Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về bài thuốc xông

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về bài thuốc xông

    Trước đây tôi có đọc qua ở đâu đó nói về bài thuốc xông gồm có 3 nhóm,mỗi nhóm có mấy loại lá cây để mình tự chọn và mỗi nhóm có tác dụng khác nhau như diệt khuẩn ,thông khí quản....Nay tôi quên mỗi nhóm gồm các lá cây gì và tác dụng của mỗi nhóm như thế nào,mong Anh chị nào biết giúp cho.Cám ơn nhiều lắm và chúc luôn vui vẻ.

  • #2
    Nguyên Văn Bài Viết Của vinhbinh View Post
    Trước đây tôi có đọc qua ở đâu đó nói về bài thuốc xông gồm có 3 nhóm,mỗi nhóm có mấy loại lá cây để mình tự chọn và mỗi nhóm có tác dụng khác nhau như diệt khuẩn ,thông khí quản....Nay tôi quên mỗi nhóm gồm các lá cây gì và tác dụng của mỗi nhóm như thế nào,mong Anh chị nào biết giúp cho.Cám ơn nhiều lắm và chúc luôn vui vẻ.

    Theo Tây y thi có loại thuốc viên để xông khi đau đầu nghẹt mũi , cái này HKy có dùng qua cũng tốt lắm , nhưng không xông toàn thân như cách vn.

    ...thôi cho Hky thêm 1 cái ghế ngồi bên chờ có cao nhân nào biết hướng dẫn dùm. ,



    Last edited by Hiểu Kỳ; 09-08-2009, 04:23 AM.
    ***************

    Comment


    • #3
      Này nhá.. thông khí quản thì bỏ lá cây khuynh diệp vào nấu với lá chanh hay vỏ chanh...khg có lá khuynh diệp thì xịt dầu bạc hà vào.. cộng với 2 tép xã đập dập nó ra.. nấu xong trùm mền lại xông.. xông xong đi tắm..1/2 tiếng sau khò 1 giấc dậy là thay đồ đi casino chơi được òi đó

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của vinhbinh View Post
        Trước đây tôi có đọc qua ở đâu đó nói về bài thuốc xông gồm có 3 nhóm,mỗi nhóm có mấy loại lá cây để mình tự chọn và mỗi nhóm có tác dụng khác nhau như diệt khuẩn ,thông khí quản....Nay tôi quên mỗi nhóm gồm các lá cây gì và tác dụng của mỗi nhóm như thế nào,mong Anh chị nào biết giúp cho.Cám ơn nhiều lắm và chúc luôn vui vẻ.



        Nếu bạn đọc được bài thuốc xông như đã nói ở trên thì đúng là do Danh Y viết ra rùi , tiếc là bạn không nhớ.....Mình cũng lục lọi mấy hôm nay mà không thấy......chỉ có những bài viết chung chung mà thui , mình post dưới đây để bạn tham khảo nha...



        Bài thuốc xông chữa cảm cúm
        Phương pháp dùng nồi xông để điều trị cảm cúm đã được dân gian sử dụng từ lâu đời. Nó cũng tỏ ra rất hiệu quả, cho nên phương pháp này vẫn được mọi người sử dụng và truyền cho nhau nhất là ở vùng nông thôn miền núi, nơi mà đời sống người dân còn thấp.
        Cấu tạo của nồi lá xông
        Với kinh nghiệm dân gian, quả thật là rất phong phú. Nhưng nhìn chung có thể thấy các loại lá để làm nồi xông gồm có các loại lá thơm có tinh dầu có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Ở đây xin dẫn ra một số lá, một số cây mà bà con quen dùng: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu… Ngoài ra, mỗi địa phương bà con còn dùng những loại lá theo kinh nghiệm của riêng mình.
        Cách nấu và tiến hành xông
        Các thứ lá trên rửa sạch cho vào xoong đổ vừa nước, lấy lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín tránh gió lùa. Đặt nồi xông trên giường, bệnh nhân trùm kín chăn ngồi xông từ 15 – 20 phút. Khi đã thoát được mồ hôi, bệnh nhân dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo mới. Khi tiến hành xông cần có một người ở bên để phục vụ và chăm sóc người bệnh.
        Khi nào thì dùng nồi lá xông?
        Khi bị cảm cúm có các triệu chứng: Đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm. Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc làm xuất hiện một lọat những triệu chứng kể trên.
        Kết quả sau khi xông
        Dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường hô hấp đến tận phế nang. Hơi nước vào khoang miệng, vào niêm mạc mắt mũi và qua da để vào cơ thể. Tới đâu đều có sự trao đổi chất ở đó.
        Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khớ thỏ. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt… Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.
        Sau khi vừa xông xong có thể cho bệnh nhân ăn cháo nóng có lá tía tô, hành, tiêu bắc, chanh ớt…
        Những điều cần lưu ý:
        Những trường hợp cảm cúm chỉ cần xông 1 – 2 lần là được. Không nên xông nhiều lần. Xông nhiều lần sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ sức khỏe. Không xông đối với trường hợp cảm thử (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả).
        Phương pháp dùng nồi xông là phương pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền. Kết quả cũng như mặt tích cực của nó là rất đáng kể. Mỗi gia đình nên tích cực trồng cây dược liệu trong vườn, chắc chắn có nhiều khi cần đến nó./.

        Theo Sức khỏe và đời sống



        Những cách xông trị viêm mũi - họng từ Đông đến Tây

        Từ lâu, dân gian đã có nhiều cách xông để chữa viêm mũi - họng, làm thông mũi... rất đơn giản từ cây lá. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Dân gian thường sử dụng những loại lá cây có chứa tinh dầu và hương thơm như: lá khuynh diệp, lá sả, bạc hà, lá chanh, lá tía tô, lá ổi; lá kinh giới... Tinh dầu chứa trong cây lá có tính sát trùng và làm thông mũi - họng, khi xông ngoài chữa viêm nhiễm còn giúp người bệnh dễ chịu. Cho các loại cây lá vào nồi, đổ đầy nước, đậy kín, đun thật sôi và đem ra xông. Cách xông có thể xông toàn thân hoặc xông riêng vùng mũi - họng. Nhưng lưu ý khi xông phải mở nắp nồi xông từ từ và hít hơi xông từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra bằng đường miệng. Xông khoảng 10 - 15 phút sẽ có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi rất hay. Ngoài ra, còn có bài thuốc xông sau đây chữa chứng nghẹt mũi, hắt xì và đau đầu, gồm các vị thuốc như: bắc kinh giới (1 lượng), bạc hà diệp, quả ké đầu ngựa, phòng phong (mỗi thứ 5 chỉ), tân di hoa (1 lượng) và tế tân (3 chỉ). Cách xông cũng nấu lên và xông như cách xông dân gian". Còn lương y Phan Cao Bình có những cách xông mũi dân gian khác như: dùng 30 gr cỏ cứt lợn nấu sôi chừng 10 phút để xông. Sau khi xông, có thể dùng nước xông này nấu cô đặc hơn, rồi dùng nó nhỏ mũi trong ngày; hoặc dùng bài thuốc gồm các loại: 30 gr cỏ hôi, 20 gr tân di hoa, 12 gr ké đầu ngựa, 12 gr cam thảo đất sắc uống kết hợp với cách xông trên.

        Ngoài ra, trong những trường hợp gấp gáp như đi công tác xa mà bị viêm mũi - họng, nghẹt mũi khó chịu, thì có thể dùng tép tỏi đập dập và mấy giọt tinh dầu cho vào ly (hoặc tô) nước nóng, rồi lấy bìa giấy cứng cuộn lại làm thành cái phễu, chụp đầu lớn phễu lên ly nước, đầu nhỏ đặt vào mũi, họng để xông...

        Còn cách xông hiện đại bằng máy, theo bác sĩ Phạm Thanh Sơn thường có hai dạng máy xông: ở dạng máy thông thường, máy sẽ phun thuốc thành hơi sương thấm vào các niêm mạc ở vùng mũi - họng, thanh quản, khí quản, phế quản... và dạng máy xông siêu âm sẽ làm cho thuốc tạo thành những hạt rất nhỏ, mịn để đi sâu vào niêm mạc, hay vào đến tận phế nang... Mỗi lần xông từ 20 - 30 phút. Sau khi xông phải vệ sinh dụng cụ xông sạch sẽ, để không làm lây nhiễm bệnh.

        T.T
        Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)



        Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt

        Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm.
        Một số bài thuốc dễ áp dụng khác:
        - Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.
        - Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.
        - Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn…
        - Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.
        - Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.
        - Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.



        Bạc hà giúp chữa cảm nóng.



        - Lá tía tô khô 15 g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8 g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.
        - Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.
        - Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét.

        BS Kim Ngân, Sức Khỏe & Đời Sống
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #5
          cảm ơn HA và huynh Na hen , Hkỳ đọc và chọn lại những chi tiết cần nhớ để sử dụng sao cho phù hợp ở cái xứ lạnh , chúc vui vui
          ***************

          Comment

          Working...
          X