Một số vị thuốc Nam dễ kiếm, rẻ tiền như hương nhu, húng chanh, ngò gai... có thể khử mùi hôi răng miệng một cách hiệu quả. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản.
Hương nhu
Hương nhu còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng, mật phong thảo. Có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng. Theo Đông y, cây này vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng.
Bài thuốc: Lấy 10 g hương nhu sắc với 200 ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.
Húng chanh
Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô. Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà; chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.
Bài thuốc: Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
Lá ngò gai
Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu, tên chữ Hán là dã nguyên tuy. Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa...
Bài thuốc: Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Phương thuốc Trầm hương đánh răng tán
Đây là phương thuốc dùng bột hỗn hợp của một số vị thuốc đánh răng hàng ngày để khử trừ mùi hôi miệng, làm chắc răng, cung cấp dinh dưỡng cho râu tóc.
Dược liệu: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (quả lựu) chua, vỏ kha tử, thanh diêm, thanh đại, mỗi vị đều 9 g; đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ tử mỗi vị 18 g; mẫu đinh hương 6 g, tro hà diệp 3 g, nam nhũ hương 3 g, long não và xạ hương mỗi vị 2 g.
Các vị thanh diêm, thanh đại, nam nhũ hương, long não nghiền nhỏ. Còn vị xuyên khổ luyện thái thành 4 miếng, sấy khô. Tế tân bỏ đọt. Tất cả các vị trên nghiền nhỏ, trộn đều thành bột hỗn hợp cất vào lọ dùng dần.
Dùng thuốc bột này đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau đó dùng nước ấm súc miệng. Mỗi lần đánh răng chỉ cần dùng 2 g bột.
Phương thuốc này bao gồm các vị thuốc thơm, có tác dụng làm chắc răng. Các vị trầm hương, bạch đàn hương, hương phụ tử, mẫu đinh hương, nhũ hương, long não, xạ hương đều là loại dược liệu tân hương mà Trung y cho rằng, các dược liệu có vị cay đều có tác dụng phát tán, hành khí, hành huyết nên giúp thúc đẩy sự vận hành của máu, làm lượng máu đến nuôi dưỡng răng lợi được nhiều hơn. Còn vị đương quy có tác dụng giảm đau, dưỡng huyết, chữa được cả chứng chảy máu cam. Các vị xuyên khổ luyện, vỏ thạch lựu đều có tính sát khuẩn, nhưng vỏ thạch lựu cùng kha tử đều có vị chua nên cầm được máu. Vị hà diệp làm tan máu ứ, tiêu thũng, ung sưng, chữa được nôn ói ra máu, chảy máu cam. Hà diệp đốt thành tro làm tăng tác dụng cầm máu nhờ đặc điểm thu liễm. Tế tân có tác dụng khu phong, tán hàn, giảm đau. Thanh diêm giúp răng chắc và chữa được nhiều bệnh về răng miệng. Thanh đại có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng.
Như vậy, tổng thể của toàn phương thuốc này là thanh nhiệt giảm sưng, cầm máu, khu phong, tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng, khử mùi hôi, tư nhuận râu tóc...
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Hương nhu
Hương nhu còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng, mật phong thảo. Có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng. Theo Đông y, cây này vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng.
Bài thuốc: Lấy 10 g hương nhu sắc với 200 ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.
Húng chanh
Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô. Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà; chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.
Bài thuốc: Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
Lá ngò gai
Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu, tên chữ Hán là dã nguyên tuy. Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa...
Bài thuốc: Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Phương thuốc Trầm hương đánh răng tán
Đây là phương thuốc dùng bột hỗn hợp của một số vị thuốc đánh răng hàng ngày để khử trừ mùi hôi miệng, làm chắc răng, cung cấp dinh dưỡng cho râu tóc.
Dược liệu: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (quả lựu) chua, vỏ kha tử, thanh diêm, thanh đại, mỗi vị đều 9 g; đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ tử mỗi vị 18 g; mẫu đinh hương 6 g, tro hà diệp 3 g, nam nhũ hương 3 g, long não và xạ hương mỗi vị 2 g.
Các vị thanh diêm, thanh đại, nam nhũ hương, long não nghiền nhỏ. Còn vị xuyên khổ luyện thái thành 4 miếng, sấy khô. Tế tân bỏ đọt. Tất cả các vị trên nghiền nhỏ, trộn đều thành bột hỗn hợp cất vào lọ dùng dần.
Dùng thuốc bột này đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau đó dùng nước ấm súc miệng. Mỗi lần đánh răng chỉ cần dùng 2 g bột.
Phương thuốc này bao gồm các vị thuốc thơm, có tác dụng làm chắc răng. Các vị trầm hương, bạch đàn hương, hương phụ tử, mẫu đinh hương, nhũ hương, long não, xạ hương đều là loại dược liệu tân hương mà Trung y cho rằng, các dược liệu có vị cay đều có tác dụng phát tán, hành khí, hành huyết nên giúp thúc đẩy sự vận hành của máu, làm lượng máu đến nuôi dưỡng răng lợi được nhiều hơn. Còn vị đương quy có tác dụng giảm đau, dưỡng huyết, chữa được cả chứng chảy máu cam. Các vị xuyên khổ luyện, vỏ thạch lựu đều có tính sát khuẩn, nhưng vỏ thạch lựu cùng kha tử đều có vị chua nên cầm được máu. Vị hà diệp làm tan máu ứ, tiêu thũng, ung sưng, chữa được nôn ói ra máu, chảy máu cam. Hà diệp đốt thành tro làm tăng tác dụng cầm máu nhờ đặc điểm thu liễm. Tế tân có tác dụng khu phong, tán hàn, giảm đau. Thanh diêm giúp răng chắc và chữa được nhiều bệnh về răng miệng. Thanh đại có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng.
Như vậy, tổng thể của toàn phương thuốc này là thanh nhiệt giảm sưng, cầm máu, khu phong, tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng, khử mùi hôi, tư nhuận râu tóc...
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)