“Các phủ tạng động vật có những công dụng hay của nó. Tuy nhiên, nên dùng ở mức độ chừng mực, không nên quá nhiều”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Tim
Tim động vật giàu dinh dưỡng, nhất là tim heo. Theo y học cổ truyền, tim heo có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng bổ huyết, chữa ra mồ hôi trộm, khó ngủ…
Tim heo 1 quả, vị thuốc đương quy 60g, các gia vị vừa đủ. Tim làm sạch, xẻ đôi rồi nhét đương quy vào, nêm nếm gia vị, đem nấu chín để dùng. Có tác dụng dưỡng huyết bổ tâm, an thần. Dùng cho người bệnh tiểu đường có mất ngủ, tâm huyết hư suy.
- Hoặc tim heo 1 quả, sa sâm 15g, ngọc trúc 20g, gia vị vừa đủ cho vào nồi hầm, lúc đầu để lửa lớn nấu đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ hầm cho chín. Có tác dụng tư âm nhuận tràng, sinh tân chỉ khát. Dùng cho người bị tiểu đường, âm hư khô tân dịch.
Gan
Đứng đầu về hàm lượng đạm là gan heo (trong 100g gan heo có 18,9g đạm). Tiếp đó là gan gà, bò, vịt. Về hàm lượng vitamin, trong 100g gà có 6.960 mcg vitamin A, trong gan heo là 6.000 mcg, trong gan bò có 5.000 mcg. Gan heo, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt, với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với mỗi loại là 12g, 9g, 8g. Gan dùng tốt cho trẻ em thiếu máu, suy dinh dưỡng.
Cần biết rằng, dùng phủ tạng cũng vừa phải (mỗi tuần ăn 1-2 lần), mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa. Người lớn tuổi, thừa cân - béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thì không nên ăn các loại phủ tạng.
- Gan heo 100g rửa sạch, thái lát mỏng hầm cùng lá dâu non 30g, kỷ tử 20g, sơn thù 20g, đương quy 10g. Cho nguyên liệu vào nồi cùng nửa lít nước đem hầm kỹ, nêm nếm gia vị vừa miệng, hầm chín dùng nước, bỏ bã. Dùng món này có công dụng cầm máu.
Thận
Theo Đông y, thận gia súc (bầu dục, cật) nói chung có vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư, suy yếu tình dục, di mộng tinh và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai, ra mồ hôi trộm, lão suy.
Thận có các chất đạm, béo, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt; các vitamin (A, B1, C, PP). Thận heo thường được dùng nhiều nhất vì thận heo thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc.
- Thận heo 2 quả, phá cố chỉ 15g, gừng 15g, hành 20g, rượu 15g, một ít muối. Làm thận xong để phá cố chỉ lên trên, rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300 ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thủy khoảng 30 phút là được. Công dụng bổ thận tráng dương.
- Hoặc thận 2 quả, đỗ trọng 30g, sa nhân 9g, nếp 60g, gừng tươi 2 lát. Làm sạch thận, rồi cùng các nguyên liệu cho vào nồi, cho nước vừa đủ. Nấu với lửa mạnh cho đến khi sôi, rồi nhỏ lửa, nấu thêm đến khi chín nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng bổ thận an thai, kiện tỳ.
Theo TN
Tim
Tim động vật giàu dinh dưỡng, nhất là tim heo. Theo y học cổ truyền, tim heo có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng bổ huyết, chữa ra mồ hôi trộm, khó ngủ…
Tim heo 1 quả, vị thuốc đương quy 60g, các gia vị vừa đủ. Tim làm sạch, xẻ đôi rồi nhét đương quy vào, nêm nếm gia vị, đem nấu chín để dùng. Có tác dụng dưỡng huyết bổ tâm, an thần. Dùng cho người bệnh tiểu đường có mất ngủ, tâm huyết hư suy.
- Hoặc tim heo 1 quả, sa sâm 15g, ngọc trúc 20g, gia vị vừa đủ cho vào nồi hầm, lúc đầu để lửa lớn nấu đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ hầm cho chín. Có tác dụng tư âm nhuận tràng, sinh tân chỉ khát. Dùng cho người bị tiểu đường, âm hư khô tân dịch.
Gan
Đứng đầu về hàm lượng đạm là gan heo (trong 100g gan heo có 18,9g đạm). Tiếp đó là gan gà, bò, vịt. Về hàm lượng vitamin, trong 100g gà có 6.960 mcg vitamin A, trong gan heo là 6.000 mcg, trong gan bò có 5.000 mcg. Gan heo, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt, với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với mỗi loại là 12g, 9g, 8g. Gan dùng tốt cho trẻ em thiếu máu, suy dinh dưỡng.
Cần biết rằng, dùng phủ tạng cũng vừa phải (mỗi tuần ăn 1-2 lần), mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa. Người lớn tuổi, thừa cân - béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thì không nên ăn các loại phủ tạng.
- Gan heo 100g rửa sạch, thái lát mỏng hầm cùng lá dâu non 30g, kỷ tử 20g, sơn thù 20g, đương quy 10g. Cho nguyên liệu vào nồi cùng nửa lít nước đem hầm kỹ, nêm nếm gia vị vừa miệng, hầm chín dùng nước, bỏ bã. Dùng món này có công dụng cầm máu.
Thận
Theo Đông y, thận gia súc (bầu dục, cật) nói chung có vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư, suy yếu tình dục, di mộng tinh và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai, ra mồ hôi trộm, lão suy.
Thận có các chất đạm, béo, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt; các vitamin (A, B1, C, PP). Thận heo thường được dùng nhiều nhất vì thận heo thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc.
- Thận heo 2 quả, phá cố chỉ 15g, gừng 15g, hành 20g, rượu 15g, một ít muối. Làm thận xong để phá cố chỉ lên trên, rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300 ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thủy khoảng 30 phút là được. Công dụng bổ thận tráng dương.
- Hoặc thận 2 quả, đỗ trọng 30g, sa nhân 9g, nếp 60g, gừng tươi 2 lát. Làm sạch thận, rồi cùng các nguyên liệu cho vào nồi, cho nước vừa đủ. Nấu với lửa mạnh cho đến khi sôi, rồi nhỏ lửa, nấu thêm đến khi chín nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng bổ thận an thai, kiện tỳ.
Theo TN
Comment