ rất có lợi cho việc dưỡng tâm, giúp bạn có năng lượng suốt buổi chiều.


    Cách ngủ trưa ngắn sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, linh hoạt hơn, tinh thần sảng khoái, nhiều năng lượng hơn, giúp giảm căng thẳng, duy trì cân bằng tâm lý đồng thời cũng giúp hệ tim mạch thư giãn.


    Giờ Ngọ là thời điểm âm khí bắt đầu sinh ra, sự tĩnh lặng sẽ giúp nuôi dưỡng âm, mà âm nuôi thì sẽ dưỡng huyết. Do đó, ngủ trưa giúp dưỡng âm huyết. Nếu âm huyết không đủ, bạn sẽ có các triệu chứng như da mặt nhợt nhạt, da khô, tóc khô, móng tay giòn, mắt mờ, tay chân tê mỏi, mất ngủ, hay quên, hồi hộp và tinh thần không ổn định. Phụ nữ muốn có làn da đẹp không thể thiếu giấc ngủ trưa vào giờ Ngọ.




    Tác dụng của cách ngủ sâu vào giờ Tý


    Tất cả chúng ta nên ngủ trước 11h đêm để đảm bảo có thể ngủ vào giờ Tý. Giờ Tý, tức là từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng, là thời điểm mà kinh Đởm hoạt động mạnh nhất.

    Vào thời gian này, nếu con người đi vào giấc ngủ, Đởm sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa tốt hơn. Ngược lại, nếu thức khuya, Can Đởm không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dẫn đến hiện tượng da mặt vàng vọt, da thô ráp, nổi mụn và tinh thần kém vào ngày hôm sau.


    Nghỉ ngơi vào giờ Tý giúp dưỡng âm khí tốt nhất, và hiệu quả giấc ngủ cũng cao hơn so với các thời điểm khác trong ngày, mang lại kết quả cao gấp đôi. Giấc ngủ vào giờ Tý không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn đặc biệt có lợi cho da và tinh thần.

    Đây là khoảng thời gian mà cơ thể có thể phục hồi và tái tạo một cách hiệu quả nhất, giúp bạn thức dậy với trạng thái tươi mới và sẵn sàng cho ngày mới. Điều này tương tự với phát hiện của y học hiện đại rằng cơ thể cần vào trạng thái ngủ sâu trước 23h.

    Y học cổ truyền cho rằng "ngủ Tý - Ngọ" là cách dưỡng sinh tuyệt vời. Giấc ngủ trong hai khoảng thời gian này rất có lợi cho cơ thể, giúp khí âm dương của cơ thể đều được nuôi dưỡng.

    Người hiện đại với cuộc sống có nhiều áp lực, bên cạnh đó là những thói quen sinh hoạt không có lợi cho sức khỏe. Nếu có thể tạo cho mình một thói quen ngủ, nghỉ ngơi hợp lý hơn thì chắc chắn sức khỏe sẽ được cải thiện, từ đó chất lượng cuộc sống cũng được nâng lên rất nhiều.​

    ​BS. Nguyễn Huy Hoàng
Working...
X