Vỏ quả mướp sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi buổi tối trước khi ngủ, lấy một ít bột thuốc trộn với rượu trắng, bôi lên những chỗ da bị mụn trứng cá.
Nhiều người cho rằng trứng cá là một chứng bệnh do nhiệt (nhiệt độc) gây ra, cứ dùng một số vị thuốc “mát” của Đông y uống vào là được. Điều này chỉ đúng một phần. Trong các nguyên nhân gây trứng cá, ngoài nhiệt độc còn có thấp nhiệt, đàm thấp, huyết ứ, mạch Xung, Nhâm bị mất điều hòa...
Mụn trứng cá có nhiều dạng: nhỏ, to, đầu đen, mưng mủ (viêm tấy, ấn đau), mụn bọc (viêm sâu hơn và bọc mủ ở sâu), mạch lươn (với các bọc mủ liên kết với nhau và có đường thông nhau), trứng cá đỏ (giãn mạch, hình thành những “sợi chỉ đỏ” trên một vùng da đỏ, trên đó rải rác mụn trứng cá)... Hình trạng, tính chất và vị trí phát sinh trứng cá là những “tín hiệu” đặc biệt phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nó cũng là những căn cứ để xác định nguyên nhân và tìm ra phương thuốc chữa trị hữu hiệu.
Dưới đây là một số phương thuốc mà nhiều người đã áp dụng có kết quả tương đối tốt:
Tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm
Tỳ bà diệp, tang bạch bì mỗi thứ 12 g, sinh địa 15 g, xích thược, địa cốt bì, đan bì, hoàng cầm, sinh sơn chi (sơn chi để sống), sinh sơn tra mỗi thứ 10 g, sinh thạch cao, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 30 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Thích hợp với người có mụn trứng cá do “phế nhiệt” (tạng phế bị nhiệt): Mụn thường xuất hiện trên má và trán. Đầu tiên là những nốt sần, rồi viêm tấy, đỏ, đau, có cảm giác nóng rát; kèm theo những triệu chứng toàn thân như mặt đỏ bừng từng cơn, đầu lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng mỏng.
Nhân trần cao thang gia giảm
Sinh địa, xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, xích thược, sinh sơn chi, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng (cho vào sau) mỗi thứ 10 g, nhân trần, sinh ý dĩ mỗi thứ 30 g, bồ công anh 20 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do “thấp nhiệt”: Mụn thường xuất hiện ở khu vực phía dưới hai má và ở cằm, phần da bị tổn thương đỏ ửng, có những đốm đỏ, nốt sần hoặc mưng mủ, ngứa cục bộ; bụng đầy trướng, kém ăn, họng khô, miệng háo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt.
Tứ quân tử hợp Nhị trần thang gia giảm
Đẳng sâm, xa tiền tử (gói lại), bạch truật, bán hạ, trần bì, bạch giới tử mỗi thứ 10 g, phục linh, sơn dược mỗi thứ 12 g, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do “tỳ hư đàm thấp: Mụn trứng cá mưng mủ nặng, bong vẩy, để lại sẹo; kèm theo kém ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhớt.
Đan chi tiêu dao tán gia giảm
Đan bì, hoàng cầm, sơn tra, tô ngạnh mỗi thứ 8 g, chi tử (sao) 6 g, đương quy, sinh địa, phục linh, bạch truật mỗi thứ 10 g, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do “Xung Nhâm thất điều” (mạch Xung và mạch Nhâm mất điều hòa), thường gặp ở phụ nữ. Bệnh phát theo từng đợt, liên quan mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt, mụn xuất hiện nhiều hơn trước kỳ hành kinh. Những nốt sẩn xuất hiện nhiều ở khu vực dưới má, thậm chí lan xuống cả cổ. Nốt trứng cá thường bị mưng mủ, sưng tấy đỏ. Kèm theo là các chứng trạng như kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, vú căng tức khó chịu, người bực bội dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
Đào hồng tứ vật hợp Lương huyết tiêu sang ẩm gia giảm
Sinh địa, thục địa, sinh thạch cao (sắc trước) mỗi thứ 30 g, xuyên khung, bạch thược, đương quy, đào nhân, hồng hoa, tang diệp, hoàng cầm, cúc hoa mỗi thứ 10 g, cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do “huyết ứ”: Mụn trứng cá sắc tối, mưng mủ, nang lông sưng tấy, ngứa và đau, sau khi vỡ mủ để lại sẹo. Chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng.
Thuốc bôi, rửa bên ngoài
- Gai bồ kết 30 g, thêm giấm gạo 100 ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Tác dụng: Chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.
- Dùng lá mướp non giã nát, vắt lấy nước cốt; hoặc cắt quả mướp, lấy dịch tiết ra từ lát cắt bôi lên chỗ da có mụn trứng cá.
- Dùng bèo cái tía, thương nhĩ thảo mỗi thứ 15 g, sắc lấy nước, rửa mặt 2 lần sáng tối, làm liên tục 10 ngày.
- Dùng bạch chỉ 10 phần, phòng phong 5 phần, cúc hoa 5 phần, đan sâm 5 phần. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, cất vào lọ đậy kín dùng dần. Sáng và tối dùng 5 g bột thuốc sắc lấy nước đặc, bôi lên da mặt, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước sạch.
Mỗi bài thuốc trên đều có những phạm vi ứng dụng nhất định, có thể chữa khỏi bệnh cho người này nhưng không có tác dụng với người khác, thậm chí có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh, cần căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, kết hợp với đặc điểm về thể tạng mỗi người mà sử dụng phép chữa và phương thuốc thích hợp. Đông y gọi đó là “biện chứng luận trị”.
ST !
Nhiều người cho rằng trứng cá là một chứng bệnh do nhiệt (nhiệt độc) gây ra, cứ dùng một số vị thuốc “mát” của Đông y uống vào là được. Điều này chỉ đúng một phần. Trong các nguyên nhân gây trứng cá, ngoài nhiệt độc còn có thấp nhiệt, đàm thấp, huyết ứ, mạch Xung, Nhâm bị mất điều hòa...
Mụn trứng cá có nhiều dạng: nhỏ, to, đầu đen, mưng mủ (viêm tấy, ấn đau), mụn bọc (viêm sâu hơn và bọc mủ ở sâu), mạch lươn (với các bọc mủ liên kết với nhau và có đường thông nhau), trứng cá đỏ (giãn mạch, hình thành những “sợi chỉ đỏ” trên một vùng da đỏ, trên đó rải rác mụn trứng cá)... Hình trạng, tính chất và vị trí phát sinh trứng cá là những “tín hiệu” đặc biệt phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nó cũng là những căn cứ để xác định nguyên nhân và tìm ra phương thuốc chữa trị hữu hiệu.
Dưới đây là một số phương thuốc mà nhiều người đã áp dụng có kết quả tương đối tốt:
Tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm
Tỳ bà diệp, tang bạch bì mỗi thứ 12 g, sinh địa 15 g, xích thược, địa cốt bì, đan bì, hoàng cầm, sinh sơn chi (sơn chi để sống), sinh sơn tra mỗi thứ 10 g, sinh thạch cao, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 30 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Thích hợp với người có mụn trứng cá do “phế nhiệt” (tạng phế bị nhiệt): Mụn thường xuất hiện trên má và trán. Đầu tiên là những nốt sần, rồi viêm tấy, đỏ, đau, có cảm giác nóng rát; kèm theo những triệu chứng toàn thân như mặt đỏ bừng từng cơn, đầu lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng mỏng.
Nhân trần cao thang gia giảm
Sinh địa, xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, xích thược, sinh sơn chi, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng (cho vào sau) mỗi thứ 10 g, nhân trần, sinh ý dĩ mỗi thứ 30 g, bồ công anh 20 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do “thấp nhiệt”: Mụn thường xuất hiện ở khu vực phía dưới hai má và ở cằm, phần da bị tổn thương đỏ ửng, có những đốm đỏ, nốt sần hoặc mưng mủ, ngứa cục bộ; bụng đầy trướng, kém ăn, họng khô, miệng háo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt.
Tứ quân tử hợp Nhị trần thang gia giảm
Đẳng sâm, xa tiền tử (gói lại), bạch truật, bán hạ, trần bì, bạch giới tử mỗi thứ 10 g, phục linh, sơn dược mỗi thứ 12 g, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do “tỳ hư đàm thấp: Mụn trứng cá mưng mủ nặng, bong vẩy, để lại sẹo; kèm theo kém ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhớt.
Đan chi tiêu dao tán gia giảm
Đan bì, hoàng cầm, sơn tra, tô ngạnh mỗi thứ 8 g, chi tử (sao) 6 g, đương quy, sinh địa, phục linh, bạch truật mỗi thứ 10 g, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do “Xung Nhâm thất điều” (mạch Xung và mạch Nhâm mất điều hòa), thường gặp ở phụ nữ. Bệnh phát theo từng đợt, liên quan mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt, mụn xuất hiện nhiều hơn trước kỳ hành kinh. Những nốt sẩn xuất hiện nhiều ở khu vực dưới má, thậm chí lan xuống cả cổ. Nốt trứng cá thường bị mưng mủ, sưng tấy đỏ. Kèm theo là các chứng trạng như kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, vú căng tức khó chịu, người bực bội dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
Đào hồng tứ vật hợp Lương huyết tiêu sang ẩm gia giảm
Sinh địa, thục địa, sinh thạch cao (sắc trước) mỗi thứ 30 g, xuyên khung, bạch thược, đương quy, đào nhân, hồng hoa, tang diệp, hoàng cầm, cúc hoa mỗi thứ 10 g, cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do “huyết ứ”: Mụn trứng cá sắc tối, mưng mủ, nang lông sưng tấy, ngứa và đau, sau khi vỡ mủ để lại sẹo. Chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng.
Thuốc bôi, rửa bên ngoài
- Gai bồ kết 30 g, thêm giấm gạo 100 ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Tác dụng: Chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.
- Dùng lá mướp non giã nát, vắt lấy nước cốt; hoặc cắt quả mướp, lấy dịch tiết ra từ lát cắt bôi lên chỗ da có mụn trứng cá.
- Dùng bèo cái tía, thương nhĩ thảo mỗi thứ 15 g, sắc lấy nước, rửa mặt 2 lần sáng tối, làm liên tục 10 ngày.
- Dùng bạch chỉ 10 phần, phòng phong 5 phần, cúc hoa 5 phần, đan sâm 5 phần. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, cất vào lọ đậy kín dùng dần. Sáng và tối dùng 5 g bột thuốc sắc lấy nước đặc, bôi lên da mặt, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước sạch.
Mỗi bài thuốc trên đều có những phạm vi ứng dụng nhất định, có thể chữa khỏi bệnh cho người này nhưng không có tác dụng với người khác, thậm chí có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh, cần căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, kết hợp với đặc điểm về thể tạng mỗi người mà sử dụng phép chữa và phương thuốc thích hợp. Đông y gọi đó là “biện chứng luận trị”.
ST !
Comment