Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chữa bệnh dân gian

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chữa bệnh dân gian

    Chữa bệnh dân gian từ bưởi

    Quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả. Múi bưởi dùng để trang trí, hạt bưởi để tết thành những dây pháo đốt thơm nồng, hoa bưởi để ướp mía, ướp trà, ướp bột sắn dây. Bưởi không chỉ để ăn, để trang trí mà còn để chữa bệnh.
    Bị hóc xương cá
    Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hoà vào nước sôi để uống. Cũng có thể đun hạt bưởi với lá nam thiên uống.
    Bị gai đâm không nhổ ra được
    Nướng cháy hạt bưởi rồi đánh với cơm vừa chín thành bột hồ, bôi lên chỗ bị gai đâm. Khi đó, có thể lấy gai ra được.
    Chốc đầu
    Để trị bệnh chốc đầu ở trẻ em, lấy hạt bưởi bóc vỏ cứng đốt thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong 6 ngày.
    Ho
    Người già bị ho hen nên dùng cùi bưởi thái nhỏ, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi, hãm với nước sôi uống thay trà.
    Sảy thai và đau bụng sau khi sinh
    Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu nước vỏ bưởi uống.
    Nếu kinh nguyệt không đều sau khi sinh thì có thể đập nát hạt bưởi hoà với nước uống.
    Bạch hầu
    Hàng ngày, lấy 3 hạt bưởi phơi khô, đun lấy nước uống để trị bệnh bạch hầu.
    Phong thấp
    Những người bị bệnh phong thấp nên thường xuyên tắm bằng tinh dầu bưởi vì các chất trong tinh dầu bưởi có tác dụng kích thích tuần hoàn máu dưới da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng hạt bưởi nướng cháy, sau đó đun thành nước uống hàng ngày.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Cây Hoa sen

    Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tâm sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.
    Hạt sen – liên nhục, liên tử – là vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:
    - Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2 kg, liên tu 1 kg, hoài sơn 2 kg, sừng nai 1 kg, khiếm thực 0,5 kg, kim anh 0,5 kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10-20 g.
    - Chữa tiêu chảy mãn tính: gồm liên nhục 12 g, đảng sâm 12 g, hoàng liên 5 g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10 g.
    - Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10 g, phục thần 10 g, phục linh 10 g, hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, trần bì 5 g, cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
    Tâm sen – liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng… pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3 g.
    Tua sen – liên tu: vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5 g.
    Gương sen -liên phòng: vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu… Gương sen thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10 g.
    Lá sen – hà diệp, ngẫu diệp: vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết, dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Lá sen đã được ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Một số bài thuốc khác với lá sen:
    - Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: bài Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24 g, trắc bá diệp tươi 12 g, lá sen tươi 12 g, ngải cứu tươi 8 g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
    - Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
    Ngó sen – ngẫu tiết: là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12 g.
    Sen là một loài hoa đẹp cả hương lẫn sắc. Từ bao đời nay, những đầm Sen sắc trắng , đỏ hồng chen lẫn những chiếc lá tròn to, xanh thẫm đã đi vào trong thơ ca, hội họa và trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.
    Hè đến Sen đua mình khoe sắc, toả hương. Thu sang Sen ẩn mình, để lại trên mặt đầm những gương Sen xanh đậm chứa đầy hạt và dưới gốc cây trong lớp bùn dưới đáy nước những ngó Sen trắng đục. Hạt Sen và ngó Sen không chỉ là nguồn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày của con người mà chúng còn là những vị thuốc quý trong Đông y.
    HẠT SEN – THỨC ĂN NGON, VỊ THUỐC QUÝ
    Trong 100g hạt Sen tươi có 9,5g protit, 30g glucit, cung cấp cho cơ thể được 162calo. Ngoài ra còn có các vitamin: Caroten, Vitamin B1 (0,17mg%), Vitamin B2 (0,09mg%), Vitamin PP (1,7mg%), Vitamin C (17mg%)…
    Trong 100g hạt Sen khô có 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, cung cấp cho cơ thể 342 calo, và một số muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%…).
    Hạt Sen là nguồn thực phẩm dùng để chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao như: Chè Sen, Mứt Sen, Chè hạt Sen Long nhãn, thịt gà hầm hạt Sen, Móng giò hầm hạt Sen…
    Ngoài giá trị dinh dưỡng, hạt Sen còn là một vị thuốc quý với tên “Liên tử”, được Đông y dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Liều dùng mỗi ngày 20 – 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trong thực tế, hạt Sen còn được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc trong các đơn thuốc bồi dưỡng cơ thể thường dùng. Ngoài ra trong nhiều sách thuốc cổ còn nói đến tác dụng chữa lỵ của hạt Sen (hạt Sen để nguyên cả vỏ sắc uống ngày 10 – 12g). Hải Thượng Lãn Ông cũng nói đến tác dụng này trong sách “Lĩnh Nam bản thảo”.
    Giữa hạt Sen có một mầm xanh. Khi ăn hạt Sen ta phải lấy hết mầm xanh này ra vì mầm có vị đắng, ăn phải sẽ mất ngon. Nhưng chính mầm xanh này lại là một vị thuốc hay với tên gọi “Liên tâm”, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp. Dân gian dùng Liên tâm để chữa mất ngủ, liều dùng mỗi ngày 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha lấy nước uống như pha trà.
    Các món ăn chế biến từ hạt Sen có nhiều nhưng phổ biến nhất vẫn là chè Sen - một món ăn ngon đồng thời là một bài thuốc bổ có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và an thần, giúp giấc ngủ ngon hơn.
    NGÓ SEN
    Cũng là một thức ăn đồng thời là vị thuốc thông dụng mang tên “Liên ngẫu”. Trong ngó Sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosi… Nhân dân ta vẫn lấy ngó Sen ăn sống hoặc luộc ăn để ngủ ngon giấc. Các nhà Y học và Dinh dưỡng học thời xưa đều cho rằng ngó Sen có tác dụng bổ trung khai vị, thích hợp với những người cơ thể suy nhược như vừa ốm khỏi hoặc mới sinh đẻ và đã chế biến ra nhiều món ăn, chủ yếu là cháo ngó Sen để bồi dưỡng sức khoẻ. Có nhiều cách nấu cháo ngó Sen, đơn giản nhất là lấy ngó Sen già còn tươi, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, cho đường kính trắng vào ăn.
    Tác dụng chữa bệnh của ngó Sen đã được nhiều sách thuốc cổ nói đến. Theo Hải Thượng Lãn Ông: ngó Sen vị ngọt, mát, tính hàn, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giã rượu. Ngó sen để sống: tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó Sen chín: tính ôn, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng… Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó Sen chín rất tốt.
    Ngó Sen còn được dùng để chữa một số bệnh sau:
    - Chữa xuất huyết: Lấy 10 ngó Sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Bài thuốc này dùng chữa các chứng xuất huyết thông thường như chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu… có tác dụng tốt, thường chỉ dùng mươi hôm bệnh sẽ hết.
    Trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá có thể lấy nước ngó Sen và nước ép Củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
    Cũng có thể chế thành Cao lỏng ngó Sen với đường và Mật ong uống dần. Cách làm như sau: Lấy 1500g ngó Sen tươi, thái thành sợi nhỏ, cho vào túi vải xô sạch vắt kiệt lấy nước. Cho nước ngó Sen vào nồi, hoà thêm 200g đường đỏ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển sang đun nhỏ lửa thành Cao, cho thêm ít Mật ong, bắc ra để nguội, đổ vào chai hoặc lọ dùng dần. Uống mỗi lần một thìa canh (15ml) với nước đun sôi để ấm, ngày ba lần theo bữa ăn.
    - Chữa nôn: Lấy 30g ngó Sen sống, 3g Gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #3
      Rau, quả, củ

      Ngọc trúc
      Ngọc trúc (Rhijoma polygonati odorati) thuộc họ hành tỏi (liiaceae) là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên nữ ủy. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc (polygonatum officinale All) hay (polygonatum odoratum – Mill – Druce).
      Sở dĩ có tên “ngọc trúc” vì cây này có lá giống lá trúc và thân rễ bóng như ngọc. Ngọc trúc là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đông y cho rằng cây ngọc trúc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh phế và vị. Sách Bản kinh cũng nói vị ngọt, tính bình. Sách Trấn nam bản thảo thì nói vị ngọt, hơi đắng, tính bình hơi ôn, nhập tỳ.
      Theo Đông y thì ngọc trúc có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, nên chủ trị được vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, chứng ho lao phế táo. Các chứng bất túc, da mặt đen sạm (uống lâu da trở nên tươi nhuận), trúng phong bạo nhiệt (theo sách Bản kinh). Hay theo Bản thảo cương mục còn có thể dùng thay sâm kỳ, thuốc vừa không hàn không táo lại rất công hiệu.
      Các nghiên cứu hiện đại còn thấy vị ngọc trúc có tác dụng bảo vệ nhất định đối với trường hợp cơ tim bị thiếu máu, đồng thời còn phòng ngừa tăng cao triglyceride và làm giảm lipid máu giúp phòng chống xơ cứng động mạch. Bởi vậy trên lâm sàng, ngọc trúc đã được bào chế thành thuốc bổ dùng trong phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt…
      Đau lưng
      Đau lưng là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nội ngoại khoa. Ở đây chỉ đề cập đến chứng đau lưng mạn tính hay gặp ở người có tuổi. Trong Y học cổ truyền, đau lưng dạng này thuộc phạm vi chứng “yêu thống” phần nhiều do thận hư.
      Thông thường khi chữa chứng này, ngoài việc dùng thuốc (uống trong và xoa đắp bên ngoài), châm cứu bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh, các thầy thuốc Y học cổ truyền còn sử dụng một số thực phẩm thông dụng hàng ngày.
      * Thận lợn: Còn gọi là Trư yên tử, Trư thận… vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng bổ thận, cường yêu (làm khoẻ lưng), ích khí, hoãn giải yêu thống do thận hư. Dân gian thường dùng món ăn – bài thuốc: Thận lợn 1 đôi lọc bỏ màng trắng bên trong đem hầm với đỗ trọng 10g ăn hàng ngày.
      * Xương dê: Bất luận là xương sống hay xương ống chân đều có công dụng bổ thận khí, cường gân cốt và làm khoẻ lưng gối. Dân gian thường dùng xương ống chân dê sao cháy rồi tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 3 – 6g với rượu nhạt đun nóng.
      * Thịt chim sẻ: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh và làm ấm lưng gối. Dân gian thường dùng chim sẻ 5 – 10 con làm sạch, rán vàng rồi đem nấu với 50 – 100g gạo tẻ thành cháo, cho thêm 3 củ hành tươi và gia vị vừa đủ, chia làm vài lần, ăn trong ngày.
      * Sò biển: Còn gọi là Đạm thái, vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận, phòng chống đau lưng và có lợi cho dương sự. Các sách thực dưỡng ở Trung Quốc đều giới thiệu món ăn chế từ Sò biển ngâm rửa rượu rồi xào với rau hẹ để chữa đau lưng và nâng cao năng lực tình dục.
      * Hạt sen: Còn gọi là Liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
      * Rau hẹ và hạt hẹ: Còn gọi là Phỉ thái và Phỉ tử. Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang, uống. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, thường dùng để chữa các chứng đau lưng mạn tính do thận hư, liệt dương, di mộng tinh.
      * Củ mài: Còn gọi là Hoài sơn, Sơn dược… là nguồn thực phẩm và vị thuốc thường dùng, có công dụng ích thận, kiện tỳ và bổ phế. Dân gian còn dùng dây Hoài sơn đoạn gần củ 50 – 60g sắc uống để chữa đau lưng.

      * Vừng đen: Còn gọi là Cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
      * Đỗ trọng: Vị ngọt hơi cay, tính ấm, có công dụng bổ thận, cường cân cốt, tráng yêu tất, thường được dùng để phòng chống đau lưng do thận hư. Dân gian thường dùng Đỗ trọng 50g rửa sạch, thái vụn rồi hầm với một cặp thận lợn ăn để phòng chống đau lưng mạn tính.
      * Hà thủ ô: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ can thận và dưỡng huyết, thường được dùng để chữa chứng yêu thống do nhiều nguyên nhân gây nên. Dân gian thường dùng Hà thủ ô dưới dạng ngâm rượu uống. Hiện nay, người ta còn chế Hà thủ ô dưới dạng trà tan hoặc trà nhúng rất tiện dùng.
      * Nhục thung dung: Vị ngọt chua hơi mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, thường được dùng để chữa chứng yêu thống do thận hư.
      Ngoài các thực phẩm nói trên, người hay bị đau lưng nên trọng dụng một số thực phẩm và vị thuốc khác như quả Dâu chín, Kỷ tử, Hoàng tinh, Toả dương, Khiếm thực, Hồ đào, Hạt dẻ, Ý dĩ, xương sống lợn, Hải mã, Hải long, Cá trạch, Ba ba
      Hành tây
      Hành tây được gọi là “vua của các loại rau” vì hương vị cay nồng.
      Hành rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt, chất xơ, kali và selen. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống ôxy hoá rất mạnh. Vỏ hành tây chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, vì thế, hành tây có thể dùng để trị các bệnh như ho, xơ cứng động mạch, cổ trướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, trừ giun đũa, chống đông máu, chống viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol, chống táo bón và đầy hơi, lợi tiểu và làm sạch máu, chữa ù tai, rụng tóc, tăng cường miễn dịch, chống loãng xương, phòng chống ung thư ruột kết… Đặc biệt, hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất.
      Hành tây là thực phẩm thông dụng trong bữa ăn của người Việt.
      Xin giới thiệu một vài món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực:
      Hành tây ngâm dấm: Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng sẽ có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, tắc mạch máu não, cơ tim hoại tử, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đau đầu, viêm quanh vai, bí đại tiểu tiện, béo phì, các chứng bệnh thời kỳ tiền mãn kinh và yếu sinh lý ở nam giới.
      Súp hành tây kiểu Pháp: 6 củ hành tây cỡ trung, lột vỏ, cắt hạt lựu. Lấy 3 muỗng bơ và phi hành tây bằng lửa vừa cho đến khi chín tới. Cho chỗ hành tây nói trên vào nồi nước dùng (nước dùng gà, bò hay heo đều được) đun sôi trong 30 phút. Múc súp ra bát, rắc phô-mai bào lên trên và ăn nóng với bánh mỳ nướng. Món ăn này giúp thông mạch, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ.
      Tôm xào đậu và hành tây: 200g tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu, ướp với gia vị khoảng 10 phút. 100g đậu Hà Lan làm sạch. 1 củ hành tây thái miếng vuông quân cờ. Phi thơm tỏi, xào nhanh hành tây và trút ra đĩa, sau đó xào tôm cho chín tới thì cho đậu Hà Lan vào xào. Nêm chút dầu hào cho vừa miệng. Khi thấy đậu chín tới thì đổ hành vào, đảo qua rồi bày ra đĩa. Dùng nóng với cơm. Tôm, hành tây và đậu Hà Lan đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tuần hoàn và sinh sản.
      Cật heo trộn hành tây: 2 quả cật heo làm sạch, bổ đôi (tốt nhất là không bỏ túi khai trong lòng quả cật), khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt ra, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, giúp điều trị bệnh bất lực ở nam giới.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #4
        Rượu thuốc

        Trong Dược học cổ truyền, rượu thuốc bổ dương (bổ dương dược tửu hay trợ dương dược tửu) là một lĩnh vực hết sức phong phú và độc đáo, giúp cho các “đấng mày râu” có thêm một vũ khí đủ khả năng để phòng và chống các trục trặc không muốn có trong đời sống tình dục như: bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, giảm sút ham muốn sinh hoạt vợ chồng…
        * NHUNG HƯƠU TỬU
        Thành phần:
        Nhung hươu 30g,
        Kỷ tử 30g,
        rượu trắng 1000ml.
        Cách chế: Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
        Công dụng: Tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục.
        Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml.
        Theo quan niệm của Y học cổ truyền, phần lớn các rối loạn sinh lý nêu trên đều thuộc thể loại dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tinh dịch lạnh lẽo, lưng đau gối mỏi, hay vã mồ hôi lạnh khi sinh hoạt tình dục… Nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh cường cân nên có đủ khả năng giải quyết các chứng trạng này. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp nhằm mục đích tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hoà tính nhiệt táo của Nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #5
          TIÊN MAO TỬU

          Thành phần:
          Tiên mao 100g,
          rượu trắng 2000ml.
          Cách chế: Tiên mao thái vụn, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Chế Tiên mao theo cách cửu chưng cửu sái (chín lần đồ và phơi) là tốt nhất.
          Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, dùng cho người bị liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, lưng đau, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục.
          Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml.
          Đây là loại bổ dương dược tửu được ghi trong Y thư cổ Bản thảo cương mục. Theo Dược học cổ truyền, Tiên mao vị cay hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, cường gân cốt, chuyên dùng để trị chứng dương nuy tinh lãnh (liệt dương, tinh dịch lạnh lẽo). Ví như, sách Bản thảo cương mục viết: “Tiên mao tính nhiệt.

          Bổ tam tiêu, mệnh môn chi dược dã. Trị dương nhược tinh hàn” (Tiên mao tính lạnh là thuốc bổ tam tiêu và mệnh môn, trị liệt dương tinh lạnh); sách Bản thảo cầu chân viết: “Tiên mao cứ thư giải tải công chuyên bổ hoả, trợ dương noãn tinh, phàm hạ nguyên hư lãnh, dương suy tinh lãnh… phục chi hữu hiệu” (tiên mao theo sách vở thì chuyên dùng bổ hoả, trợ dương, làm ấm tinh; phàm các chứng hư lạnh phần dưới, liệt dương tinh lạnh… uống đều có hiệu quả). Bởi vậy, Tiên mao tửu là một loại rượu thuốc rất đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #6
            DÂM DƯƠNG HOẮC NHỤC DUNG TỬU

            Thành phần:
            Dâm dương hoắc 100g,
            Nhục dung 50g,
            rượu trắng 1000ml.
            Cách chế: Hai thứ thái vụn rồi đem ngâm với rượu, sau chừng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
            Công dụng: Bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp…
            Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20ml.
            Knh nghiệm dùng rượu Dâm dương hoắc hay còn gọi là rượu Tiên linh tỳ để bổ dương cường tinh đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Loại rượu này cũng đã được ghi trong Y thư Thọ thế bảo nguyên và Nhật hoa tử bản thảo. Theo Dược học cổ truyền, cả hai vị Dâm dương hoắc và Nhục dung đều có tác dụng bổ thận tráng dương. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài công năng cải thiện hệ thống miễn dịch, có lợi cho tim mạch và chống lão hoá, cả hai vị này đều có khả năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục và nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, công hiệu rõ ràng nên được nhiều người ưa dùng.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment

            Working...
            X