Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Quan Niệm Bổ Trong Đông Y

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quan Niệm Bổ Trong Đông Y

    Quan Niệm Bổ Trong Đông Y


    Theo quan điểm tây y, có bốn nhóm dinh dưỡng cơ bản giúp cơ thể con người bồi bổ cho sức khỏe gồm nước, chất đường (carbo-hydrates), chất béo (fats) và chất đạm (proteins). Song song với bốn chất căn bản chính yếu giúp con người tồn tại thì những chất bổ phụ giúp cho sức khỏe (health supplements) dưới hai dạng sinh tố (vitamins) và khoáng chất (minerals). Y khoa tây y chú trong vào sự phân tích để cho thấy cơ thể thiếu hụt hay thặng dư chất nào để điều chỉnh cho nhu cầu của cơ thể.

    Bằng phần dẫn nhập trên, ta hãy quay về với cách trị bệnh cổ điển của ông bà chúng ta xa xưa từ ngàn năm về trước xét xem quan niệm y học giúp họ tồn tại như thế nào. Theo y khoa đông y dựa trên căn bản âm dương ngũ hành, việc bồi bổ được hiểu qua hai khía cạnh căn bản là bổ âm hay bổ dương. Khi người y sĩ đông y chẩn mạch hay bắt mạch để định bệnh cho thấy phần âm hay dương bị khiếm khuyết để cần điều chỉnh lại.

    Nếu chứng dương hư hay dương khí thiếu hụt thì năng lượng hoạt động cần điều chỉnh hay bồi bổ lại cho thích hợp.

    Còn thuốc bổ âm được cho khi sự chẩn mạch cho thấy chứng âm hư. Thông thương khi bổ huyết có tác dụng âm tính cho sự bổ âm.

    Đông y còn chia ra 2 loại bổ cho cơ thể con người như bổ khí và bổ máu

    Thế Nào là Bổ Khí và Bổ Huyết ?

    I) Bổ Khí



    Thuốc bổ khí hay nôm na là bổ hơi (energy) có tác dụng bồi bổ chức năng các tạng phủ đã bị suy yếu hay làm cho cơ thể suy nhược. Người y sĩ phải định chẩn xem cơ quan nào bị hư như tâm, phế, tỳ hay thận, thì loại thuốc thích ứng sẽ được bốc hay ra toa.

    Y khoa đông y dựa trên căn bản tổng hợp nhiều chất liên hoàn tiếp dẫn và hổ tương nhau, nên sự gia giảm rất cần thiết khi người y sĩ có kinh nghiệm ra toa.

    Bài viết này xin chỉ mạn bàn trong sự giới hạn một số chất bổ khí thông dụng như sau:

    1) Sâm Hoa Kỳ (Radix Panacis Quinquefolli):

    Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận.

    Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần.

    2) Đảng Sâm (Radix Codonopsis Pilosulae):

    Đảng sâm có nhiều ở miền đông bắc Trung Quốc và vùng Cao Bă‘c Lạng của Việt Nam. Dược chất chủ yếu là saponin, alkaloid, sucrose, glucose và insulin. Đảng sâm có vị ngọt. Khi vào cơ thể sẽ qui vào các kinh tỳ và phế.

    Đảng sâm được dùng để chống mệt mõi, gia tăng hệ thống miễn nhiễm tạo bạch huyết cầu, giúp sự chống lở loét bao tử do acetic acid, làm dãn mạch máu tim làm hạ áp huyết. Ngoài ra đảng sâm còn có công dụng hữu hiệu chống viêm đại tràng.

    3) Hoàng Kỳ (Radix Astragali):

    Hoàng kỳ còn có tên khác là Bắc kỳ, mang tính ôn và vị ngọt. Hoàng kỳ ngày nay được phổ thông hóa trong thị trường dược thảo Hoa Kỳ vì đặc tính cho công dụng hữu ích và đem lại tác dụng hiệu quả của nó. Phân tích các nguyên tố trong hoàng kỳ người ta thấy có folic acid, cholin, selenium, calcium, sắt, phosphorus, magnesium...

    Hoàng kỳ có công dụng tăng cường hệ thống miễn nhiễm cho cơ thể phòng chống bệnh tật. Hoàng kỳ còn làm gia tăng sự chuyển hóa các hóa chất xúc tác (metabolism) nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Hoàng kỳ có công dụng kháng sinh, chống viêm thận. Hoàng kỳ còn được dùng như chất lợi tiểu, làm hạ huyết áp và làm dãn nở mạch co thắt của tim. Hoàng kỳ được dùng trong y khoa đông y trị các bệnh tim mạch.

    4) Linh Chi (Ganoderma Lucidii):

    Linh chi vốn được xem như thần dược, linh chi mọc ở nhiều nơi á châu như Trung Quốc, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cao Ly và Nhật Bản. Linh chi có nhiều màu như đỏ, đen, xanh, vàng và tím. Linh chi có tính ôn, vị ngọt, vào cơ thể qua các kinh Tâm, Can và Phế, có thành phần amino acid, protein, saponin, steroid, polysaccharid, germanium và ganoderic acid.

    Linh chi có công dụng an thần, giải độc bảo vệ gan, đề phòng hệ miễn dịch, chống ung thư, giúp khí huyết lưu thông trị cao máu, chống xơ cứng động mạch, và rất tốt cho tim.

    5) Bạch Truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae):

    Bạch Truật có nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Vào cơ thể qua các kinh tỳ và vị, có các thành phần atractylon và sinh tố A. Bạch truật dùng để tăng lượng bạch cầu, tăng hệ thống miễn dịch, chống viêm gan, bảo vệ gan, làm thư dãn mạch máu, chống sự tích tụ máu hay máu đông đặc. Bạch truật được dùng chống ung thư. Bạch truật có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thụ


    II) Bổ Máu

    Trong quan niệm y khoa đông y khi đề cập về bổ cũng bao hàm khả năng lọc máu và tạo máu hay sự rối loạn máu huyết trong cơ thể phụ nữ. Khi phụ nữ bị kinh nguyệt không điều, bị rong kinh, tắt kinh, hay thiếu máu,... mà tất cả nguyên nhân liên quan đến máu huyết y sĩ cần chẩn bệnh và xác định bệnh trạng. Trong kho tàng dược thảo đông y có muôn vàn loại hoa cỏ, củ rễ dược thảo hay nguồn làm thức ăn, thức uống bổ máu mà bài viết này chỉ nêu lên một số dược thảo tiêu biểu mà thôi.

    1) Đương Qui (Radix Angelicae Sinensis):

    Đương qui được ngành dược thảo tây y ghi nhận có công dụng thiết thực cho các sản phụ trong thời gian thai nghén. Người Hoa đã xử dụng dược thảo này cả ngàn về trước. Đương qui mang tính ôn, vị cay, ngọt và vào cơ thể qua các kinh tâm, can và tỳ. Các thành phần hóa học chủ yếu là sinh tố 12, folic acid, carotene, beta-sitosterol, dihydrophtalic anhydrid, butylidene phtalid, sucrose,...

    Đương qui tăng sự co thắt tử cung, tăng sinh tố E đề phòng sẩy thai. Đương qui làm dãn thành động mạch tăng lưu lượng máu, chống sự kết tụ huyết khối với tác dụng giảm sự rối loạn máu huyết, chống sự viêm tiểu cầu, bảo vệ gan tạo máu và lọc máu. Đương qui giúp tăng áp huyết đối với bệnh thấp áp huyết, làm dã nở phế quản giúp cho bệnh nhân ho hen vì suyễn. Đương qui còn co tác dụng lợi tiểu và tạo tác dụng kháng sinh cho cơ thể.

    2) Thục Địa (Radix Rehmannae Glutinosae Conquitae):

    Thục địa là phần củ của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa libosch), mang tính ôn, hơi ngọt. Tinh chất thục địa sẽ đi vào hai kinh can và thận. Thành phần hóa học gồm rehmannin, campesterol, manitol, beta-sitosterol, catalpol, stigmasterol, anginin và glucose.

    Ứng dụng trị bệnh thục địa hoàng làm gia tăng lưu lượng máu, làm dãn nở cơ tim, co bóp nhịp tim và tạo chất kháng sinh rất tốt cho hệ thống miễn nhiễm.

    3) Hà Thủ Ô (Radix Poligoni Multiflori):

    Hà thủ ô có hai loại là đỏ và trắng. Hà thủ ô đỏ mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Thành phần hóa học có lecithin, emodin, chrysophanic acid, rhein và chrysophanic acid anthrone.

    Công dụng Hà thủ ô là hạ cholesterol, chống chứng xơ cứng thành động mạch, có tác dụng nhuận tràng, có tác dụng kháng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, làm cho tóc đen và chống lão hoá. Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế, ngăn cản tế bào ung thư phát triển và làm mạnh hệ thống miễn nhiễm.

    4) Bạch Thược Dược (Radix Paconiae Lactiflorae):

    Bạch thược dược là rể cây thược dược được sấy khô, mang tính hàn, vị đắng và chua. Thành phần hóa học gồm paenoflorin, paeonol, paeonin, tritepenoid và sistoterol.

    Ư’ng dụng như chất thuốc an thần, làm thư dãn mạch máu hệ thần kinh, chống sự tích tụ của máu, chống viêm đại tràng, nhuận tràng, bạch thược dược có tác dụng chống chứng mồ hôi trộm và dùng như chất lợi tiểu.

    5) Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii Chinensis):

    Câu kỷ tử là quả chín màu đỏ, kích thước hạt tiêu, mang vị ngọt, tính ôn. Khi vào cơ thể tinh chất câu kỷ tử sẽ qua kinh can, phế và thận. Thành phần hoá học có carotene, thiamine, riboflavin, beta-sitosterol, sinh tố C, A và linoleic acid. Công dụng của câu kỷ tử là bảo vệ hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol, làm hạ áp huyết do việc làm dãn nở thành mạch máu. Câu kỷ tử được dùng chống ung thư (anti-oxidant).

    * Những Lưu Ý Khi Dùng Dược Thảo:

    Xuyên qua phần trình bày sơ lược trên, chúng ta thấy y khoa đông y dựa trên dược thảo khô hay tươi như sâm, hoàng kỳ, thục địa, đơn qui, câu kỷ tử, hà thủ ô,... vì không qua qui trình biến chế có pha thêm các chất hóa học, do đó phương pháp điều trị cho bệnh nhân có thể tránh được các phản ứng phụ gây tác hại bất lợi cho cơ thể, trị bệnh này lại phát sinh ra bệnh khác. Đó là cái lợi khi dùng dược thảo. Tuy vậy đời sống theo luật tương đối vì có vài loại dược thảo bị FDA liệt kê vào danh sách cấm sử dụng như ma hoàng, mộc thông, phụ tử, bọ cạp,... vì mang các độc chất (toxins) nên được khuyến cáo không nên dùng.

    1) Ma hoàng: (thuộc gốc Ephedraceae): dùng trị các bệnh ho hen, phế quản, suyễn, cảm cúm thuộc về đường hô hấp. Nó có chứa chất ephedrin có tác dụng như chất adrenalin, ở lượng nhiều nó làm thông đường tiểu tiện, toát mồ môi và làm giảm dịch vị trong tỳ, làm bệnh nhân không muốn ăn, song song với việc mất nước nhiều trong cơ thể làm bệnh nhân sẽ mau sụt ký và trong một thời gian ngắn giảm cân thật mau lẹ, và vì hậu quả của nó là ở lượng cao, ma hoàng làm hạ áp huyết mau lẹ, tuyến hô hấp tăng nhanh, khó thở, đưa đến tử vong khi tim ngừng đập.

    2) Mộc thông: dùng trong mục đích lợi tiểu và thông huyết mạch, khi dùng ở lượng cao sẽ hạ thấp áp huyết, buồn nôn, ói mửa gây ra tử vong.

    3) Phụ Tử: là một trong bốn dược vị thông dụng để bổ dương trong đông y là sâm, nhung, quế, phụ. Phụ tử có chứa chất aconiti rất độc hại. Nhưng vì công dụng của nó trị các bệnh đau bụng, đau khớp xương, liệt gân cốt, sưng viêm các khớp rất hữu hiệu. Phụ tử được dùng làm dầu thoa đau nhức ngoài da. Khi dùng làm thuốc uống ở lượng cao rất nguy hiểm.

    FDA có một danh sách nhỏ những loại dược thảo được khuyến cáo cho các nhà làm thuốc. Nhưng lời đề nghị vẫn là nên tham khảo hay hỏi ý kiến của các chuyên viên y khoa trước khi dùng bất cứ một loại dược thảo hay những loại thuốc nào nói chung mà ta chưa hiểu rỏ nguyên nhân điều trị hay hậu quả do thuốc gây ra.

    Nói về nguồn bổ dưỡng do sâm dem lại, trong đông y có hai loại sâm mà trong các tiệm thuốc bắc gọi là hồng sâm hay sâm đỏ (như sâm Cao ly, nhị hồng sâm) và sâm trắng (sâm Hoa kỳ). Sâm Hoa kỳ được dùng để bổ khí, gia tăng sinh lực, bệnh về máu huyết hay tim mạch có thể dùng được. Hồng sâm hay sâm đỏ tốt cho bổ máu, tạo máu mới, da dẻ hồng hào, nhưng sâm đỏ lại làm gia tăng áp huyết. Thế nên các bệnh nhân cao máu không nên dùng nó.

    Săn sóc sức khoẻ là điều cần thiết qua câu nói: "Sức khoẻ là vàng". Khi ta còn sức khỏe thì ta còn tất cả, khi sức khỏe bị mất mát hay hư hao trầm trọng thì cuộc đời sẽ mất đi ý nghĩa sống. Mong rằng bài tản mạn về dinh dưỡng và sức khỏe này được gửi đến độc giả như một niềm vui khi nghĩ về tầm quan trọng của sức khoẻ của chúng ta.


    Vương Thư Sinh
    (aka Việt Hải Los Angeles)(take2tango)







  • #2
    quá hay vả chi tiết cho từng loại dược thảo, nếu có điều kiện thì bạn có thể post thêm công năng và đặc tính của một số loại khác mà ta hay thấy ở thiên nhiên Việt Nam nhé! cảm ơn vì bài viết bổ ích!

    Comment

    Working...
    X