Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

4 Lời Khuyên Uống Nước Đúng Cách

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 4 Lời Khuyên Uống Nước Đúng Cách

    4 Lời Khuyên Uống Nước Đúng Cách và Bài Thuốc Cổ ​Truyền Dùng Nước Chữa Bệnh



    Nước là món quà quý giá từ Trái Đất, là nguồn sống và yếu tố then chốt cho sức khỏe của mọi sinh vật. Uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, uống quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc nước với các triệu chứng nguy hiểm. Vậy, trong mùa hè nóng bức, chúng ta nên uống loại nước nào và bao nhiêu là đủ?


    Theo quan điểm y học cổ truyền Trung Quốc (Đông y), cách đơn giản nhất để biết bản thân cần uống bao nhiêu nước là lắng nghe cơ thể và uống khi cảm thấy khát. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát màu sắc nước tiểu:
    • Nước tiểu trong vắt, không vàng: Dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước.
    • Nước tiểu màu vàng đậm hoặc nâu: Dấu hiệu cơ thể thiếu nước.

    Theo Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ về Khoa học, Kỹ thuật và Y tế (NASEM), lượng nước khuyến nghị tối ưu mỗi ngày cho nam giới là khoảng 3,7 lít và 2,7 lít cho phụ nữ. Tuy nhiên, lượng nước cần thiết có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, mức độ hoạt động, điều kiện sức khỏe và môi trường sống.


    Uống nước đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh


    Uống đủ nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cách uống nước cũng đóng vai trò không kém để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt nhất và mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là 4 bí quyết đơn giản mà hiệu quả:



    1. Uống nước ấm

    Nước ấm có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.


    2. Giữ nước trong miệng trước khi nuốt

    Dành một chút thời gian để ngậm nước trong miệng trước khi nuốt sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp với cơ thể, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ khô miệng, hôi miệng.


    3. Ưu tiên nước máy hoặc nước khoáng, hạn chế nước tinh lọc

    Nước tinh lọc, đặc biệt là nước qua xử lý thẩm thấu ngược, nước cất hoặc nước đã qua ion hóa, thường thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Uống nước tinh lọc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải và gây ra các vấn đề sức khỏe.

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc thiếu hụt khoáng chất do uống nước tinh lọc có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như tổn thương niêm mạc ruột, thiếu hụt canxi, magiê, đồng và các nguyên tố thiết yếu khác.


    4. Tránh uống nước lạnh ngay sau khi tập thể dục

    Theo y học cổ truyền Trung Quốc, "sau khi đổ mồ hôi nhiều, uống nhiều nước lạnh sẽ khiến cơ thể khó chịu, tắm nước lạnh cũng có tác dụng tương tự". Do đó, sau khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi, bạn nên tránh uống nước đá lạnh hoặc tắm nước lạnh đột ngột vì có thể dẫn đến tình trạng khó thở.



    Bài thuốc sắc giữ ẩm cho ruột và nuôi dưỡng thận

    Trong đông y Trung Quốc"Bổ nước" (Supplementing water) thường là đề cập đến "nước bổ thận". Nó không chỉ đơn thuần là việc uống nước. Theo lý thuyết ngũ hành, thận tương ứng với hành Thủy trong ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Mặc dù một số người uống rất nhiều nước, nhưng cơ thể họ vẫn bị thiếu đi các lợi ích của nước. Điều này có thể do tỳ và thận bị suy, kết quả là chức năng năng tiêu hóa và bài tiết bị suy giảm. Theo lý thuyết tạng phủ trong đông y, tỳ và thận chịu trách nhiệm về quá trình chuyển hóa nước. Do đó, để bổ sung nước cho cơ thể, chúng ta phải bổ sung cho tỳ và thận trước.

    Làm thế nào để bổ sung nước cho các cơ quan, mô và tế bào? Trong đông y có một bài thuốc gọi là "Tăng Dịch Thang", được sử dụng để bổ sung nước cho đoạn cuối của đường ruột và giúp phân được đi ra dễ dàng hơn.

    Các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định rằng ngoài việc điều trị táo bón, Tăng Dịch Thang cũng có thể cải thiện các triệu chứng khô miệng và nuốt khó ở bệnh nhân ung thư đang trải qua liệu pháp xạ trị.

    Tăng Dịch Thang bổ sung nước được chế từ Huyền Sâm, Mạch Môn và Địa Hoàng. (Cartography by The Epoch Times)

    Thành phần:
    • 40g Huyền Sâm
    • 40g Mạch Môn
    • 25g Địa Hoàng tán mịn
    • Nước 1.6 lít

    Hướng dẫn:
    • Rửa thật sạch các dược liệu trước khi nấu để đảm bảo độ sạch và loại bỏ tạp chất.
    • Cho các dược liệu đã rửa sạch vào nồi cơm điện.
    • Thêm đủ nước vào nồi trong, đảm bảo mực nước cao hơn nguyên liệu khoảng 2 cm.
    • Nấu các nguyên liệu trong nồi cơm điện cho đến khi sôi và ngâm ủ trong khoảng 30–40 phút.
    • Để hỗn hợp nguội trước khi dùng.

    Ngoài ra, có các loại dược liệu có thể bổ thận thủy khác như Khoai môn, Trichosanthin và Ngũ vị tử.

    Nước đã đun sôi là người bạn tốt nhất của cơ thể

    Uống nước mang lại nhiều lợi ích - từ việc hỗ trợ đào thải chất độc đến làm tươi mát và cải thiện trí nhớ. Chúng ta phải hình thành thói quen uống đủ nước mỗi ngày, và tốt nhất là uống nước đã đun sôi để nguội (tạm gọi là nước lọc).


    Các thức uống khác không thể thay thế cho nước


    Những người không thích uống nước lọc mà chỉ thích uống các đồ uống khác không nên hoàn toàn bỏ uống nước. Uống lâu dài các đồ uống khác như nước trái cây, nước ngọt có ga và đồ uống có cồn thì không tốt cho cơ thể. Người ta được khuyến cáo nên uống một ly nước lọc sau mỗi lần uống một đồ uống khác.


    Thêm chanh vào nước lọc


    Nếu cảm thấy nước lọc quá nhạt, bạn luôn có thể thêm một ít nước cốt chanh hoặc một lát chanh, nước sẽ có thêm hương vị và vitamin C.



    Bổ sung nước vào buổi sáng giúp giảm táo bón và cải thiện làn da


    Nước giúp việc đại tiện dễ dàng và cũng hỗ trợ quá trình giải độc. Nếu uống quá ít nước, có thể gây ra táo bón và cơ thể sẽ không thể trao đổi chất bình thường.

    Một số bác sĩ khuyên nên uống một ly nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng, có tác dụng nhuận tràng và làm ẩm ruột. Điều này rất tốt cho những người thường xuyên bị táo bón. Khuyến nghị nên uống khoảng 200ml. Ăn một bát cháo cũng có tác dụng rất tốt.

    Một trong những bệnh nhân của tôi chia sẻ rằng anh thường có làn da thô ráp và dễ bị nổi mẩn. Sau khi lắng nghe lời khuyên của tôi, anh ta uống một ly nước ấm mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và luôn mang theo một bình nước, để uống trong ngày khi khát . Chẳng bao lâu sau đó, da anh ta trở nên mịn màng, mềm mại và sáng.


    Uống nước trong khi làm việc để đầu óc được sảng khoái


    Cơ thể bị thiếu nước có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, trí nhớ, tốc độ phản ứng và khiến con người cảm thấy chán nản. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Y học & Khoa học trong Thể thao & Thể dục” năm 2018 cho thấy mất nước tương đương khoảng 2% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm khả năng nhận thức, đặc biệt là khả năng chú ý, khả năng thực hiện và phối hợp vận động.

    Điều này đặc biệt đúng vào thời gian buổi chiều khi mọi người có xu hướng mệt mỏi và bơ phờ. Uống một cốc nước lọc có thể làm sảng khoái tinh thần và khiến bạn cảm thấy minh mẫn và nhanh nhẹn hơn.



    Uống nước làm giảm nguy cơ sỏi thận


    Uống nước ở mức vừa phải thực sự có lợi cho sức khỏe tổng thể nói chung và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tốt các chức năng cơ thể.


    Uống đủ lượng nước cũng có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy bài tiết nước tiểu, giúp thải bớt lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước có tác dụng như một dung môi, hòa tan các chất khác nhau trong cơ thể, hỗ trợ bài tiết chúng ra ngoài. Bao gồm các chất thải, chất độc và một số chất có thể bị tích tụ lại trong cơ thể.


    ​Một đánh giá
    của các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients năm 2019 cho thấy gia tăng lượng chất lỏng uống vào có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận cũng như nguy cơ tái phát sỏi.


    Các bài thuốc cổ truyền sử dụng nước để chữa bệnh



    Nước được xem là vua của tất cả các vị thuốc. Người xưa trong đông y Trung Quốc tin rằng các nguồn nước khác nhau có những đặc tính dược lý và hiệu quả khác nhau.


    Họ chia nước thành nước trời và nước mặt (đất). Nước trời là nước rơi trực tiếp từ bầu trời, như mưa, sương, sương muối và tuyết. Nước mặt là nước chảy hoặc tích tụ trên mặt đất, như sông, biển, giếng và suối. Người xưa tin rằng có 13 loại nước trời và 30 loại nước mặt - mỗi loại đều có vị và đặc tính riêng sẽ tạo ra các hiệu quả khác nhau sau khi đi vào cơ thể con người.


    Bộ "Bản Thảo Cương Mục" - một tác phẩm y học cổ điển của nhà Minh ghi lại hai bài thuốc cổ xưa dùng nước để trị bệnh - ngày nay có thể không còn thực tế nhưng chứng tỏ lịch sử và sự đa dạng trong cách sử dụng nước:



    1. Nước mưa đầu mùa xuân để trị vô sinh


    "Bản Thảo Cương Mục" ghi lại rằng nếu một cặp vợ chồng hiếm muộn, và nếu trời mưa vào ngày đầu tiên của mùa xuân, được gọi là tiết Lệ Xuân, họ có thể hứng lấy hai chén nước mưa đó - mỗi người uống một chén. Hoan hỉ giao hợp ngay sau khi uống có thể dẫn đến thụ thai nhanh chóng!

    Tiết Lệ Xuân (ngày khởi đầu mùa xuân) là một trong hai mươi tư khí tiết và đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân. Nếu bạn muốn thử vận may với phương pháp này, hãy chuẩn bị sẵn chén để hứng nước trời nếu trời mưa vào ngày đó!


    2. 'Nước Cân Lan' trị mất ngủ


    Nước chảy tới từ những nơi xa xôi được người xưa gọi là "nước ngàn dặm". Đầu tiên, họ nói hãy múc một chậu lớn nước đó, rồi từ đó múc nước bằng thìa, giơ cao thìa để nước nhỏ giọt vào một thùng phía dưới. Những giọt nước bắn tung lên được gọi là "nước Cân Lan". Năm sáu nghìn "hạt nước" được coi là đủ để trị mất ngủ. Đun sôi nước Cân Lan và uống một cốc nhỏ mỗi ngày được cho là có thể cải thiện chứng mất ngủ.

    Chú ý: Các vị thuốc đông y Trung Quốc được đề cập trong bài viết này thường có sẵn tại các siêu thị và cửa hàng thuốc đông y Trung Quốc. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có kế hoạch điều trị và đơn thuốc cụ thể.



    Theo Naiwen Hu, The Epoch Times
    Tân Minh biên dịch

Working...
X