Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Rau Quế ăn phở - húng chó - vị thuốc dân gian

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Rau Quế ăn phở - húng chó - vị thuốc dân gian

    Rau Quế ăn phở- Húng chó – vị thuốc dân gian

    Húng chó còn được gọi là húng quế (rau Quế ăn phở), có mùi thơm đặc trưng không dễ nhầm với các rau khác. Ăn húng chó kèm với các món nhậu thì còn gì bằng. Thế nhưng ít ai biết được đây là một vị thuốc quý chữa đau nhức khớp hay giúp các bà đẻ có thêm sữa.
    Húng chó là cây rau xanh, lá nhỏ, cành tím, hoa trắng. Theo Đông y, húng chó có vị cay, tính nóng, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả húng chó có vị ngọt và cay, tính mát, tốt cho thị lực. Lá húng chó rất thơm, đem nhai sống làm thơm tho răng miệng. Mùi hương này còn tạo cảm giác hưng phấn, xua tan mệt mỏi và nâng cao ham muốn tình dục. Hơn nữa, lấy húng chó cho lên bếp để mùi hương lan tỏa khắp nhà còn xua đuổi được côn trùng rất công hiệu.
    Rau thơm chữa bệnh
    Như các loại rau thơm ăn sống khác, húng chó không chỉ có hương vị thơm ngon mà nó còn giúp thức ăn dễ tiêu, chống đầy hơi, buồn nôn hay co thắt dạ dày. Dân gian truyền rằng, lúc thấy đầy bụng, khó tiêu, chỉ cần ngâm húng chó vào nước nóng mà uống là sẽ thấy ấm bụng, dễ chịu.
    Húng chó chứa rất nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu này có chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa lão hóa và phòng chống ung thư. Ngoài ra, tinh dầu còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nhất là ma-nhê (Mg), rất tốt cho cơ bắp và tim mạch. Khả năng dưỡng da, làm đẹp của dầu húng chó càng không phải bàn cãi vì chữa trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến rất tốt.
    Tây y cũng khuyên dùng
    Theo nghiên cứu của Tây y, húng trồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á, tức húng chó ở nước ta có tác dụng kháng sinh phi thường. Ăn một chút lá tươi, tình trạng sưng khớp sẽ giảm đến 75% chỉ sau 24 giờ. Không gây tác dụng phụ như đau dạ dày và rát ruột, người bệnh có thể ăn húng chó hàng ngày. Không chỉ giúp cho khớp xương, húng chó còn là thuốc giảm đau đa năng. Người ta còn kể rằng các cụ ngày xưa hay hái cành húng mà dắt vào tai để tránh đau đầu, trầm cảm, đau nửa đầu. Ăn húng chó còn trị được cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang, làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.
    Bài thuốc dân gian (tham khảo):
    Mỡ trong máu: Lấy hạt húng chó 5-10g đem hãm với nước sôi cùng đường và mật ong rồi uống.
    Táo bón: Hạt húng chó 5-10g, rau mồng tơi 50g. Đem cả hai nấu canh để ăn.
    Viêm họng: Húng chó 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nước, và chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
    Đầy bụng: Húng chó 20g, gừng tươi 5 lát đem sắc lấy nước dùng trong ngày.
    Thiếu sữa: Sắc một nắm lá húng chó trong 1 lít nước, dùng uống mỗi ngày 2 ly.
    Mẩn dị ứng: Lá, hoa, quả, hạt húng chó giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.
    Đau răng: Lấy vài nhánh húng chó nhai sống. Có thể giã nát húng chó trước rồi bôi vào chỗ đau.
    Last edited by chocon; 17-11-2011, 08:52 PM.

  • #2
    Húng quế nghe thanh hơn là húng chó.....hehehhe.....Cám ơn bác chocon nhiều nha.


    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Bách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm
      Húng quế


      Phân loại khoa học
      Giới (regnum): Plantae

      (không phân hạng): Angiospermae

      (không phân hạng) Eudicots

      (không phân hạng) Asterids

      Bộ (ordo): Lamiales

      Họ (familia): Lamiaceae

      Chi (genus): Ocimum

      Loài (species): O. basilicum


      Tên hai phần
      Ocimum basilicum
      L.

      Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum[1]), còn gọi là rau quế, húng giổi, é quế, hay húng chó là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị.

      Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, tường dùng làm gia vị cho các món như mì, sa-lát, thịt nướng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát....

      Húng quế Việt Nam mùi dịu nhẹ hơn húng quế châu Âu. Húng chó lá to thường được ăn kèm với dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt...

      He! He!
      Em giữ nguyên..." bản zin " hỏng có sửa chữa cho bà con dễ tra gút gồ
      Cám ơn bác mai cồ nhá !

      Thân !

      Comment


      • #4
        Rau quế nghe thanh hơn là húng chó
        Như trái noix, bên VN cũng dịch ra trái óc chó????

        nghe xong hết muốn ăn, và Poupi lần dầu tiên mới nghe tiếng rau húng chó?????

        Comment


        • #5
          Chào bác Poupi !
          Trái noix ( trái óc chó ) là vị thuốc dân gian rất hay nhá bác, nó trị bệnh hở van tim đấy bác :

          Cây óc chó và Hẹ chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim

          Dùng 9 đọt cây óc chó , cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước. 1 bó lá hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước.

          Hai ly để riêng, đem phơi sương lúc buổi tối. 12 giờđêm đem vào, uống từng ly, mỗi ly cách nhau 30 phút, uống ly nào trước cũng được.

          Mỗi tuần uống hai đêm liên tiếp, tuần thứ hai cũng uống đúng như 2 ngày tuần trước.

          Ở Việt Nam, vùng quê, ngoài bờ rào, bờ ruộng, có một loại cây mọc hoang, người miền Bắc gọi là cây sung dại, người miền Nam gọi là cây ổi dại. Vì trái của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống qủa ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mền, chứa những hạt nhỏ như ruột qủa sung. Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài 1 gang tay đo từ trên ngọn xuống khoảng 20cm, gọi là 1 đọt, cùng 1 đọt có 3 loại lá, lá trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia hai phần, nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Bài thuốc này do cố Bác sĩ Lương hoàng Phấn gọi tên nó là cây óc chó, học được từ Tây Tạng, và vị Sư Lạt Ma Y Sĩ thầy dạy của ông khuyên ông phải trở về VN, xuống núi hành đạo bằng chính những loại thuốc cây cỏ qúy chỉở VN mới có để cứu chữa cho những người bị bệnh nan y… Bất ngờ, tôi có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, khoảng 60 tuổi, bà ta người qúa mập, có dấu hiệu hở van tim hiện trên mặt như, phù hai bên má, môi dầy hơn bình thường, môi dưới xệ, hai môi không thể khép kín được, mầu môi và 10 đầu ngón tay bầm tím như nhuộm chàm, mệt mỏi, đi lại khó khăn, làm một tí gì cũng mệt và thở dốc. Đã và đang dùng thuốc tây y, lúc nào cũng phải dùng Coramine để trợ tim, chứ không thể chữa dứt, có nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.

          Trước kia khi còn ở VN, tôi chưa nghiên cứu thành công về cách chữa bệnh bằng huyệt và bằng khí công, nên tôi đã cầu cứu đến Sư huynh Phấn chỉ dạy cho loại cây cỏ nào có thể chữa được bệnh nan y này mà ông đã học hỏi được rất nhiều từ vị Thầy Tây tạng trong 2 năm tu học nghiên cứu y học từ kinh nghiệm của Thầy ông.

          Ông đã chỉ cho tôi nhiều loại cây cỏ tầm thường ở VN nhưng có gía trị qúy báu để chữa những bệnh nan y, và Cây óc chó là một cây qúy, ông chỉ cách dùng và mô tả loại cây này cho tôi đi tìm, và chữa thử nghiệm theo cách của ông. . Tôi nói người nhà đi vùng Hóc Môn tìm cây óc chó, họ chặt một cành đem về, tôi bảo họ ngắt lấy 9 đọt (mỗi đọt là 1 gang tay, tính từ ngọn đo xuống) . Cách uống như lời dặn trên, bệnh nhân khi uống lần thứ nhất, sáng hôm sau tôi đến thấy khuôn mặt nhỏ lại, môi nhỏ lại, hết mầu tím bần, bàn tay cũng hết tím, bệnh nhân ra đón tôi ngoài cửa mừng rỡ, ăn nói to tiếng hơn. Bà ta uống hai lần đã khỏi, bà hỏi tôi có thể uống tiếp tuần thứ hai nữa không, sau khi bắt mạch tim, tôi đồng ý để bà uống tiếp. Sau 4 lần uống, bà đã đi làm trở lại bình thường. Cây óc chó chỉở Việt Nam mới có, chưa biết tên khoa học và thành phần dược tính, nhưng là thuốc kinh nghiệm nhân gian lại truyền từ Tây Tạng, có nghĩa là y học cổ truyền Tây Tạng đã biết áp dụng từ lâu. Xin cảm ơn cố bác sĩ Lương hoàng Phấn. Sau đây là những tài liệu nghiên cứu và tham khảo về cây óc chó theo tây y và đông y chưa được đầy đủ như cách dùng của Tây tạng, để qúy vị thấy ngành duợc của chúng ta vẫn còn thiếu sót, so với kinh nghiệm xử lý sáng tạo trên lâm sàng.

          Hai vị thuốc trên bổ sung cho nhau tạo phản ứng biến thành một hợp chất đặc trị để chữa bệnh nhồi máu cơ tim và hở van tim rất có hiệu qủa.

          Công dụng của Cây óc chó loại thứ nhất : Cây to mọc ở rừng.

          Phân tích theo tây y :

          Tên khoa học Juglans regia L. loại cây lớn mọc ở rừng, tên khác là cây Hồđào. Theo phân chất nhân và qủa thu tập được ở California, có chứa 14-20% protein, hơn 60% dầu béo như acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, những chất còn lại là carbohydrate, chất xơ, chất vô cơ Na 2,7. K 687, Ca 61, Mg 131, Fe 2,35, Cu 0,31. P 510, S 104, Cl 23mg/100g, iode, As,Zn,Co,Mn, Phosphore toàn phần dướI dạng acid phytic, lecithin, nhân có globulin trong chứa 2,18% cystin va,84% tryptophan,. nhiều Vit.C, vỏ và thân chứa nhiều tannin. Công dụng bồi bổ, ức chế virus, kháng khuẩn, an thần, giảm thân nhiệt, chống co thắt cơ trơn.

          Phân tích theo đông y :

          Cây óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm. Vào 2 kinh phế thận để bồi bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liễm phổI, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực qúa độ sinh ho, hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát trùng, khử lọc máu. Dầu óc chó chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc.

          Công dụng của Cây óc chó loại thứ hai : Mọc ở đồng bằng

          Phân tích theo tây y :

          Tên khoa học Ficus hirta Vahl., tên khác là vú chó, vú bò, mọc từng bụI nhỏ ven rừng, bờ ruộng rẫy quanh làng, lá hình đu dủ. Chứa acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alkaloid và coumarin., có tác dụng lợi đởm, bình suyễn, nhuận trường. Tây y chưa phân chất kỹ những thành phần và công dụng của cây óc chó này.

          Phân tích theo đông y :

          Theo tài liệu cổ, chỉ dùng rễđể làm thuốc, rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng khử phong thấp mạnh gân cốt, khửứ tắc, tiêu thủng, sinh tân. Từ xưa Tuệ Tĩnh đã sáng tạo dùng nhựa mủ trắng cây óc chó pha trộn với bột nghệ vàng chế thành viên để chữa bệnh bụng trướng đầy, đại tiện táo kết, còn lá và qủa gĩa pha rượu đắp vết thương bầm tím

          Công dụng của lá Hẹ :

          Phân tích theo tây y :

          Tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Có chứa 4 loại đường fructose, glucose, lactose, sucrose, 20 hợp chất sulfid, ether, odorin, aliin, methylaliin, linalool, protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, tro, caroten, Vit.C, có tác dụng chống u.

          Phân tích theo đông y :

          Hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Hạt có vị cay, tính ôn, bổ gan thận, tráng dương, cố tinh. Theo phân chất dịch lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, diệt roi trùng âm đạo sau 30 phút tiếp xúc, làm giãn nhẹ huyết quản, kích thích tử cung co bóp, gây giảm hồng cầu và huyết sắc tố máu ngoại vi. Kinh nghiệm dân gian chữa ho hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, ly amip, mồ hôi trộm. Hạt hẹ chữa đái dầm, đái són, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối .

          Chống chỉ định : Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

          ( tài liệu của Thầy khí công y đạo Đỗ Đức Ngọc )

          Mưa lâm dâm ướt dầm lá hẹ,
          Anh thương một người có mẹ không cha.

          Mưa lâm dâm ướt dầm lá bí,
          Anh thương một người tuổi tý hăm ba

          Thân !

          Comment

          Working...
          X