Hôm nay được Mẹ mình cho một bịch "rau dại Mảnh Bát" ( còn gọi là dây bình bát) được hái ở hàng rào nơi 1 chùa VN ở Hà Oaicc , mình thật ngạc nhiên vì thấy loại dây leo dại này mọc rất nhiều nơi như hàng rào ở VN và ngay cả ở Hà Oai , và Mẹ mình nói là nấu canh ăn ngon lắm......mai mình nấu thử...hhheheh..
Lên Google search thì ra cũng là 1 vị thuốc :
Mảnh bát, Dây bình bát - Coccinia grandis (L) Voigt thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả: Cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hay hơn. Lá hình 5 thuỳ hình tam giác, có mũi nhọn cứng; tua cuốn đơn. Hoa đực và hoa cái giống nhau, mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm. Quả hình trứng ngược hoặc thuôn, dài 5cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ chứa nhiều hạt.
Ra hoa, kết quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Lá, rễ và toàn cây - Folium, Radix et Herba Cocciniae Grandis thường có tên là Hồng qua.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia... Mọc hoang trên nương rẫy, ở rào, lùm bụi từ vùng thấp tới vùng cao 1500m khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Cây chứa enzym hormon và vết của alcaloid. Dịch lá chứa một một amylase. Rễ chứa acetat lupeol và aceta B-amyril và B-sitosterod. Quả non (của thứ cây đắng) chứa lypeol, B-amyrin và cả cucurbitacin B-glucosid.
Tính vị, tác dụng: Vỏ và rễ có tác dụng xổ, rễ hạ nhiệt; lá hạ nhiệt, dùng ngoài chống ngứa, tiêu viêm, quả trị đái đường.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non và quả dùng làm rau ăn.
Ở Ấn Ðộ dịch lá và rễ dùng trị bệnh đái đường.
Ở Campuchia người ta dùng dịch chiết từ thân cây để trị bệnh đau giác mạc.
Ở Ấn Ðộ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
Ở Inđônêxia, người ta còn dùng cây làm thuốc trị bệnh đậu mùa, đau dạ dày và ruột.
Dân gian dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau hay các khớp bị viêm; có người dùng dây. Lá Mảnh bát phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mầm trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để trị huyết áp.
Theo Sức khoẻ cho mọi người.
Lên Google search thì ra cũng là 1 vị thuốc :
Mảnh bát, Dây bình bát - Coccinia grandis (L) Voigt thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả: Cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hay hơn. Lá hình 5 thuỳ hình tam giác, có mũi nhọn cứng; tua cuốn đơn. Hoa đực và hoa cái giống nhau, mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm. Quả hình trứng ngược hoặc thuôn, dài 5cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ chứa nhiều hạt.
Ra hoa, kết quả quanh năm.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia... Mọc hoang trên nương rẫy, ở rào, lùm bụi từ vùng thấp tới vùng cao 1500m khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Cây chứa enzym hormon và vết của alcaloid. Dịch lá chứa một một amylase. Rễ chứa acetat lupeol và aceta B-amyril và B-sitosterod. Quả non (của thứ cây đắng) chứa lypeol, B-amyrin và cả cucurbitacin B-glucosid.
Tính vị, tác dụng: Vỏ và rễ có tác dụng xổ, rễ hạ nhiệt; lá hạ nhiệt, dùng ngoài chống ngứa, tiêu viêm, quả trị đái đường.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non và quả dùng làm rau ăn.
Ở Ấn Ðộ dịch lá và rễ dùng trị bệnh đái đường.
Ở Campuchia người ta dùng dịch chiết từ thân cây để trị bệnh đau giác mạc.
Ở Ấn Ðộ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
Ở Inđônêxia, người ta còn dùng cây làm thuốc trị bệnh đậu mùa, đau dạ dày và ruột.
Dân gian dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau hay các khớp bị viêm; có người dùng dây. Lá Mảnh bát phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mầm trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để trị huyết áp.
Theo Sức khoẻ cho mọi người.
Comment