Trong nha đam có chứa thành phần Mucin, có tác dụng điều tiết chất dịch ở tổ chức da, duy trì thành phần nước và chất nhờn, giúp làm đẹp da, mượt tóc.
Làm đẹp da
Những người da khô và da nhờn nếu thường xuyên sử dụng nha đam, thì da sẽ trở về trạng thái trung tính, cách dùng như sau: lấy lá nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Mỗi lần sử dụng, dùng một ít nước này hòa thêm nước cho loãng ra rồi thoa đều lên da. Nước nha đam dùng còn dư cất vào tủ lạnh để dùng những lần sau. Khi dùng đem ra để cho nó tự tan ra rồi dùng, nước nha đam đã tan ra không nên cất vào tủ lạnh lần nữa. Do vậy, dùng bao nhiêu, chế biến bấy nhiêu là tốt nhất.
Những người da dễ dị ứng, khi thoa nước nha đam có thể sẽ xuất hiện phản ứng đỏ ngứa da. Vì vậy, trước khi sử dụng nha đam nên thử xem da có bị dị ứng không. Cách thử như sau: dùng một ít nước nha đam bôi ở mặt trong cánh tay, sau đó quan sát xem da có bị dị ứng không, nếu không có triệu chứng đỏ ngứa thì cứ yên tâm sử dụng.
Làm mượt tóc
Còn với cách làm mượt tóc, thì lấy lá nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Khi sử dụng, trước hết phải lấy nước ấm đổ cho ướt đều tóc, rồi dùng 2 muỗng nhỏ nước nha đam hòa thêm nước lạnh cho loãng rồi tẩm đều lên tóc, phần chân tóc cũng phải được tẩm ướt, sau đó dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam. Khoảng 5 - 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm.
Những người hay bị rụng tóc, khi dùng nước nha đam gội tóc nên dùng tay xoa bóp da đầu, đồng thời kéo dài thời gian dùng khăn trùm tóc để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam.
Đang có thai không nên dùng!
Theo lương y Hoài Vũ, nha đam có vị đắng, tính mát, vào 4 kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu) nhuận tràng, thông đại tiện, thường được dùng chữa một số bệnh: đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật)... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ đang có thai không nên dùng.
Thanh Tùng
Làm đẹp da
Những người da khô và da nhờn nếu thường xuyên sử dụng nha đam, thì da sẽ trở về trạng thái trung tính, cách dùng như sau: lấy lá nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Mỗi lần sử dụng, dùng một ít nước này hòa thêm nước cho loãng ra rồi thoa đều lên da. Nước nha đam dùng còn dư cất vào tủ lạnh để dùng những lần sau. Khi dùng đem ra để cho nó tự tan ra rồi dùng, nước nha đam đã tan ra không nên cất vào tủ lạnh lần nữa. Do vậy, dùng bao nhiêu, chế biến bấy nhiêu là tốt nhất.
Những người da dễ dị ứng, khi thoa nước nha đam có thể sẽ xuất hiện phản ứng đỏ ngứa da. Vì vậy, trước khi sử dụng nha đam nên thử xem da có bị dị ứng không. Cách thử như sau: dùng một ít nước nha đam bôi ở mặt trong cánh tay, sau đó quan sát xem da có bị dị ứng không, nếu không có triệu chứng đỏ ngứa thì cứ yên tâm sử dụng.
Làm mượt tóc
Còn với cách làm mượt tóc, thì lấy lá nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Khi sử dụng, trước hết phải lấy nước ấm đổ cho ướt đều tóc, rồi dùng 2 muỗng nhỏ nước nha đam hòa thêm nước lạnh cho loãng rồi tẩm đều lên tóc, phần chân tóc cũng phải được tẩm ướt, sau đó dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam. Khoảng 5 - 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm.
Những người hay bị rụng tóc, khi dùng nước nha đam gội tóc nên dùng tay xoa bóp da đầu, đồng thời kéo dài thời gian dùng khăn trùm tóc để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam.
Đang có thai không nên dùng!
Theo lương y Hoài Vũ, nha đam có vị đắng, tính mát, vào 4 kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu) nhuận tràng, thông đại tiện, thường được dùng chữa một số bệnh: đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật)... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ đang có thai không nên dùng.
Thanh Tùng