Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cây rau tía tô trị cảm cúm

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cây rau tía tô trị cảm cúm

    Các bài thuốc từ tía tô
    Trị cảm cúm, ho nặng:
    - Nếu bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra, lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10 - 12g lá tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra thì khỏi.
    - Lấy 20g lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100ml nước trong, uống rất công hiệu.
    Trị chứng đầy bụng bí tiểu:
    - Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thông tiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.
    - Nếu thấy tự nhiên bụng đầy trướng rất đau (đau quặng) thì lấy khoảng 1 nắm lá tía tô giã nát, rồi gạn lấy nước hòa thêm vào một ít muối uống hết 1 lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu chảy là hết đau trướng.
    Trị chứng táo bón:
    Người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.
    Trị các chứng thổ huyết: Nếu bị các chứng ho ra máu, nôn ra máu… thì dùng lá tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ chế vào thêm 1 bát nước khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cô thành cao. Lấy đậu đỏ sao chín lên, tán thành bột mịn rồi trộn thật đều với cao, viên lại thành viên cỡ bằng hạt ngô. Uống thường xuyên mỗi ngày từ 20 - 40 viên, rất công hiệu.
    Trị chứng hen suyễn: Người bị hen suyễn do bị yếu phổi (chủ yếu thấy ở người cao tuổi) thì lấy khoảng 50g hạt tía tô, sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đem nấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói rất công hiệu.
    Trị chứng dương vật bị lở: Nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau, rất hiệu nghiệm.
    Lưu ý: không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
    Tác giả: VÕ THÀNH PHỤNG
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Cách dùng ba ba làm thuốc

    Thịt ba ba: vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt. Dùng cho các trường hợp sốt nóng đau nhức xương khớp do phong thấp, sốt nóng do bệnh lý hệ thống miễn nhiễm, hội chứng lỵ mạn tính, huyết khối, huyết trắng, các dạng u bướu sưng nề (trưng hà tích tụ). Người bị tiêu chảy, lỏng lỵ không dùng. Mai ba ba tên thuốc là miết giáp; vị mặn, tính bình; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng tư âm, lui cơn sốt âm ỉ, làm mềm chỗ rắn, làm tan hòn cục. Người dương hư không nhiệt, dạ dày yếu hay nôn, tỳ hư ỉa chảy không được dùng.
    Một số cách dùng mai ba ba (miết giáp) chữa bệnh:
    Tư âm, lui cơn sốt âm ỉ: Trị chứng âm hư phát sốt, nóng âm ỉ trong xương.
    - Thanh cao 20g, miết giáp 63g, sơn dược 20g, hồng táo 125g, dương phèo 63g. Sắc uống, nhiều ngày. Trị lao phổi hư nhiệt, ra mồ hôi trộm.
    - Bột Thanh cao: Thanh cao 12g, miết giáp 12g, sài hồ 8g, hoàng liên 4g, hoàng kỳ 12g, tang bạch bì 12g, bạch truật 12g, chi tử phấn 12g, tri mẫu 12g, địa cốt bì 12g, cam thảo 8g, long đởm thảo 8g. Sắc uống. Trị đau xương, nóng sốt nhẹ, ngày nhẹ đêm nặng.
    Nhuyễn kiên, tán kết (làm mềm chỗ rắn, tan hòn cục).
    Trị sốt rét, gan lách sưng to. Dùng bài: Miết giáp ẩm: miết giáp 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thảo quả 12g, binh lang 12g, xuyên khung 12g, quất hồng 12g, bạch thược 12g, sinh khương 4 lát, đại táo 3 quả, ô mai 6g. Sắc uống.
    Chữa xơ gan: Miết giáp 30g, vảy tê tê 5g. Sắc với 400ml nước, lấy 100ml chia uống 12 lần trong ngày.
    Các món ăn - bài thuốc dùng ba ba:
    Ba ba hầm xương sông, lá lốt: Ba ba 1 - 2 con, lá lốt 60g, xương sông 60g. Ba ba làm sạch bỏ mai, đầu và ruột, chặt nhỏ; lá lốt, xương sông thái nhỏ; thêm gia vị, dầu rán; thêm nước sôi hầm chín hoặc nấu cách thuỷ; có thể thêm đậu phụ, chuối xanh, rau bắp, dứa (thơm). Dùng ăn bổ dưỡng, dùng cho bệnh nhân sốt rét lách to, phong thấp.
    Ba ba hầm thục địa kỷ tử: Ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g. Ba ba đã làm sạch, chặt nhỏ, kỷ tử, thục địa, nữ trinh tử cho vào nồi, thêm nước sạch vừa đủ, nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị. Dùng cho trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, sơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.
    Xúp canh ba ba, sơn dược, long nhãn: Ba ba 1 con, sơn dược 30g, long nhãn 15g. Cho ba ba đã làm sạch chặt nhỏ, sơn dược, long nhãn vào nồi, thêm nước sôi vừa đủ, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính; suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, sơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.
    Ba ba hầm: Ba ba 1 con (khoảng 500g), thịt dê 300g, thảo quả 5g, gừng tươi, bột tiêu, muối ăn và các gia vị thích hợp khác. Ba ba làm sạch, bỏ đầu móng, mai và nội tạng, chặt nhỏ; thịt dê thái lát to tương ứng như thịt ba ba. Cho ba ba, thịt dê vào trong nồi, thêm thảo quả, gừng tươi, nước sạch; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm muối ăn, hồ tiêu và các gia vị khác, chia ăn nhiều bữa. Dùng cho các thể thận âm hư, tỳ thận dương hư có các triệu chứng đau đầu ù tai, chóng mặt, sốt nóng dao động, vã mồ hôi trộm, đau quặn lạnh bụng, ăn kém, chậm tiêu.
    Thuốc dưỡng âm, bổ huyết, giảm mỡ máu và hạ huyết áp: Thịt ba ba 100g, râu ngô 10g, sơn tra 8g, táo đỏ 3 quả, gừng 3 lát, muối vừa đủ, nấu với nước, bỏ râu ngô, ăn cả nước và cái. Cách 2 ngày làm 1 lần.
    Thịt ba ba nấu với ngó sen để chữa băng huyết, rong kinh. Nấu với chân giò lợn và đại táo làm thuốc tăng tiết sữa.
    Máu ba ba pha với rượu uống nóng giúp phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, chữa hoa mắt, choáng váng, bốc hoả, khó thở, kém ăn. Pha với mật ong trị đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch và đường ruột.
    Mỡ ba ba dùng bôi ngoài chữa bỏng, lở loét, vết thương, trĩ.
    Trứng ba ba (lòng đỏ) gói lá chuối nướng chữa kiết lỵ mạn tính; dùng lòng trắng để bôi trị trĩ...
    Tác giả: TS. Nguyễn Đức Quang
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment

    Working...
    X