Ít ai có thể biết đến những gia vị rất gần gũi luôn có mặt trong bếp của mọi nhà. Vậy mà chúng là những bài thuốc quý báu giúp ích cho sức khỏe của chúng ta.
Húng chanh (còn gọi là tần dày lá)
Là một dược liệu chữa ho và cảm cúm. Để chữa cảm cúm, cảm số, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: húng chanh 15 – 20g giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc thêm gừng, hành, mỗi vị 12g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Chữa ho, viêm họng: hái vài lá nhai, ngậm, nuốt nước.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản: húng chanh 20g, kim ngân hoa 15 g, sài đất 15g, củ giẻ quạt 12g, cam thảo đất 12g sắc uống hàng ngày.
Mật ong
Mật ong có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, được sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn tấn công các vết thương và điều trị các bệnh về răng, miệng, chảy máu chân răng và đau họng. Pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 – 4 cốc phòng bệnh ho và cảm lạnh. Nếu nghẹt mũi có thể dùng một thìa mật ong cho vào cốc nước sôi rồi hít khói bốc lên để thông mũi.
Quả quất (tắc)
Tính ôn, vị cay ngọt có tác dụng tiêu đờm. Để trị ho, lấy quả quất chín 10 g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn đem hấp cách thủy 20 phút, lấy ra nghiền nát chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra, có thể sắc lấy nước hoặc pha thành trà uống để chữa chứng ăn uống không ngon miệng, ho lâu ngày.
Tía tô, ngải cứu
Khi bị cảm, hãy ăn cháo nóng cùng tía tô, ngải cứu... bạn sẽ thấy cơ thể đỡ mệt mỏi, ra mồ hôi, giảm bệnh. Lá tía tô 15g, kinh giới, hương nhu, vỏ quýt, cúc tần mỗi thứ 10g, gừng tươi 3 lát. Đun sôi 15 phút và uống ngày 2 lần khi còn nóng.
Bạc hà
Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu hoa, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho kích thích tiêu hoá. Lấy 10g bạc hà, 20g cỏ chỉ thiên, 20g lá cối xay, 10g cam thảo đất, gừng tươi 3 lát đun sôi 15 phút. Uống khi còn ấm nóng để chữa cảm lạnh.
Gừng
Là vị thuốc quý có tác dụng điều giải cảm, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Khi bị cảm lạnh có thể ngậm một lát gừng tươi, nhấm và nuốt nước cay liên tục, sau đó nhai và nuốt hết bã gừng. Bạn cũng có thể uống một cốc nước đường nóng cùng vài lát gừng nướng chín. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Tỏi
Đây là loại gia vị có tác dụng tốt để chữa ho, đầy bụng, khó tiêu. Lấy 30g tỏi ta bóc vỏ, giã nát, trộn với 5 g đường phèn hoặc đường kính. Hoà với 60 ml nước sôi còn ấm (40-50 độ), chia làm 2 lần uống trong ngày. Để chữa đầy bụng, khó tiêu, bạn ăn tỏi nướng chín trên than hoa. Bạn nên chọn loại tỏi tía, màu tím, nhánh nhỏ. Để khử mùi tỏi ta dùng nước chè đặc, bã chè hoặc nhai búp chè khô.
Húng chanh (còn gọi là tần dày lá)
Là một dược liệu chữa ho và cảm cúm. Để chữa cảm cúm, cảm số, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: húng chanh 15 – 20g giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc thêm gừng, hành, mỗi vị 12g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Chữa ho, viêm họng: hái vài lá nhai, ngậm, nuốt nước.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản: húng chanh 20g, kim ngân hoa 15 g, sài đất 15g, củ giẻ quạt 12g, cam thảo đất 12g sắc uống hàng ngày.
Mật ong
Mật ong có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, được sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn tấn công các vết thương và điều trị các bệnh về răng, miệng, chảy máu chân răng và đau họng. Pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 – 4 cốc phòng bệnh ho và cảm lạnh. Nếu nghẹt mũi có thể dùng một thìa mật ong cho vào cốc nước sôi rồi hít khói bốc lên để thông mũi.
Quả quất (tắc)
Tính ôn, vị cay ngọt có tác dụng tiêu đờm. Để trị ho, lấy quả quất chín 10 g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn đem hấp cách thủy 20 phút, lấy ra nghiền nát chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra, có thể sắc lấy nước hoặc pha thành trà uống để chữa chứng ăn uống không ngon miệng, ho lâu ngày.
Tía tô, ngải cứu
Khi bị cảm, hãy ăn cháo nóng cùng tía tô, ngải cứu... bạn sẽ thấy cơ thể đỡ mệt mỏi, ra mồ hôi, giảm bệnh. Lá tía tô 15g, kinh giới, hương nhu, vỏ quýt, cúc tần mỗi thứ 10g, gừng tươi 3 lát. Đun sôi 15 phút và uống ngày 2 lần khi còn nóng.
Bạc hà
Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu hoa, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho kích thích tiêu hoá. Lấy 10g bạc hà, 20g cỏ chỉ thiên, 20g lá cối xay, 10g cam thảo đất, gừng tươi 3 lát đun sôi 15 phút. Uống khi còn ấm nóng để chữa cảm lạnh.
Gừng
Là vị thuốc quý có tác dụng điều giải cảm, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Khi bị cảm lạnh có thể ngậm một lát gừng tươi, nhấm và nuốt nước cay liên tục, sau đó nhai và nuốt hết bã gừng. Bạn cũng có thể uống một cốc nước đường nóng cùng vài lát gừng nướng chín. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Tỏi
Đây là loại gia vị có tác dụng tốt để chữa ho, đầy bụng, khó tiêu. Lấy 30g tỏi ta bóc vỏ, giã nát, trộn với 5 g đường phèn hoặc đường kính. Hoà với 60 ml nước sôi còn ấm (40-50 độ), chia làm 2 lần uống trong ngày. Để chữa đầy bụng, khó tiêu, bạn ăn tỏi nướng chín trên than hoa. Bạn nên chọn loại tỏi tía, màu tím, nhánh nhỏ. Để khử mùi tỏi ta dùng nước chè đặc, bã chè hoặc nhai búp chè khô.