Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

.Cạo gió không đúng chỗ sẽ chết?.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • .Cạo gió không đúng chỗ sẽ chết?.

    .Cạo gió không đúng chỗ sẽ chết?.




    Cám ơn tg Tran Ho về bài viết “Cạo gió” dưới đây.


    Tôi không biết nhiều về Đông Y nên không dám có ý kiến về Cạo Gió, chỉ xin đề nghị với qúi vị ý kiến sau đây:
    Theo tôi suy đoán, khi một người bị nhất xỉu, theo kiểu nói của ông bà truyền lại từ xưa là bị “trúng gió”, nhưng thực ra hầu hết đều là triệu chứng đột qụi do bệnh tim mạch gây nên.
    Do đó, điều chúng ta cần làm đầu tiên, và ngay lập tức, là gọi số cấp cứu 911 (nếu ở Mỹ). Trong khi chờ đòan xe cấp cứu tới, qúi vị có thể cạo gió hay các phương pháp chữa trị khác.
    Việc gọi 911 có những lợi điểm sau đây:
    - Họ sẽ cấp cứu ngay tại chỗ.
    - Họ tiếp tục cứu chữa trong thời gian trên đường tới bệnh viện.
    - Nhưng quan trọng nhất là xe cấp cứu sẽ chở thẳng bệnh nhân vào phòng cấp cứu và các bác sĩ sẽ chữa trị ngay lập tức. Qúi vị chớ bao giờ chở người bị đột qụi bằng xe nhà tới phòng cấp cứu vì tại đây người ta sẽ chữa trị theo nguyên tắc “ ai đến trước, chữa trước”.
    Thông thường qúi vị sẽ phải chờ cả tiếng đồng hồ hay lâu hơn nữa.
    Rất nhiều người đã bị bán thân bất toại chết oan.
    (Càng là “dân vô sản”, càng nên gọi 911, vì khi chữa xong, thấy qúi vị không có tiền, bệnh viện sẽ đòi Chính Phủ và qúi vị sẽ có Medical, nghĩa là sẽ được chữa bệnh hoàn toàn miễn phí suốt đời. Qúi vị đã…trúng số, chứ không phải trúng gió).
    Vũ Linh Châu góp ý
    **********************

    .Cách cạo gió đúng cho từng loại bệnh.



    Cạo gió thích hợp với những người cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) và một số trường hợp bị đau nhức.
    Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm phòng và chữa trị bệnh tật.

    Khi bị bệnh các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, bề mặt da cũng bế tắc một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
    Tuy nhiên, mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, không phải bệnh nào cũng có thể lạm dụng phương pháp cạo gió.
    Cạo gió đúng cách là tác động đúng lên các huyệt nằm trên đường Kinh Bàng Quang, giúp sự lưu thông, vận hành của khí huyết trở nên tốt hơn, nâng cao thể trạng bệnh nhân, giúp bệnh nhân tự đề kháng, khỏi bệnh.

    Cách cạo gió cho các loại bệnh

    1. Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

    2. Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

    3. Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

    4. Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.
    5. Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.


    .Bà bầu có nên cạo gió, dán salonpas?.

    Tôi nghe nói khi mang thai, nếu người mẹ cạo gió nhiều sẽ ảnh hưởng đến em bé, ví dụ em bé sinh ra sẽ hay vặn mình.
    Hoặc dán salonpas nhiều cũng không tốt, như vậy có đúng không? (Thuỷ Ngân, TPHCM)

    ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa khám bệnh theo yêu cầu, BV Phụ sản Hùng Vương TPHCM: Salonpas là thuốc giảm đau có tác dụng tại chỗ, đau đâu dán đó, không ảnh hưởng gì đến em bé. Ngay cả thuốc giảm đau loại này, nhưng dạng uống vẫn là thuốc vô hại cho em bé.

    Cạo gió theo đông y, nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, có thể dùng được. Tuy nhiên nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu, mátxa hơn là phải cạo cho thật mạnh để ra gió mà thật ra chính là làm vỡ các mạch máu dưới da và gây xuất huyết dưới da. Càng nguy hiểm hơn, nếu đang là đau nhức mình mẩy do sốt xuất huyết, cạo gió sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

    .Cạo gió không đúng chỗ sẽ chết?

    Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió... cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền lâu đời trong dân gian.
    Cho đến nay, mặc dù chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này và y học hiện đại cũng còn những ý kiến khác nhau khi đặt ra vấn đề có nên công nhận đây là một phương pháp trị bệnh chính thống, nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì mang lại những hiệu quả nhất định cho nhiều người bệnh.

    .Không tuỳ tiện cạo gió

    Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm dự phòng và chữa trị bệnh tật.
    Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác cũng vô cùng đơn giản. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ.
    Nói chung, phương pháp này thích hợp nhất cho trường hợp cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân.
    Theo đông y, nguyên nhân gây cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả xâm nhập vào cơ thể; trong đó vai trò chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt... Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự thăm khám và chỉ định cụ thể của thầy thuốc chuyên khoa.

    .Thao tác cạo gió phải đúng.


    Những người phải kiêng cạo gió
    Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dễ xuất huyết, người có bệnh khó đông máu, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió... Ngoài ra, phụ nữ có thai và trẻ em còn quá nhỏ cũng phải tránh sử dụng phương pháp trị liệu này.
    Vị trí cạo: thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi toả ra hai mạn sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau, cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
    Kỹ thuật cạo: chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được.

    Ở vùng lưng, có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 – 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng, hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
    Lưu ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không cầm nghiêng dễ gây xuất huyết. Khi cạo, tránh chỗ gió lạnh, mùa đông cần giữ ấm, mùa hè không để quạt thổi thẳng vào người bệnh. Trong khoảng 30 phút sau khi cạo, tránh tắm rửa bằng nước lạnh. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay để tránh bị cảm lại.

    Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn



    __._,_.
    ___
Working...
X