Tác giả: GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Vị thuốc có tên là hoàng liên chân gà, vì ngoại hình của thân rễ hoàng liên thường cong queo, có dáng như chân con gà. Thuốc có màu vàng, vị rất đắng, vì thế trong Đông y, người ta dùng với tính chất thanh nhiệt vừa để giải độc vừa để táo thấp.
Hoàng liên chân gà là cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao khoảng 15-35cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh. Lá có cuống dài, mảnh, chia 3 thùy chính. Mép khía răng không đều, thùy giữa gần giống tam giác cân, xẻ thùy dạng lông chim, không đều, hai thùy bên giống nhau, nhưng cuống ngắn hơn thùy giữa. Lá có màu lục, bóng. Cụm hoa gồm 3-5 cái, mọc tụ tán trên một cuống chung. Hoa nhỏ màu vàng, lá bắc nhỏ, bao hoa màu lục, 5 lá đài hình mác, 5 cánh hoa thuôn dài, khoảng 20 nhị. Quả đại, màu nâu đen.
Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng liên chứa chủ yếu các hợp chất alcaloid (5-8%), trong đó chủ yếu là berberin. Ngoài ra còn có worenin, coptisin, palmatin, các alcaloid có nhân phenol và các alcaloid không có nhân phenol. Các thành phần alcaloid của hoàng liên đều chứa trong hầu hết các bộ phận của cây. Tuy nhiên ở mỗi bộ phận lại có hàm lượng thay đổi, tùy theo mùa phát triển của cây. Ví dụ vào tháng 9-10, ở thân rễ và rễ nhỏ, hàm lượng berberin cao. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 10, hàm lượng alcaloid cũng thường cao. Trong số các thành phần hóa học nói trên, berberin được y học quan tâm đến nhiều nhất, thứ đến là palmatin.
Hoàng liên được chế biến thế nào?
Trước khi dùng, hoàng liên cần được chế biến theo một số phương pháp sau:
Hoàng liên phiến: Rễ hoàng liên cho vào bao tải sạch, chà xát cho rụng rễ con, rửa sạch, để ráo nước, thái phiến vát dài khoảng 1-3cm, dày 2-3 mm, phơi hoặc sấy khô.
Hoàng liên chích rượu: Hoàng liên phiến 1.000g, rượu trắng (35- 40o) 150 ml. Trộn đều rượu với hoàng liên phiến, ủ 1 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Hoàng liên chích gừng: Hoàng liên phiến 1.000g, gừng tươi 100g. Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch; làm như vậy vài lần cho đủ 150ml. Trộn đều dịch gừng vào hoàng liên phiến, ủ 1giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Hoàng liên chích giấm: Hoàng liên phiến 1.000g, giấm ăn 100ml. Trộn đều giấm ăn với hoàng liên phiến, ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao vàng.
Tùy thuộc cách chế mà tính vị và tác dụng sẽ khác nhau, chẳng hạn:
Hoàng liên phiến vị đắng, màu vàng tươi. Hoàng liên chích rượu, chích gừng, chích giấm, đều có vị đắng, màu vàng đậm, riêng chích gừng có mùi thơm của gừng. Mỗi loại chế của hoàng liên đều có tác dụng ưu tiên trên một loại bệnh. Ví dụ hoàng liên chế rượu có tác dụng ưu tiên ở thượng tiêu, chế giấm ưu tiên ở trung tiêu...
Tác dụng sinh học của hoàng liên
Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc hoàng liên và hoạt chất berberin đều có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với Shigella shiga, Shigella dysenteria, Staphylococcus aureus, Vibrio cholera, Streptococcus viridans. Dịch chiết hoàng liên còn có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. Người ta đã phát hiện cơ chế tác dụng kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp ARN và protein ở các vi khuẩn. Tuy nhiên có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn nói trên, nếu khi sử dụng berberin sulfat dài ngày, song nếu dùng các bài thuốc có hoàng liên, như Hoàng liên giải độc thang thì tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn. Qua đó có thể thấy rằng, khi berberin được tách riêng thì hiệu lực của nó giảm đi so với khi nó ở dưới dạng phối hợp với các thành phần khác trong các vị thuốc.
Tác dụng kháng virut
Nước sắc hoàng liên với nồng độ 50%, thí nghiệm trên phôi gà, có tác dụng ức chế sự phát triển của virut cúm chủng PR8.
Tác dụng kháng nấm
Dịch chiết hoàng liên với độ pha loãng 1:30 có tác dụng ức chế sự phát triển của một số nấm gây bệnh ngoài da.
Tác dụng kiện vị, giúp tiêu hóa
Dịch chiết từ hoàng liên có tác dụng làm tăng nhẹ sự phân tiết dịch nước bọt, dịch vị, dịch mật và tăng cường hoạt động của ruột, dạ dày.
Các tác dụng khác
Ngoài ra berberin trong hoàng liên còn có tác dụng kích thích tim, giãn động mạch vành, hạ thân nhiệt, gây tê, lợi mật, kháng lợi niệu, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch...
Chú ý:
Khi dùng vị thuốc hoàng liên chân gà, cần tránh nhầm lẫn với một số cây thuốc khác cũng mang tên hoàng liên: hoàng liên gai, còn gọi là hoàng liên ba gai, hoàng mù, (Berberis wallichiana DC. Berberidaceae, chứa berberin 3-4%), hoàng liên ô rô, còn gọi là thập đại công lao (Mahonia bealii Carr. Berberidaceae), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC, Ranunculaceae).
Vị thuốc có tên là hoàng liên chân gà, vì ngoại hình của thân rễ hoàng liên thường cong queo, có dáng như chân con gà. Thuốc có màu vàng, vị rất đắng, vì thế trong Đông y, người ta dùng với tính chất thanh nhiệt vừa để giải độc vừa để táo thấp.
Hoàng liên chân gà là cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao khoảng 15-35cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh. Lá có cuống dài, mảnh, chia 3 thùy chính. Mép khía răng không đều, thùy giữa gần giống tam giác cân, xẻ thùy dạng lông chim, không đều, hai thùy bên giống nhau, nhưng cuống ngắn hơn thùy giữa. Lá có màu lục, bóng. Cụm hoa gồm 3-5 cái, mọc tụ tán trên một cuống chung. Hoa nhỏ màu vàng, lá bắc nhỏ, bao hoa màu lục, 5 lá đài hình mác, 5 cánh hoa thuôn dài, khoảng 20 nhị. Quả đại, màu nâu đen.
Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng liên chứa chủ yếu các hợp chất alcaloid (5-8%), trong đó chủ yếu là berberin. Ngoài ra còn có worenin, coptisin, palmatin, các alcaloid có nhân phenol và các alcaloid không có nhân phenol. Các thành phần alcaloid của hoàng liên đều chứa trong hầu hết các bộ phận của cây. Tuy nhiên ở mỗi bộ phận lại có hàm lượng thay đổi, tùy theo mùa phát triển của cây. Ví dụ vào tháng 9-10, ở thân rễ và rễ nhỏ, hàm lượng berberin cao. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 10, hàm lượng alcaloid cũng thường cao. Trong số các thành phần hóa học nói trên, berberin được y học quan tâm đến nhiều nhất, thứ đến là palmatin.
Hoàng liên được chế biến thế nào?
Trước khi dùng, hoàng liên cần được chế biến theo một số phương pháp sau:
Hoàng liên phiến: Rễ hoàng liên cho vào bao tải sạch, chà xát cho rụng rễ con, rửa sạch, để ráo nước, thái phiến vát dài khoảng 1-3cm, dày 2-3 mm, phơi hoặc sấy khô.
Hoàng liên chích rượu: Hoàng liên phiến 1.000g, rượu trắng (35- 40o) 150 ml. Trộn đều rượu với hoàng liên phiến, ủ 1 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Hoàng liên chích gừng: Hoàng liên phiến 1.000g, gừng tươi 100g. Gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch; làm như vậy vài lần cho đủ 150ml. Trộn đều dịch gừng vào hoàng liên phiến, ủ 1giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Hoàng liên chích giấm: Hoàng liên phiến 1.000g, giấm ăn 100ml. Trộn đều giấm ăn với hoàng liên phiến, ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao vàng.
Tùy thuộc cách chế mà tính vị và tác dụng sẽ khác nhau, chẳng hạn:
Hoàng liên phiến vị đắng, màu vàng tươi. Hoàng liên chích rượu, chích gừng, chích giấm, đều có vị đắng, màu vàng đậm, riêng chích gừng có mùi thơm của gừng. Mỗi loại chế của hoàng liên đều có tác dụng ưu tiên trên một loại bệnh. Ví dụ hoàng liên chế rượu có tác dụng ưu tiên ở thượng tiêu, chế giấm ưu tiên ở trung tiêu...
Tác dụng sinh học của hoàng liên
Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc hoàng liên và hoạt chất berberin đều có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với Shigella shiga, Shigella dysenteria, Staphylococcus aureus, Vibrio cholera, Streptococcus viridans. Dịch chiết hoàng liên còn có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. Người ta đã phát hiện cơ chế tác dụng kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp ARN và protein ở các vi khuẩn. Tuy nhiên có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn nói trên, nếu khi sử dụng berberin sulfat dài ngày, song nếu dùng các bài thuốc có hoàng liên, như Hoàng liên giải độc thang thì tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn. Qua đó có thể thấy rằng, khi berberin được tách riêng thì hiệu lực của nó giảm đi so với khi nó ở dưới dạng phối hợp với các thành phần khác trong các vị thuốc.
Tác dụng kháng virut
Nước sắc hoàng liên với nồng độ 50%, thí nghiệm trên phôi gà, có tác dụng ức chế sự phát triển của virut cúm chủng PR8.
Tác dụng kháng nấm
Dịch chiết hoàng liên với độ pha loãng 1:30 có tác dụng ức chế sự phát triển của một số nấm gây bệnh ngoài da.
Tác dụng kiện vị, giúp tiêu hóa
Dịch chiết từ hoàng liên có tác dụng làm tăng nhẹ sự phân tiết dịch nước bọt, dịch vị, dịch mật và tăng cường hoạt động của ruột, dạ dày.
Các tác dụng khác
Ngoài ra berberin trong hoàng liên còn có tác dụng kích thích tim, giãn động mạch vành, hạ thân nhiệt, gây tê, lợi mật, kháng lợi niệu, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch...
Chú ý:
Khi dùng vị thuốc hoàng liên chân gà, cần tránh nhầm lẫn với một số cây thuốc khác cũng mang tên hoàng liên: hoàng liên gai, còn gọi là hoàng liên ba gai, hoàng mù, (Berberis wallichiana DC. Berberidaceae, chứa berberin 3-4%), hoàng liên ô rô, còn gọi là thập đại công lao (Mahonia bealii Carr. Berberidaceae), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC, Ranunculaceae).