Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Dấp cá chữa trĩ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dấp cá chữa trĩ



    Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb. Họ Lá Giấy (Saururaceae)
    Tên khác: Cây lá giấy – Rau giấy cá – Rau diếp tanh – Ngư tinh thảo (TQ) – Râu trầu (H’Mông) - Chờ mờ mía (Dao) – Co vầy mèo (Thái) – Heartleaf Houttuynia Herb (Anh)
    Bộ phận dùng: Cả cây (trừ rễ) tươi hay đã chế biến khô (Herba Houttuyniae cordatae). Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), Dược điển Trung Quốc (1997).
    Mô tả cây: Cây diếp cá thuộc thảo, nhỏ, thân mọc đứng cao 20 – 40cm, sống lâu năm ưa chỗ ẩm, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn, phiến lá gần giống lá trầu không, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 6cm, khi vò có mùi tanh tanh, nhai chua chua.
    Hoa nhỏ mầu vàng nhạt, mọc thành bông, bao bởi 4 lá bắc mầu trắng, hoa nở mùa hạ (tháng 5 - 8), qảu nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa quả: tháng 7 – 10.
    Rau diếp cá được trồng khắp nơi làm rau ăn, ở vùng núi cao mát như Sâp (Lao cai), diếp cá mọc hoang dài hàng kilômet ven suối.
    Thu hái chế biến: Hái lúc đang tươi tốt (chưa ra hoa), dùng tươi hay phơi sấy khô. Thuỷ phần dưới 13p100. Tỉ lệ vụn nát dưới 5p100.
    Thành phần hoá học: Trong cây diếp cá có tinh dầu, một alcaloid gọi là cordalin, trong tinh dầu có methylnonylceton (gây mùi tanh), chất myrcen, acid caprinic, và laurylaldehyd.
    Lá chứa quercitrin mà không chứa isoquercitrin.
    Hoa và quả lại chứa isoquercitrin mà không chứa quercitrin.
    Dược điển Việt Nam quy định tỉ lệ tinh dầu trong diếp cá (khô) ít nhất phải đạt 0,08p100.
    Công dụng: Theo Đông y, diếp cá vị cay, tính lạnh hơi có độc, vào kinh Phế.
    Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi niệu.
    Ngoài ra diếp cá có tác dụng kháng sinh rất rõ rệt, nhất là đối với trực khuẩn mủ xanh mà các kháng sinh thông thường (Gentamycin...) không có hiệu lực.
    Dùng chữa các chứng bệnh viêm mủ màng phổi (phế ung), đờm nhiệt nhiều, ho khạc ra đờm vàng, hôi có khi lẫn máu mủ, lao phổi, ho gà, ho ra máu, chữa tả ly do thấp nhiệt, trĩ, đi đại tiện ra máu, lòi dom, táo bón, loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm thận, uống sau phẫu thuật phòng và chữa bội nhiễm các loại khuẩn yếm khí.
    Liều dùng: 15 – 30g (khô) không đun lâu, nên hãm thì hơn. Dùng tươi có thể lên 80 – 100g. Dùng ngoài da: tuỳ ý. Đáp chỗ viêm tẩy, apxe, nhọt, hoặc tắm chữa rôm, sảy, đắp chỗ bị trĩ.
    Lưu ý: Rễ diếp cá cũng dùng làm thuốc. Rễ diếp cá tươi 60g – Giã dập, tẩm bằng nước vo gạo sạch, trong 60 phút, gạn bỏ bã, uống. Ngày 2 lần, uống liền 2 ngày. Chữa bí đái do nhiệt và viêm tuyến tiến liệt cấp tính.
    - Tránh lẫn cây diếp cá suối (gymnotheca chinensis Decne – Cùng họ lá giấp) có mọc hoang ven suối vùng núi Lạng Sơn, Ninh Bình (Cúc Phương), nhân dân dùng chữa sốt nóng, mụn nhọt lở loét.
    Bài thuốc:
    Bài số 1: chữa viêm màng phổi có mủ, nhiều đờm ho, lao phổi:
    Diếp cá tươi 60 g
    Hoa phù dung tươi
    (không có hoa dùng lá 60g) 30g
    sắc uống.
    Bài số 2: Chữa tả ly do thấp nhiệt, trĩ ra máu:
    Diếp cá tươi
    (khô thì dùng 20g) 60g
    Sắc uống (sôi 1 phút thì tắt lửa)
    Bài số 3: Chữa bí đái do thấp nhiệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu:Diếp cá tươi, DC khô, Hạt mã đề, Kim tiền thảo theo lượng lần lượt 60g, 20g, 15g,30g. Sắc uống
    Bảo quản: Diếp cá tươi rửa sạch để trong tủ lạnh, hoặc nơi mát.
    - Diếp cá khô: nơi khô, mát

  • #2
    Uống bao lâu mới hết bệnh vậy thầy???
    Cuộc đời như thể phù vân ảo
    Sướng khổ, hèn sang, chẳng mấy thì.
    No matter what happens, or how bad it seems today, life does go on, and it will be better tomorrow.

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của Zzzzz
      Uống bao lâu mới hết bệnh vậy thầy???
      Hỏi lạ, chừng nào hết bệnh thì hết uống D

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của cungdanxua
        Hỏi lạ, chừng nào hết bệnh thì hết uống D
        Trả lời huề vốn. Chỉ sợ chưa hết bệnh mà vô hòm thì sao?? xuống âm phủ uống tiếp phải không??
        Phải có thời hạn bao lâu mà bệnh không giảm để người ta chuyển sang thuốc khác chứ
        "Life is like a river, let it flow.
        Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

        Comment


        • #5
          Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách
          Trả lời huề vốn. Chỉ sợ chưa hết bệnh mà vô hòm thì sao?? xuống âm phủ uống tiếp phải không??
          Phải có thời hạn bao lâu mà bệnh không giảm để người ta chuyển sang thuốc khác chứ
          Những bài thuốc này chỉ chữa bệnh ở cấp độ nhẹ. Nếu bị trĩ độ 3 trở lên thì nên làm phẫu thuât. Hiện nay có phương pháp mổ trĩ Longo rất hiệu quả, bệnh nhân hồi phục chỉ sau 24 h mổ và 24 h nữa để hoàn toàn bình phục D

          Comment


          • #6
            Bên này phương pháp mới không mổ sẻ gì đâu CDX, HK mới đọc 1 tờ báo quãng cáo của 1 bác sĩ VN. Họ điều trị bằng máy Ultroid, không đau chỉ vài lần là tế bào máu chổ đó trở lại bình thường. Theo HK biết là nhiều người tới đó chửa lắm !!! Dùng laser hay mổ sẽ là phương pháp củ rồi, mà nghe nói rất đau.
            Ai có yêu cầu hỏi HK nghen, HK cho số điện thoại của BS Việt Nam ở vùng St. Petersburg , FL !!!
            Theo thống kê cho biết hơn 50% người Mỹ bị bệnh trĩ !!! believe or not
            "Life is like a river, let it flow.
            Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

            Comment


            • #7
              Longo - phương pháp mổ trĩ không đau

              Các phương pháp mổ trĩ cổ điển thường khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn do các vết thương phải để hở. Phẫu thuật trĩ bằng máy khâu tự động theo phương pháp Longo giúp khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.

              Phương pháp cổ điển là bác sĩ sẽ bóc tách, thắt rồi cắt tận gốc 3 cuống mạch trĩ chính (kỹ thuật Milligan- Morgan). Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi và vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là sau khi cắt bỏ 3 cuống mạch, bác sĩ vẫn phải để hở vết thương (việc đóng vết thương ngay có thể gây hẹp hậu môn). Kết quả là bệnh nhân bị đau kéo dài sau mổ. Hơn nữa, thời gian đợi sẹo liền rất dài (4- 6 tuần), nên việc chăm sóc vết thương hàng ngày gây nhiều phiền toái, bệnh nhân chậm trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.

              Phương pháp Longo ra đời và phát triển ở châu Âu từ 1996. Nguyên tắc của kỹ thuật này là dùng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng (cách đường răng lược của ống hậu môn 5- 6 cm về phía trên), nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ. Đồng thời, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi.

              Ưu điểm của Longo: vì vùng phẫu thuật nằm phía trên đường lược nên bệnh nhân không bị đau và không bị biến chứng hẹp hậu môn; không có vết thương hở nên chăm sóc sau mổ đơn giản hơn nhiều và người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và làm việc rất sớm. Tuy nhiên, ngoài chi phí mổ như mổ trĩ thông thường, bệnh nhân phải mua cho mình dụng cụ khâu nối dùng một lần.

              Ngoài ra, Longo chỉ có thể áp dụng cho người bị trĩ giai đoạn III và đầu giai đoạn IV. Đối với các bệnh nhân giai đoạn IV muộn hoặc đã có biến chứng thì nên áp dụng phương pháp Milligan- Morgan.

              Bác sĩ Bùi Trung


              TS Triệu Triều Dương - chủ nhiệm khoa ngoại tổng hợp (Bệnh viện 108), người đã tham gia mổ trĩ bằng phương pháp mới này - cho biết:

              - Tại VN, chúng ta đã ứng dụng trên 50 phương pháp điều trị bệnh trĩ (tiêm xơ, thắt chun, cắt trĩ bằng sóng cao tần...), trong đó có nhiều ứng dụng mới nhưng chủ yếu là dụng cụ và phương tiện mới. Phương pháp Longo được coi là phương pháp mới bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn coi nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là ứ huyết, tắc mạch, trong khi thực tế nguyên nhân là dãn dây chằng. Từ đó, điều trị bằng phương pháp Longo là kéo trĩ về vị trí bình thường, phục hồi lại dây chằng...

              * Phương pháp này có những ưu điểm gì so với các phương pháp điều trị đã được ứng dụng tại VN, thưa ông?

              - Ưu điểm của phương pháp này, theo tôi, là giảm đau cho người bệnh, tính thẩm mỹ sau phẫu thuật tốt hơn. Hơn nữa dụng cụ Stapler PPH-03 (dụng cụ vừa cắt vừa khâu) có tác dụng cầm máu tốt, mũi khâu đều hơn, thời gian phẫu thuật cũng ngắn hơn, khoảng 10-15 phút/ca. Một vấn đề nữa là sau điều trị bệnh trĩ có thể dẫn đến biến chứng hẹp hậu môn (khoảng 4,65% bệnh nhân gặp phải biến chứng này sau điều trị), nhưng điều trị bằng phương pháp Longo cũng giảm được biến chứng này. Phẫu thuật bằng phương pháp Longo cũng ít can thiệp đến “niêm mạc vùng lược”, từ đó không gây chảy dịch và giảm viêm nhiễm sau phẫu thuật.

              * Đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này?

              - Chúng tôi chưa có tổng kết về việc bệnh trĩ là do nguyên nhân nào, nhưng có những nguyên nhân được coi là thuận lợi để dẫn đến căn bệnh này: những người ngồi nhiều (như lái xe...), sau sinh đẻ hay mang vác nặng, táo bón hay rối loạn tiêu hóa kéo dài... Tại VN, tỉ lệ mắc bệnh khá cao và thường gặp ở lứa tuổi trung niên - lứa tuổi lao động sung sức nhất, nhưng vì lý do tế nhị mọi người hay coi đây là căn bệnh thầm kín và ngại nhắc đến.

              * Trong điều trị bệnh trĩ, thế giới đang sử dụng biện pháp nào phổ biến nhất và tình hình ứng dụng ở VN như thế nào, thưa ông?

              - Theo tôi được biết hiện phương pháp Longo là phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến nhất trên thế giới. Ngay như chuyên gia Malaysia đến cùng chúng tôi thực hiện các ca phẫu thuật lần này đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật điều trị trĩ bằng phương pháp Longo.

              Tại VN, ngoài Bệnh viện 108, thời gian gần đây đã có một số bệnh viện trong nước ứng dụng phương pháp này trong điều trị (cùng thời điểm này chuyên gia Malaysia cũng đến mổ trĩ bằng phương pháp Longo tại một bệnh viện ở TP.HCM).

              Nhưng cái khó là giá thành mỗi ca điều trị bằng phương pháp Longo khá cao (6,25 triệu đồng/ca phẫu thuật riêng cho chi phí máy), chưa tính tiền thuốc, tiền viện phí... Chưa kể nhiều bác sĩ, phẫu thuật viên cũng chưa tích cực ứng dụng phương pháp này trong điều trị.

              Comment


              • #8
                Một phương pháp mổ trĩ không đau - A Painless surgical treatment of piles

                Nguyễn Mạnh Nhâm* Tóm tắt : Giới thiệu : Mổ trĩ là một phương pháp điều trị hữu hiệu tiệt căn nhưng đau nhiều sau mổ. Từ năm 1998 phương pháp mổ trĩ bằng khâu máy (stapling procedure) tiến hành ở vùng trên đường lược tỏ ra có hiệu quả và rất ít đau - tuy nhiên giá thành rất cao (300 - 400 USD tiền dụng cụ cho một ca mổ). Tác giả đã giới thiệu một kỹ thuật cải tiến - bằng đường khâu vòng bằng tay ở phía trên đường lược có tác dụng ngăn chặn luồng máu đến và khâu treo niêm mạc bị sa ra ngoài như kỹ thuật khâu máy -nhưng giá thành rẻ hơn nhiều (chỉ 1-2 sợi chỉ tiêu chậm 00). Đã thực hiên có kết quả bớc đầu, tốt trên 72 ca.



                Kết luận : Chỉ định cho trĩ nội đơn thuần độ 2, 3 và độ 4 không to quá (kể cả trĩ vòng). Đối với trĩ quá to, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng lớn : phối hợp kỹ thuật cải tiến với kỹ thuật Milligan Morgan là chỉ định thích hợp. Tuy nhiên, cần được nghiên cứu sâu hơn, với số bệnh nhân nhiều hơn và có đối chứng và nhất là kết quả xa (di chứng, tái phát) để có thể có kết luận chính xác về kỹ thuật cải tiến.
                Summary :

                A Painless surgical treatment of piles

                Introduction : The stapling procedure for hemorrhoid surgical therapy, reported from 1998, is a very good new technique especially by significantly pain reduction. One of its disadvantage is the cost of 300 - 400 USD/case. That is why, the author uses a modified technique by realizing a circular handsew - technique, of U or X shaped points at 1,5 cm - 2cm above the dentate line. Conclusion : By good results of 72 cases, the modified handsew technique is well appreciated. The indication is for 2nd, 3rd and 4th (not too big) degree piles. For big and mixed hemorrhoid especially with circumferential prolapse the modified technique is combined with Milligan Morgan procedure. Further study with randomised groups and long follow up results are needed./.

                -------------------------------------------------

                * Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
                * Trung tâm Laser.



                Đại cương :

                Mặc dù rất hay gặp - trung bình các tác giả ước tính khoảng 50% dân số (24) nhưng chỉ 10% - 15% số người có trĩ cần được điều trị (19) (25) (30), và trong số này cũng chỉ 5% - 10% là phải phẫu thuật (3) (5) (25). Mặc dù là phương pháp điều trị có hiệu quả nhất, tiệt căn nhất nhưng người bệnh thường rất ngại phẫu thuật - mà nguyên nhân cơ bản vẫn là Đau sau mổ (9) (12) (16) (34). Người ta đã bỏ phương pháp thắt trĩ thời cổ - rất đau vì thắt cả vào da, cả vào vùng nhậy cảm của ống hậu môn (10) (22). Các phẫu thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay là Milligan - Morgan (1) (22) Whitehead và những kỹ thuật cải tiến (7) (8) (11) (13) (27) (31) (32) (33) (36). Nhiều nghiên cứu về đau sau mổ (12) (16) (34) (35) và nhiều phương pháp, nhiều sáng kiến được đề xuất để giảm đau sau mổ (9) (11) (16) (26) (32) (34) - nhất là với nhiều tác giả có su hướng muốn mổ trĩ dưới dạng ngoại trú (day case surgery) thì vấn đề giảm đau trở nên đặc biệt quan trọng (3) (28) (33).

                Quả thực, tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ, nhưng trong thực hành lâm sàng - người bệnh vẫn đau nhất là ở những lần đi ngoài đầu tiên sau mổ - có người nói "đau như sát muối ớt". Ngay Goligher cũng có nhận xét "đau như có những mảnh thuỷ tinh vỡ đi qua" (likes passing bits of broken glass) (10).

                Lý do chính của đau là do vết mổ nằm ngay ở vùng lược (pecten) da cạnh hậu môn - là những vùng rất nhậy cảm (6) vết thương thường được để hở (1) (22), khâu kín một phần (8) - hoặc khâu kín toàn bộ (13) (27) (32) (33) (36) nhưng tỷ lệ bục chỗ khâu cũng không phải là ít (3) (19). Thêm vào đó là vai trò kích thích nhiễm khuẩn do phân, dịch ruột thường xuyên đi qua cũng như yếu tố co thắt của cơ tròn (9) (12) (34).

                Hơn nữa, đau còn là nguyên nhân của những rối loạn khác - nhất là vấn đề tiểu tiện (3) (11) (13) (30) (31).

                Để tránh hay giảm đau sau mổ một số tác giả gần đây đã tìm cách điều trị bệnh trĩ bằng tác động vào vùng niêm mạc ở trên đường lược, vì vùng này ít nhậy cảm hơn nhiều (Duthie) (6) và một loạt những công trình điều trị bệnh trĩ bằng khâu máy (stapling procedure) ra đời mà những thông báo đầu tiên đều cho kết quả rất đáng khuyến khích: kỹ thuật đơn giản, rất ít hay không đau sau mổ mà vẫn cho kết quả lành bệnh cao (15) (17) (18) (20) (26).

                Điều trị phẫu thuật bệnh trĩ bằng khâu máy.

                Năm 1997, Pescatori vcs đã sử dụng dụng cụ khâu máy để cắt bỏ niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài trong điều trị sa trực tràng (29). Gần đây, Longo vcs trình bầy tại Hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế (3-6 tháng 6 năm 1998, Italia) một phương pháp mổ trĩ mới - cắt bỏ một khoanh niêm mạc trực tràng hậu môn ở trên đường lược 2cm, khâu nối ngay 2 mép cắt đó bằng agraf - sử dụng máy khâu và ống soi đặc chế PPH.01 của hãng Ethicon Endo Surgery (17).

                Với thủ thuật này - Longo gọi là Tạo hình hậu môn trực tràng (anopexie - rectale) - tác giả cho rằng có thể sửa chữa được sa niêm mạc đồng thời cắt đứt cuống mạch cung cấp máu cho trĩ nội và đã điều trị có kết quả cho trên 400 bệnh nhân, chủ yếu là trĩ nội độ 2, 3.

                Tháng 11 năm 2000, đoàn phẫu thuật Limoges (Pháp) do GS Descottes dẫn đầu sang Việt Nam, có trình bầy tại Bệnh viện việt Đức kỹ thuật Longo mà ông xử dụng thường xuyên hiện nay ở bệnh khoa từ năm 2000. Ngày 11/5/2001, Giáo sư Descottes đã mổ trình diễn trên 3 bệnh nhân Việt Nam đầu tiên, kết quả rất tốt.

                Các nghiên cứu đầu tiên của một số tác giả khác - Khalil vcs (15), O'Bichere vcs (26) Mehigan vcs (18), đều thấy kỹ thuật điều trị trĩ bằng khâu máy bước đầu có kết quả rất đáng chú ý, đặc biệt là rất ít đau và đơn giản (mỗi ca mổ chỉ 10 - 15 phút, có thể điều trị ngoại trú được).

                Kỹ thuật cải tiến của Việt Nam (Longo cải tiến).

                Kỹ thuật mổ trĩ bằng khâu máy khác những kỹ thuật mổ trước đây ở những điểm sau :

                - Không có thì bóc tách, phẫu tích búi trĩ.

                - Vết mổ, đơn giản, khâu bằng máy nên rất nhanh, lại nằm ở vùng niêm mạc ít nhậy cảm (trên đường lược).

                Do vậy : rất ít (hay gần như) không đau, khả năng nhiễm khuẩn ít, thời gian lành vết thương nhanh hơn.

                Phẫu thuật này cắt đứt đường cấp máu đến các búi trĩ và kéo niêm mạc hậu môn (đang bị sa) vào trong.

                Thực ra trong lịch sử điều trị bệnh trĩ cũng đã có những phương pháp tác động vào gốc trĩ triệt tiêu đường cấp máu cho trĩ, và cố định búi trĩ vào thành ruột để điều trị hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài (do bộ phận nâng đỡ trĩ bị dãn, lỏng lẻo hay đứt) (24) như :

                - Tiêm sơ (sclerosant injection) làm gốc búi trĩ sơ hoá (tạo nhân sơ) ngăn máu đến và "đính" trĩ vào thành ruột (2) (9) (30). Để chắc chắn hơn, Jasperson (14) tiêm sơ nhưng dùng máy siêu âm Doppler theo rõi đến khi thấy máu ngừng chảy vào búi trĩ mới thôi - đã có kết quả cao hơn.

                - Morinaga dùng máy tự chế Moricorn với hỗ trợ của Doppler, tìm và thắt động mạch trực tràng trên (21).

                - Một số kỹ thuật khác cũng có tác dụng tương tự : thắt vòng cao su (5) (30) máy điện trực tiếp Ultroid (4) (5) (24).
                Các thủ thuật này tác động vào cuống trĩ ở phần trên đường lược nên không đau, không cần gây tê gây mê lại đơn giản nên có thể điều trị ngoại trú. Nhược điểm cơ bản là tỷ lệ tái phát cao do chỉ có thể thực hiện được một số điểm (1, 2, 3 điểm) và chỉ có chỉ định ở các trĩ nội độ 2, độ 3 nhỏ.

                Tuy rằng kỹ thuật điều trị bằng khâu máy cũng còn một số nhược điểm khác (chỉ định hạn chế, có thể cắt phải lớp cơ tròn của ruột...) nhưng có lẽ hạn chế cơ bản - ít nhất là đối với các bệnh nhân Việt Nam - là giá thành quá cao (riêng dụng cụ khâu máy cho 1 bệnh nhân là 300 - 400 đô la Mỹ).

                Bởi vậy, chúng tôi đã cải tiến kỹ thuật trên bằng kỹ thuật khâu tay đơn giản hơn, có hiệu quả tương tự và đặc biệt rẻ hơn nhiều.

                Thủ thuật gồm có những mũi khâu hình chữ U hay chữ X, mỗi cạnh  5-8mm, ở phía trên đường lược 2 - 3cm, lấy toàn bộ bề dầy của niêm mạc ít nhậy cảm (có thể khâu luôn vào gốc những búi trĩ cao) ở các cuống mạch chủ yếu của trĩ (Miles, Thomson) (23) tức là ở 3H, 6H, 8H, 10H, 12H (tư thế nằm ngửa). Khâu thêm một số mũi bổ xung ở các điểm có trĩ phụ - trong trường hợp không có trĩ phụ thì khâu thêm 2 mũi ở 2H, 5H. Khi thắt các mũi chỉ, lưu ý dùng pince Allis kéo phần niêm mạc bị sa ra ngoài (tại điểm đó) để cố định (treo) vào nút buộc.

                Như vậy, thủ thuật đã thực hiện khâu gấp niêm mạc ruột ở phía trên đường lược 2 - 3cm - tạo thành một hàng rào ngăn chặn hầu hết sự cung cấp máu của các búi trĩ nội, đồng thời nút buộc cố định một phần niêm mạc nên có tác dụng sửa chữa cả sa niêm mạc trong bệnh trĩ.

                Có thể thấy : kỹ thuật này không cắt bỏ khoanh niêm mạc, nhưng nó tạo nên một đường khâu vòng, gấp một khoanh niêm mạc ruột và sẽ có tác dụng tương tự như kỹ thuật khâu máy của Longo và các tác giả khác.

                Mô tả các thì mổ chính.

                1. Tư thế : bệnh nhân nằm ngửa (tư thế phụ khoa), chú ý đùi gập sát vào bụng, hơi dạng - mông chìa ra ngoài mép bàn 10cm. Người mổ ngồi khoảng giữa 2 đùi người bệnh - phía trước có 1 bàn dụng cụ phụ (chiều ngang 30cm). Nên có 2 phụ mổ (2 bên) và 1 dụng cụ viên ở phía sau phải người mổ (21).

                2. Dụng cụ mổ : bộ mổ trung phẫu cần có ít nhất 3 panh Allis, kim nhỏ cong nhiều - nếu có chỉ tiêu chậm 2/0 thì rất tốt.

                3. Trừ đau : có thể gây mê, gây tê vùng hay gây tê tại chỗ (thường dùng xylocain 0,5% có hay không adrenalin). Chúng tôi muốn nhấn mạnh : với gây tê tại chỗ, có thể tiến hành mổ hoàn toàn dễ dàng.

                4. Các thì mổ :

                Thì 1 : Sát khuẩn (betadin). Nếu trương lực cơ tròn cao, tiến hành nong hậu môn, nhẹ nhàng bằng ngón tay (đến đút lọt 2 ngón dễ dàng là đủ).

                Thì 2 : Đặt 3 panh Allis ở mép hậu môn tại các điểm 3H, 8H, 11H. kéo nhẹ theo hướng ly tâm : tất cả các búi trĩ, thương tổn... đều được lộ xuất hết. Đánh giá các thương tổn (bilan) để có kế hoạch mổ.

                Thì 3 : Khâu mũi đầu tiên ở 2-3cm trên đường lược, ở 3H, mũi khâu theo chiều song song với mép hậu môn, dài 5mm - 8mm, lấy toàn bộ bề dầy của lớp niêm mạc - nếu búi trĩ to có thể lấy vào một phần của gốc búi trĩ. Cầm 2 đầu chỉ kéo nhẹ làm cho niêm mạc bị lộ xuất thêm, tiếp tục sâu kim để tạo thành mũi khâu chữ X hay chữ U. Dùng 1 panh Allis cặp vào một phần búi trĩ hoặc niêm mạc ống hậu môn ở 5-10mm phía ngoài đường khâu, kéo lớp niêm mạc đó vào trong và thắt chỉ - sao cho phần niêm mạc sa ra ngoài được kéo lên và cố định ở mũi chỉ buộc.

                Thì 4 : Tiếp tục khâu như trên các mũi chỉ ở 8H, 11H và ở 6H, 12H. Các điểm khâu có thể thay đổi một chút khi có các búi trĩ tại các điểm khâu đó để có thể khâu luôn vào gốc các búi trĩ này.

                Thì 5 : Nếu ở các vị trí còn lại có các búi trĩ phụ : tiếp tục khâu ở gốc các búi trĩ đó. Nếu không còn trĩ phụ : khâu tiếp 2 mũi ở 2H và 5H.

                Chú ý : Trong khi khâu, cần dùng ngón tay trỏ kiểm tra liên tục (sau mỗi mũi khâu) lòng ống hậu môn để chắc chắn không bị hẹp. Nếu thấy hẹp, cần cắt mũi chỉ vừa khâu đó và khâu lại 1 mũi khác ngắn hơn, hoặc có thể cao hoặc thấp hơn một chút.

                Thì 6 : Xử trí các thương tổn phối hợp: Rò, Nứt kẽ, Polyp...

                Thì 7 : Kiểm tra lần cuối cùng : hẹp hậu môn, chảy máu... trước khi kết thúc mổ.

                Chỉ định :

                Phương pháp cải tiến khâu vòng chỉ định ở:

                1. Trĩ nội độ 2-3 và độ 4 (loại không to lắm), kể cả trĩ vòng.

                2. Sa niêm mạc.

                3. Trong trường hợp trĩ nội độ 4 to, có kết hợp trĩ ngoại (trĩ hỗn hợp) : sử dụng kỹ thuật Milligan Morgan lấy bỏ 3 búi trĩ chính (thường ở 3H, 8H, 11H) các búi trĩ còn lại sẽ sử dụng kỹ thuật cải tiến.

                Chăm sóc và điều trị sau mổ :

                - Kháng sinh dự phòng - giảm đau - nhuận tràng.

                - Ngâm hậu môn nước ấm.

                Nói chung theo rõi như mổ trĩ thông thường. Nếu chỉ ứng dụng kỹ thuật cải tiến đơn thuần (không kèm Milligan Morgan hay thủ thuật khác) thì hậu phẫu thường nhẹ nhàng hơn, bệnh nhân thường đau ít, hôm sau ngồi dậy, đi lại được, tiểu tiện dễ thường đại tiện vào ngày hôm sau.

                Kết quả và nhận xét :

                Từ tháng 10 năm 2000 đến nay, chúng tôi đã mổ được cho 72 bệnh nhân : nam 32 (44,4%), nữ 40 (55,5%) tuổi trung bình 46 (21-80), thời gian mắc bệnh trung bình 14,3 năm (2 năm - 34 năm), có tái phát sau mổ 9 bệnh nhân.

                Mổ theo phương pháp cải tiến : 34 (47,22%), trĩ nội độ 3, 4 (không to lắm) trong đó có 47,05% trĩ vòng.

                Mổ M.Morgan + phương pháp cải tiến : 38 (52,78%), trĩ hỗn hợp, nội độ 3 - 4 trong đó có 44,73% trĩ vòng.

                Bệnh kèm theo : Cao huyết áp (8), đái đường (2), u sơ tuyến tiền liệt (2), rò hậu môn (4), nứt kẽ hậu môn (3), polyp (2), hẹp hậu môn do mổ cũ 1.

                Các bệnh toàn thân đều ở giai đoạn ổn định :

                - Trừ đau : . Tê tại chỗ : 64 (+++)

                . Tê tuỷ sống : 7

                . Mê nội khí quản : 1

                - Trong trường hợp có trĩ ngoại kèm theo (trĩ hỗn hợp), trĩ độ 4 to thành 3-4 búi hoặc chi chít tạo thành trĩ vòng (có thể kèm theo cả những búi trĩ nội độ 2, 3) hay bệnh khác ở hậu môn : rò, polyp, nứt kẽ... phẫu thuật có 2 bước :

                + Bước 1 : cắt 3 búi trĩ chính theo Milligan Morgan (nếu có điều kiện dùng tia laser). Điều trị thương tổn phối hợp : rò, nứt kẽ, polyp.

                + Bước 2 : xử trí các búi trĩ còn lại theo phương pháp cải tiến.

                Kỹ thuật phối hợp đã được thực hiện ở 38 bệnh nhân (52,78%).

                Giai đoạn hậu phẫu :

                - Ở 34 bệnh nhân mổ theo phương pháp cải tiến : hậu phẫu đơn giản, người bệnh rất ít đau, không có trường hợp nào phải thông đái, đi ngoài ngày thứ 2 hoặc thứ ba. Không thấy biến chứng gì đặc biệt. Thuốc giảm đau : đa số bệnh nhân tự bỏ không uống từ ngày thứ hai
                - Ở 38 bệnh nhân mổ phối hợp : nhận thấy hậu phẫu nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy vậy do bệnh thường rất nặng (trĩ hỗn hợp to và rất to, trĩ vòng...) bệnh nhân vẫn còn đau, và một số nhỏ phải thông đái (2 bệnh nhân = 5,27%) và những lần đi ngoài đầu tiên người bệnh còn kêu đau. Có 2 bệnh nhân sau mổ bị chảy máu khi đi ngoài, nhưng không phải mổ lại mà khỏi nhờ điều trị bằng nhuận tràng, ngâm nước ấm.

                Qua thực hiện trên 72 bệnh nhân (34 trường hợp mổ theo phương pháp cải tiến, 38 trường hợp mổ phối hợp với phương pháp Milligan Morgan) chúng tôi có những nhận xét sau :

                1. Đối với trĩ nội đơn thuần : phương pháp cải tiến kỹ thuật đơn giản (thời gian mổ trung bình # 15 phút), đặc biệt rất ít đau sau mổ nên hậu phẫu nhẹ nhàng - kể cả với các trường hợp trĩ vòng.

                2. Đối với trĩ hỗn hợp (nội + ngoại) bắt buộc phải dùng kỹ thuật Milligan Morgan lấy đi các búi trĩ chính (cả phần trĩ nội cả phần trĩ ngoại). Đối với trĩ vòng, việc xử trí các búi trĩ còn lại là vấn đề rất nan giải hiện nay. Trong thực tế, người thầy thuốc bị bế tắc trước 2 con đường : nếu để các búi trĩ lại - như Hayssen vcs khuyên và gọi là cắt trĩ giới hạn (limited hemorrhoidectomy) (11) - thì một số trong các búi đó có thể phì đại, tụ máu sau mổ gây đau và người bệnh luôn có cảm giác là bệnh chưa được điều trị tiệt căn ! Nếu phẫu thuật viên cố lấy hết các búi trĩ anh ta đã biến Milligan Morgan thành Whitehead mà không biết (!!). Các kỹ thuật mổ theo Whitehead cải tiến như Toupet (13), Vòng tự tạo (36), cắt theo 4 búi (Seow - Choen) (31) thực ra là những kỹ thuật cắt trĩ và tạo hình hậu môn, chỉ có những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, ở những cơ sở chuyên khoa sâu mới thực hiện được - và hậu phẫu thường nặng nề, các biến cố, biến chứng không phải là nhỏ (3) (7).

                Trong thực tế lâm sàng, thấy đối với trĩ vòng hỗn hợp, sa niêm mạc trực tràng kỹ thuật mổ phối hợp đã tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu, làm phẫu thuật bớt nặng nề, thương tích bớt rộng và do đó, hậu phẫu nhẹ nhàng hơn đỡ đau hơn.

                Kết quả sau mổ : trước mắt các bệnh nhân đều thấy hài lòng với phẫu thuật - nhất là các bệnh nhân mổ theo kỹ thuật cải tiến đơn thuần. Các triệu chứng chính như xa trĩ, chảy máu đều khỏi.

                Kết luận :

                Vì đây mới là nghiên cứu đầu tiên nhưng chưa có lô đối chứng, số bệnh nhân chưa nhiều, thời gian theo rõi còn ngắn, nên chúng tôi chỉ xin báo cáo kết quả bước đầu qua 72 bệnh nhân được mổ.

                Sau đây là những nhận xét của chúng tôi về kỹ thuật cải tiến như sau :

                1. Kỹ thuật cải tiến đơn giản, có hiệu quả tốt cho điều trị bệnh trĩ nội đặc biệt rất ít đau sau mổ và hậu phẫu nhẹ nhàng. Kể cả với trĩ nội thể vòng.

                2. Phối hợp kỹ thuật cải tiến với kỹ thuật Milligan Morgan tỏ ra là một giải pháp hợp lý và hiệu quả để mổ những trường hợp trĩ hỗn hợp, nhất là trĩ vòng hỗn hợp xa niêm mạc (trĩ vành khăn).

                3. Kỹ thuật cải tiến cần được nghiên cứu thêm, với số bệnh nhân nhiều hơn có chia lô ngẫu nhiên đặc biệt chú ý tác dụng giảm đau và hiệu quả xa sau mổ mà chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới.

                Tài liệu tham khảo

                1. Beattie, GS et al : Follow up confirm sustained benefit of circumferential anoplasty in the management of proplapsing hemorrhoids. Br. J. Surg. 2001, 88 : 850-2.

                2. Ganio, E et la : Prospective randomized multicentre trial comparing stapled with open hemorrhoidectomy. Br. J. Surg, 2001, 88 : 669-74.

                3. Hayssen, TK. vcs : Limited Heamorrhoidectomy. Dis. Col. Rect, 1999, 42: 909-15.

                4. Khailil, K.H. et al : Randomized climical trial of sutured versus stapled closed heamorrhoidectomy. Brist.J. Surg, 2000, 87: 1352-5.

                5. Longo, A : Treatment of hemorrhoids disease by reduction of mucosa and hemorrhoidal prolapse with a circular suturing device. Proceedings of the 6th world congress of endoscopic surgery - Rome - Italy - June 3-6, 1998.

                6. Mehigan, BJ. et all : Stapling procedure for hemorrhoids versus Milligan Morgan heamorrhoidectomy. Lancet, 2000, 355, 782-5.

                7. Nhâm, NM : Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan. Ngoại khoa 1990, 4: 4-8

                8. Nhâm, NM : Phẫu thuật cắt trĩ bằng Laser ở người cao tuổi. Tạp chí Hậu Môn Trực Tràng Học, 2000, 2: 4-13.

                9. Salvati, E.P : Non operative management of hemorrhoids. Dis. Col. Rect, 1999, 42: 989-93.

                10. Winter, A et al : Longterm outcome folowing day case haemorrhoidectomy. Colorect. Dis. 2000, 2:19.
                (nguồn: BV Việt Đức)

                Comment


                • #9
                  wow cám ơn bác sĩ tương lai CDX nhìu nghen,thông tin ma CDX lên thiệt là có ích và rất chi tiết,TT đã đọc và hiểu biết thêm cách điều trị căn bệnh quái ác này chắc chắn là rất nhiều người mắc bệnh này nhưng ngại hỏi, có lẽ sau khi đọc xong bài này rồi thì họ sẽ thầm cảm ơn bạn đó

                  Comment


                  • #10
                    evo nghi www.ultroid.com thi sao?

                    Comment


                    • #11
                      Painless Hemorrhoid Treatment

                      cac ban need to see[/HIDE]

                      Currently Vietnamese Doctors Treat Painless Hemorrhoid treatment



                      Francis Nguyen Atlanta, GA

                      Dr. Pham -New Orleans

                      Dr. Nguyen Linh -Tampa, Fl

                      Comment


                      • #12
                        Google Ultroid se biet nhieu them

                        cac ban google ultroid se biet nhieu them chua cho binh nay.

                        Comment


                        • #13
                          NY Times Article about Ultroid

                          Archives
                          Removing Hemorrhoids In Painless Office Visit
                          E-MAIL
                          Print
                          Permissions
                          Save



                          By SANDRA BLAKESLEE
                          Published: April 25, 1991
                          More and more doctors are using a quick, painless way to eradicate hemorrhoids using mild electrical currents. The procedure is carried out in a doctor's office and patients go back to work immediately after treatment.
                          Two such techniques, one using direct current and the other alternating current, have been around for about five years but relatively few patients and physicians are familiar with them, said Dr. Daniel A. Norman, division chief of gastroenterology at Barton Memorial Hospital in South Lake Tahoe, Calif., who developed the direct current system.
                          People may think there is no alternative to surgery, which they dread, so they typically delay treatment for 6 to 10 years, Dr. Norman said. Many people are anemic by the time they seek help because of the bleeding associated with hemorrhoids.
                          A hemorrhoid is essentially a network of dilated veins protruding from the rectal wall. The veins stretch and widen under the strain of constipation, diarrhea, athletic exertion or pregnancy, with the condition complicated by obesity, a sedentary style of life, genetics, a low-fiber diet and aging. Many People Are Sufferers
                          Hemorrhoids are one of the most frequently occurring and disabling conditions of mankind. At least a third of the population and half of all people over the age of 50 have symtomatic hemorrhoids, doctors estimate. Moreover, four out of five people will have hemorrhoids at some time in their lives.
                          The first symptom is often a bright red spot of painless rectal bleeding. Since rectal bleeding can be an early sign of cancer or other disease, it is important to see a doctor when this symptom occurs, Dr. Norman said. While many hemorrhoids subside within a week or two, others progress over time causing itching, discharge of mucous and a bulge of raw, sore tissue.
                          The new method for treating hemorrhoids joins an arsenal of older treatments, all of which are designed to create an injury at the base of a hemorrhoid, thereby strangling the blood vessels that feed it, said Dr. Gayle M. Randall, an assistant professor of medicine at the University of California at Los Angeles School of Medicine and the director of endoscopy at the West Los Angeles Veterans Hospital. Controlled injuries are deliberately produced with chemicals, freezing, laser and infrared light, rubber bands and, more recently, electric currents.
                          Most hemorrhoids occur in a rectal area that has no nerve endings, she said, but when they collect blood and enlarge, they tend to move up and down with bowel movements. They bleed, itch and irritate the anal opening, which is has sensitive nerve endings.
                          Only about 5 percent of hemorrhoids occur near the anal opening and cause severe discomfort, said Dr. Randall, but they do not bleed. These so-called external hemorrhoids respond well to topical ointments and suppositories, she said. The more common internal hemorrhoids or mixed internal and external hemorrhoids require more aggressive treatment. The most aggressive of these is surgery, requiring hospitalization, general anesthesia and four to six weeks of recovery.
                          The goal of less invasive treatments is to close off the blood vessels to a hemorrhoid by creating an injury and a secondary scar that further reduces blood supply, Dr. Randall said. In all treatments except surgery, she said, the treated hemorrhoid retracts but does not disappear forever. Recurrences can occur several years after treatment, or new hemorrhoids may develop, even with surgery.
                          The newest methods using electricity seem to produce the least tissue injury for the greatest effect, Dr. Randall said. Patients say the procedures are painless.
                          One device, the Bicap, is a probe device that places one second pulses of alternating current at the hemorrhoid's base. Each hemorrhoid requires four or five pulses to coagulate the tissue, Dr. Randall said. "You hear a sizzle and the mucosa turns white" inside the rectum, she said. The hemorrhoid gradually shrinks over the next few weeks.
                          Electricity is conducted by moisture in the hemorrhoid, said Richard Kilgus, Bicap's product manager at Circon ACMI in Stamford, Conn. When the hemorrhoid dries out, the current cuts itself off automatically.
                          Another device, the Ultroid, made by the Cabot Medical Corporation of Langhorne, Pa., places a small direct current on the hemorrhoid through a probe device with the patient lying on a metal plate. The current strength is gradually increased and held in place for 6 to 10 minutes. Most of the electric energy is absorbed by the hemorrhoid, with the remainder picked up by the plate and returned to the Ultroid, thus completing the electric circuit, Dr. Norman said.
                          Although the exact mechanism for tissue injury is not known, Dr. Norman theorizes that the current breaks apart water and salt inside the hemorrhoid, creating a chemical reaction that forms lye and chlorine gas. These agents clot the blood vessel network, he said, creating spasms and further narrowing.
                          Dr. Randall and her colleagues, Dennis M. Jensen and Gustavo Machicabo, recently compared the Bicap and Ultroid in 100 patients, most of whom had failed to repond to other treatments. The devices were found 87 percent to 95 percent effective in shrinking hemorrhoids and ending the symptoms, with patients returning to work the same day.
                          In the oldest treatment, sclerotherapy, a chemical is injected just above the hemorrhoid, creating an intense inflammatory injury, while Cryotherapy, or freezing the hemorrhoidal tissue, is another therapy.
                          A more direct approach uses a device that pulls the hemorrhoid away from the wall of the rectum and slips a tiny rubber band over it, thus choking the blood supply and shrinking the hemorrhoid in a matter of days.
                          Hemorrhoids are also being attacked with lasers, Dr. Randall said, adding, "It's a little like going after a flea with an elephant gun."


                          Comment


                          • #14
                            Articles And Studies About Ultroid

                            Bibliography

                            Blakeslee, S. Removing hemorrhoids in painless office visit. New York Times:Health Section:2: April 25, 1991;.
                            Elliot D. Dr. Norman’s new device. Tahoe Daily Tribune. April 28, 1987:1.

                            Jensen DM, Jutabha R, Machicado GA, Jensen ME, Cheng S, Gornbein J, Hirabayashi K, Ohning G, Randall G. Prospective randomized comparative study of bipolar electrocoagulation versus heater probe for treatment of chronically bleeding internal hemorrhoids. Gastrointest Endosc. 1997 Nov;46(5):435-43.

                            Machicado GA, Cheng S, Jensen DM. Resolution of chronic anal fissures after treatment of contiguous internal hemorrhoids with direct current probe. Gastrointest Endosc 1997:45:157-62.

                            Norman DA, Newton R, Nicholas GV. Direct current electrotherapy of internal hemorrhoids: an effective, safe, and painless outpatient approach. Am J Gastroenteral 1989; 84:482-87.

                            Randall GM, Jensen DM, Machicado GA, Hirabayashi K, Jensen ME, You S, Pelayo E. Prospective randomized comparative study of bipolar versus direct current electrocoagulation for treatment of bleeding internal hemorrhoids. Gastrointest Endosc. 1994 Jul-Aug;40(4):403-10.

                            Yang R, Migikovsky B, Peicher J, Laine L. Randomized, prospective trial of direct current versus bipolar electrocoagulation for bleeding internal hemorrhoids.
                            Gastrointest Endosc. 1993 Nov-Dec;39(6):766-9.

                            Zinberg SS, Stern DH, Furman DS, Wittles JM. A personal experience in comparing three nonoperative techniques for treating internal hemorrhoids. Am J Gastroenteral 1989; 84:488-92.

                            Comment


                            • #15
                              Thanks for sharing.

                              Comment

                              Working...
                              X