Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ba kích giúp đàn ông “khỏe’

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ba kích giúp đàn ông “khỏe’

    Cây ba kích có tên khoa học là morinda officinalis how, họ cà phê bubiaceae. Nó còn có tên là: dây ruột già, liên châu ba kích, ba kích thiên…
    Ba kích là cây sống lâu năm, dạng dây leo cuốn vào giá thể. Rễ có thịt dày, hình trụ tròn, cong queo, thắt thành từng đoạn như ruột già, được chế biến sử dụng làm thuốc. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành non có lông màu nâu, khi già không có lông. Lá đơn nguyên mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống. Lá kim nhỏ hợp thành ống màu xám nâu. Phiến lá hình elip thuôn dài. Lá non màu tím có lông. Cụm hoa ở nách lá hay đầu cành. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi còn non màu xsanh, khi chín màu hồng. Mùa hoa quả vào tháng 4 đến tháng 12.
    Cây ba kích mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên…) cho đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngoài ra, ba kích còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Triều Tiên… Cây ba kích ưa sáng, chịu bóng. Cây tồn tại phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 22,5 – 23,1 độ C, chịu được ở nhiệt độ -2,8 độ C và 41,4 độ C. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng giàu mùn trên núi, đất thịt ẩm, mát. Cây sinh trưởng sau 5 – 7 năm mới thu hoạch làm dược liệu. Năng suất trung bình 12kg củ tươi/cây. Càng để lâu năm sản lượng củ càng cao.
    Vào thập niên 70 thể kỷ 20, hàng năm nước ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây, ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí…
    Thường sau khi trồng được 5 năm trở lên người ta thu hoạch. Thu hoạch vào mùa thu sau khi quả ba kích chín. Củ đào được mang về rửa sạch, loại bỏ các rễ con phơi nắng nhẹ đến khi phần thịt rễ dẻo (khoảng 2 ngày) độ ẩm còn khoàng 50%, nén nhẹ để phần thịt được dẹp xuống. Cố gắng không làm nát hoặc bong phần thịt của rễ ra khỏi lõi. Sau đó phơi tiếp đến khi còn khoảng 13% độ ẩm, cắt khúc khoảng 10 – 13 cm.

    Giá trị làm thuốc:
    Rễ ba kích có chứa acid hữu cơ, anthraglycosid, đường, nhựa, phy-tosterol, tinh dầu, rễ tươi còn chứa vi-tamin C.
    Theo Đông y:
    - Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận. Có tác dụng ôn dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
    - Ba kích có tác dụng tăng khả năng hoạt động sinh dục, tăng cường khả năng giao hợp, sức dẻo dai. Nhưng không có tác dụng kiểu androgen, không làm thay đổi tinh dịch đồ. Tuy vậy, vẫn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.
    - Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém không có biểu hiện của các yếu tố bệnh lý. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của bệnh nhân đau khớp.
    - Theo các tài liệu cổ, ba kích còn trị được dương ủy, di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi, đau. Ba kích còn được dùng như vị thuốc bổ não, tinh khí, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể dùng riêng hay không phối hợp.
    - Người ta còn dùng ba kích làm một vị thuốc trong nhị tiên thang để chữa cao huyết áp.
    Theo y học hiện đại
    - Ba kích có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (chuột).
    - Có tác dụng chống viêm rõ rệt qua thí nghiệm gây viêm kaolin 73 chuột cống trắng.
    - Tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các yếu tố độc hại.
    - Có tác dụng hạ huyết áp trên chuột trắng.
    Một vài bài thuốc có vị ba kích:
    - Trị huyết áp cao “Nhị tiên thang”, gồm có các vị: ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi thứ 12g; nước 600ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị 3 tháng.
    - Sắc riêng ba kích như trên (600ml còn 200ml) cũng có tác dụng làm hạ huyết áp tăng sức dẻo dai, đề kháng của cơ thể, chống viêm.
    - Trị thận hư, dương suy, di tinh gồm các vị thuốc: ba kích 15g; thục địa 15g; sơn thù du 12g, kim anh tử 12g. Sắc uống.
    - Trị xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư.
    o Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc mỗi thứ 60g, củ mài núi khô 600g. Tán mịn các vị thuốc này làm hoàn với mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.
    o Ba kích, cốt toái bỏ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt mỗi thứ 60g; ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.
    - Trị thận hư di niệu, tiểu nhiều lần, gồm các vị thuốc: ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu mỗi thứ 12g. các vị thuốc này sắc uống hoặc tán bột uống.
    - Trị lưng, gối mỏi đau, mặt trắng nhợt, chân tay lạnh gồm các vị: ba kích 12g, tục đoạn 12g, bổ cốt chỉ 12g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc các vị thuốc này uống hoặc tán mịn uống với canh.
    - Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt gồm các vị: ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g, hưu bao tử: 1 bộ. các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ ngày.
    - Trị hàn sơn (hernie) bìu sưng đau gồm các vị: ba kích 12g, hạt quýt 12g, tiểu hồi hương 3,7g. sắc các vị thuốc này uống.
    - Hoàn ramazona chữa suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao, gồm các vị thuốc: ba kích 150g (chế cap 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g/hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.


    Theo: Khoa học phổ thông.
Working...
X