Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thực hư “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thực hư “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

    Thực hư “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.



    Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy, vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên” - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.




    Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” đến 5 - 6 cung tần. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.



    Tìm “thần dược” tráng dương


    Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có “sức mạnh” phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, trong đó nổi tiếng là bài thuốc: “nhất dạ ngũ giao” và “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.


    Đến nay những bài thuốc này đã thất truyền. Những tài liệu và sử còn lại và theo các ngự y thì 2 bài thuốc trên có thành phần và cách uống như sau:





    Rượu thuốc bổ nếu không dùng điều độ sẽ gây nguy hiểm.



    Nhất dạ ngũ giao


    Thành phần: nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích hoàng kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

    Cách ngâm: đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vào chậu, trộn đều, đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.



    Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử



    Thành phần: thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.

    Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.



    Coi chừng rượu bổ - “Dao hai lưỡi”


    Căn cứ theo đó các nhà y học hiện đại cũng như y học cổ truyền cho rằng, không phải nhờ 2 bài thuốc này mà hoàng đế Minh Mạng có “sức lực” phi thường để một đêm có thể ân ái tới 6 cung phi và kết quả sinh được 5 hoàng tử, công chúa… đấy chỉ là câu chuyện thêu dệt.


    Theo các nghiên cứu khoa học cũng như tinh dược của các vị thuốc trong 2 bài thuốc “nhất dạ ngũ giao” và “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” chỉ là những vị thuốc bổ có tác dụng làm ăn ngon, ngủ yên, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương…mà thôi.


    Qua đó cho thấy, thang thuốc “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” chỉ là câu chuyện thêu dệt. Một số người vì sinh lý yếu hoặc hiếm muộn đã đi tìm và uống thang thuốc này với mong muốn cải thiện tình hình. Xin đừng vội vã, trước khi uống hãy tham khảo thầy thuốc.


    Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để “sinh hoạt” được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khoẻ mạnh. Còn sinh hoạt tình dục là vấn đề nhỏ nằm trong đó, nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt tình dục khoẻ. Các vị thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.


    Dù là bài thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc, đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tuỳ tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết, người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế thuốc cho phù hợp.


    Trên thực tế, không hiếm người vì lạm dùng hoặc dùng nhầm loại dược tửu không phù hợp đã bị các bệnh lý như: tăng huyết áp, tai biến mạch não, mụn nhọt, dị ứng, viêm cầu thận cấp đái ra máu…thậm chí ngộ độc nặng và tử vong. Có không ít người khoẻ mạnh nhưng dùng loại thuốc “bồi bổ” không phù hợp hoặc thái quá đã trở thành người có bệnh.


    Hãy thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ. Nên nhớ rằng thuốc, rượu bổ luôn luôn là “con dao hai lưỡi”.





    Lương y Vũ Quốc Trung (Theo SK&ĐS)






Working...
X