Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

5 bài thuốc trị viêm mũi

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 5 bài thuốc trị viêm mũi

    5 bài thuốc trị viêm mũi


    Viêm mũi teo còn gọi là viêm mũi thối hoặc trĩ mũi, Đông y gọi là "tị cả" (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mãn tính đặc thù tiến triển chậm.

    Thường xảy ra nhiều ở nữ giới, triệu chứng tăng nặng trong thời kỳ có thai hoặc kinh nguyệt. Đặc điểm của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, khô, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, gây ra triệu chứng tắc mũi. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số liệu pháp điều trị căn bệnh này.




    Nội trị liệu pháp

    Bài 1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.

    Bài 2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.

    Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.

    Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.

    Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giúp ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư.

    Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan bì 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống.

    Bài 7: Nam sa sâm 15g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

    Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc. Ngày 1 thang.

    Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.

    Đồ dược liệu pháp

    Bài 1: Giã tỏi lọc lấy nước, bôi vào trong xoang mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.

    Bài 2: Mật ong tươi (chưa pha chế), rửa hố mũi bằng nước ấm, sau đó dùng tăm bông tiệt khuẩn chấm thuốc bôi vào bên trong hốc mũi, ngày bôi 3 lần cho đến khi hết bệnh.


    Mạch môn đông.

    Xuy dược liệu pháp (thổi thuốc)

    Bài 1: Hoàng bá 15g, minh hồng hoàng (đá hồng hoàng, có màu hồng đỏ) 6g, tinh dầu bạc hà 3g, tất bát (lá lốt) 6g. Tất cả nghiền bột, đựng trong bình kín. Khi dùng lấy 1 ít thuốc thổi vào trong mũi, sau khi thổi nước mắt nước mũi chảy ra khiến mũi thông thoáng. Ngày làm 1-2 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày, cách nhau 2 ngày.

    Bài 2: Long não 2 g, cuống dưa 14 cái.

    Cách dùng:
    Nghiền bột, đựng trong bình kín. Thổi một ít vào mũi, trị chứng mũi khô không chảy nước.

    Bài 3: Ngũ cốc trùng 12g, cánh hoa mộc lan 5g, bạch chỉ 6g, vu hoa 3g, long não 3g, băng phiến 3g.

    Cách dùng: Sấy khô 4 vị thuốc đầu (ngũ cốc trùng, cánh hoa mộc lan, bạch chỉ, vu hoa) nghiền thành bột chung với long não và băng phiến đựng trong bình kín. Thổi vào mũi bằng ống thổi ngày 3 lần, mỗi bên mũi 1 lần, trị viêm mũi teo, điều trị liên tục trong 3-5 tuần.

    Trích dược liệu pháp (nhỏ thuốc)

    Bài 1: Dầu thương nhĩ tử, nhỏ mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo, khô.

    Bài 2: Dầu vừng 100g, đun nhỏ lửa, để sôi 15 phút lấy xuống để nguội, đựng trong bình kín, mỗi ngày nhỏ mũi vài lần.

    Bài 3: Dầu vừng 150g, hoàng liên 10g, ngâm hoàng liên với dầu vừng 7 ngày, sau đó gạn bỏ cặn, nhỏ dung dịch thuốc mũi ngày 4 lần.

    Bài 4: Mật ong 10g, bạch cúc hoa 20g. Chưng mật ong với hoa cúc 2 giờ, lọc bỏ cặn, nhỏ mũi ngày vài lần.

    Bài 5: Thương nhĩ tử 160g, tân di (mộc lan) 160g, dầu vừng 1.000ml. Đun nóng dầu vừng, bỏ thương nhĩ tử và tân di ngiền nhỏ vào ngâm 24 giờ. Tiếp theo sắc còn 800ml, để nguội, lọc cặn đựng trong bình, ngày nhỏ mũi 3 lần, trong 30 ngày, trị viêm mũi mạn tính, viêm mũi teo.

    Bài 6: Cam thảo tươi 30g, sinh địa hoàng 30g, địa cốt bì 30g, sắc đặc làm dung dịch nhỏ mũi ngày nhỏ 3 lần, trị chứng khô ngẹt mũi, khô cổ.

    Bài 7: Ngư tinh thảo (rau diếp cá), sắc nước làm dung dịch nhỏ mũi, nhỏ ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.

    Tắc dược liệu pháp

    Bài 1: Dung dịch hoàng liên 100%, dùng vải xô chấm vào dung dịch nhét vào mũi, trị viêm mũi teo.

    Bài 2: 1-2 nhánh lá đào non, vò nát thành viên tròn nhét vào mũi 10-20 phút, ngày làm 4 lần, liên tục trong 7 ngày.

    Bài 3: Ngư não thạch 30g, tân di hoa (hoa mộc lan) 30g, nghiền thành bột, dùng bông chấm một ít thuốc nhét vào mũi, trị chứng viêm mũi teo.


    BS. Thanh Quy (SK&ĐS)







  • #2
    Chữa bệnh viêm xoang bằng các bài thuốc đông y

    Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.


    Triệu chứng


    Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

    Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

    Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

    Điều trị

    Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.

    Các bài thuốc

    Lục vị địa hoàng

    Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:

    Thục địa 16g, cao Ban long 8g, hoài sơn 8g, mạch môn 8g, sơn thù 8g, ngũ vị 6g, đơn bì 6g, ngưu tất, 8g, trạch tả 4g, bạch phục linh 4g.

    Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.

    Một số người không tiện 'sắc thuốc' thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.

    Bổ âm tiếp dương

    Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt..., biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là Bổ âm tiếp phương dương.

    Thục địa 120g, can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện), bố chính sâm 60g, bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện), bạch truật 40g.

    Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.

    Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:

    Hoàng liên giải độc thang

    Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

    Ma hoàng thương nhĩ tử thang


    Ma hoàng 12g, tân di hoa 8g, khương hoạt 12g, thương nhĩ tử 12g, kinh giới 6g, phòng phong 12g, cam thảo 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

    Thanh không cao

    Khương hoạt 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g, hoàng liên 4g. Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

    Điều trị không dùng thuốc


    Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng - thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”, sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.

    (theo SK&ĐS)

    http://thuocdongduoc.vn/index.php?op...huoc&Itemid=11

    Comment

    Working...
    X