Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Rau thơm - những vị thuốc quý

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Rau thơm - những vị thuốc quý

    --------------------------------------------------------------------------------

    --------------------------------------------------------------------------------


    Bạc hà có thể giải cảm.
    Hằng ngày khi ăn rau thơm, ta đã hấp thu được một lượng lớn tinh dầu, chất diệp lục và các pectin có tính kháng khuẩn mạnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể chữa bệnh.

    - Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, mùi đắng, tính ấm. Củ hẹ và lá hẹ thường dùng chữa ho, lỵ, giun kim, đau họng, hen suyễn.

    Cách dùng: Hấp đường phèn với lá, củ hẹ giã nát, lấy nước, ngậm nuốt từ từ để chữa ho hen. Giã vắt nước cốt hẹ thụt hậu môn để trị giun kim khi giun xuống hậu môn.

    - Bạc hà: Vị cay, thơm, tính mát, giúp phát tán phong nhiệt, hạ sốt; thường dùng chữa cảm, nhức đầu, dị ứng nổi mề đay, viêm họng có sốt, đàm vướng cổ, đau họng khản tiếng, say nắng, thúc sởi mau mọc.

    - Hành: Vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, giải hàn tà, lợi khí, tiêu sưng; thường dùng chữa cảm cúm (nấu cháo hành, tía tô, tiêu, gừng ăn nóng để giải cảm cúm). Trị đau bụng do lạnh, đau răng, mụn nhọt, lợi tiểu, an thai.

    - Diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu ung thũng, lợi tiểu, điều kinh. Thường dùng chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, lòi dom, sốt xuất huyết, trĩ ra máu, kinh nguyệt không đều.

    - Húng chanh: Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đàm, diệt khuẩn, tiêu độc trừ phong. Thường dùng làm thuốc chữa ho, cảm cúm, chữa kiến độc, bọ cạp và rết đốt (giã nát húng chanh đắp lên vết đốt, sẽ giảm đau nhức).

    - Kinh giới: Vị cay, tính ấm, phát tán phong hàn, thông huyết mạch, thường dùng chữa cảm hàn, giải độc, cảm nhiễm gây đau nhức. Khi sao đen kinh giới thì nó có tác dụng cầm máu. Thường dùng để chữa đái ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam.

    - Ngò (rau mùi): Vị cay thơm, tính ấm, kích thích tiêu hóa, chống tà khí, thông khí uất ở đường tiêu hóa. Thường dùng trị cảm lạnh, thúc ban sởi mau mọc. Hạt ngò dùng làm thuốc chữa tắc sữa, mặt bị nám, ban, sởi, lòi dom. Người bị hôi nách, hôi miệng, sưng chân không ăn ngò. Khi uống thuốc có các vị bạch truật, mẫu đơn bì thì kiêng ăn ngò.

    - Rau ngổ: Vị cay thơm, mát, có tác dụng tiêu thực, cầm máu. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa băng huyết, thổ huyết, mụn nhọt viêm sưng.

    - Mùi tàu: Vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng thông khí, trừ hàn, tiêu thực. Thường dùng để chữa cảm mạo, ăn uống khó tiêu.

    - Rau răm: Vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa. Thường dùng khi ăn trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng và làm ấm tỳ vị.

    - Tía tô: Vị cay, tính ấm, phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá; an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.

    Tía tô còn được dân gian dùng chữa mụn cóc rất hiệu nghiệm: Lá tía tô rửa sạch, để khô đặt lên mụn, chà xát nhiều lần đến khi lá nát, hết nước thì bỏ đi và cũng không cần để ý đến mụn nữa. Vài ngày sau nhìn lại thì mụn bay hết lúc nào không biết.

    Lương y Minh Chánh, Sức Khoẻ & Đời Sống
Working...
X