Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 - 60cm, mang 6 - 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.
Ảnh minh họa.
Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông... Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.
Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.
Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở...
Đơn thuốc chữa bệnh sử dụng củ kiệu
Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu mùa đông, uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ một tuần lại tiếp tục uống.
Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn, ăn vào buổi sáng và tối. Ăn liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng hay bị nôn khan: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc thuốc còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn. Uống trong 3 ngày.
Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày.
Chữa sưng đau cơ khớp: Củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ khớp sưng đau. Ngày đắp 2 lần.
Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Chữa bỏng nhẹ (không trợt da): Củ kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật đắp vào chỗ bị bỏng. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần đắp cần vệ sinh sạch sẽ nơi bị bỏng.
Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: Củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống thuốc còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối, uống trong 2 ngày.
Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.
Vài cách chữa say nắng, say nóng.
Ảnh minh họa.
Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông... Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.
Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.
Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở...
Đơn thuốc chữa bệnh sử dụng củ kiệu
Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu mùa đông, uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ một tuần lại tiếp tục uống.
Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn, ăn vào buổi sáng và tối. Ăn liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng hay bị nôn khan: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc thuốc còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn. Uống trong 3 ngày.
Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày.
Chữa sưng đau cơ khớp: Củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ khớp sưng đau. Ngày đắp 2 lần.
Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Chữa bỏng nhẹ (không trợt da): Củ kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật đắp vào chỗ bị bỏng. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần đắp cần vệ sinh sạch sẽ nơi bị bỏng.
Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: Củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống thuốc còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối, uống trong 2 ngày.
Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.
Vài cách chữa say nắng, say nóng.