Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những bài thuốc riêng biệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    "Thần dược phòng the" bên dòng sông Mã.

    Theo Đào Thanh Tuy
    Năm nay, mế Tặng Thị Mụi đã bước sang tuổi 84. Thế nhưng, sức khoẻ của mế thì khó ai bì kịp. Hàng ngày, mế vẫn một mình cặm cụi vào tận rừng sâu hái thuốc, khi tối nhọ mặt người là cái gùi thảo dược sau lưng đã đầy ú hụ, mế mới trở về bản.

    Cũng như nhiều người Dao khác ở Hạ Sơn, mế từ bản Pù Quăn chuyển xuống. Và, từ khi xuống đây, bằng kinh nghiệm mấy chục năm hái thuốc của mình, mế đã giúp nhiều người lành bệnh. Trong số những chứng nan y mà mế mát tay chữa khỏi, kỳ diệu nhất là bệnh vô sinh…
    "Luật lệ" lạ lùng
    Hôm tôi đến Hạ Sơn, bởi không hẹn trước nên mế Mụi đã khoác gùi vào rừng lấy thuốc từ sáng sớm. Người nhà mế bảo, muốn gặp mế thì chỉ có cách chờ chứ không biết đâu mà tìm. Và, có đi tìm thì cũng chẳng ai… đủ sức để lần theo bước chân của bà cụ mà dường như tuổi tác chẳng liên quan chút gì đến sức khoẻ ấy.

    Quả đúng như người nhà mế nói, khi bầy gà đã yên vị trên chuồng, thì ngoài ngõ, mế lạch cạch đẩy cửa bước vào. Bước chân vẫn thoăn thoắt dù trên lưng là gùi rễ cây nặng trĩu. Mế bảo, nhà mế mùa nào thức nấy. Hôm nay mế đi đào sâm bởi sắp tới hè, ở xứ gió Lào bỏng rát này không có nước sâm uống thì vô cùng khó chịu.
    Cũng như nhiều phụ nữ người Dao khác, mế Mụi được gia đình nhà chồng dạy cách vào rừng lấy thuốc. Mế kể, ngày trước, học cách lấy thuốc, làm thuốc khó khăn lắm và phải tuân theo nhiều luật lệ mà đến giờ mế cũng không thể lý giải. Không như bây giờ, các nàng dâu mới về nhà chồng, nếu thật sự có nhu cầu đều được mẹ chồng phá lệ mà truyền cho cách thức nhận biết các loại cây thuốc quý.

    Mế Mụi với gùi sâm mới lấy từ rừng
    Đời mế thì mẹ chồng "quy định" chỉ khi nào… đẻ hết con thì mới được tiếp cận đến bí quyết truyền đời của gia đình. Theo phong tục của người Dao, nếu người phụ nữ vẫn còn khả năng sinh sản, dù có lên rừng may mắn hái được thuốc quý thì thuốc cũng "mất thiêng", chẳng chữa khỏi bất cứ bệnh gì. Bởi thế, năm 50 tuổi, khi không còn đẻ được nữa mế mới được theo mẹ chồng cõng gùi vào rừng. Và, cũng chỉ khi ấy, mế mới nhận ra rằng, những cánh rừng bạt ngàn ở Pù Quăn đúng là một kho báu thực sự.
    Mế Mụi đông con, nhiều cháu. Đó không chỉ là kết quả của việc… đẻ hết khả năng để được tiếp cận bí quyết truyền đời của gia đình. Suốt mấy chục năm sống với nghề y, mế đã được rất nhiều người nhận làm mẹ nuôi bởi ơn trời bể mà mế dành cho họ. Theo mế Mụi thì phụ nữ người Dao ở Hạ Sơn, nhiều người biết lấy thuốc và chế thuốc.
    Thế nhưng, để chữa bệnh liên quan đến việc sinh nở thì chỉ duy nhất mế là có khả năng. Bởi thế, trong số những người con nuôi ấy, đa phần là những người trước đây hiếm muộn, nhờ dùng thuốc của mế mà con cái đề huề. Họ nghĩ, con cái họ là chính do mế tạo ra, nhờ mế mà có nên mế mới chính là bà, là mẹ của chúng. Mế Mụi bảo, mế không thể nhớ hết là mình đã có bao nhiêu đứa con, đứa cháu như thế, chỉ biết rằng, khi giỗ tết, chúng đến rất đông, ngồi kín trong nhà, ngoài ngõ.
    "Chuyên gia" hàn gắn hôn nhân
    Theo mế Mụi thì bài thuốc ấy, trước đây, cũng do mẹ chồng mế truyền dạy. Thế nhưng, thuở ấy chẳng mấy khi phải dùng đến. Người Mông, người Dao, người Thái trong vùng, cứ thấy ưng cái bụng là nên đôi lứa. Và, về ở với nhau năm trước năm sau đã con cái sòn sòn, "phanh" không kịp. Thế nhưng, cỡ chục năm trở lại đây, chẳng biết do đâu, chứng hiếm muộn xuất hiện ngày một nhiều. Vấn nạn ấy không chỉ đến với người ở nơi phố xá đông đúc mà ngay nơi rừng núi thâm u, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mấy năm mà cũng chẳng thể nào sinh nở. Và, tiếng lành đồn xa, họ tìm đến mế.
    Mế Mụi là người xuề xoà, thêm nữa, tiếng Kinh mế không biết nhiều nên câu chuyện về căn bệnh vô sinh, hiếm muộn mế "nhìn nhận" cũng rất đơn giản. Theo mế thì hai vợ chồng không có con thì chỉ căn cứ vào ba nguyên nhân. Thứ nhất, do chồng, thứ hai do vợ và thứ ba là do… cả hai! Vậy nên, cứ cặp nào đến nhờ mế bốc thuốc, là mế cắt luôn cho cả hai vợ chồng để một công giải quyết xong luôn… 3 nguyên nhân đó.
    Mế bảo, thuốc của mế uống không có tác dụng phụ và uống vào chỉ thêm bổ chứ không có tác hại gì. Bởi thế, gặp người có bệnh thì thuốc trị, gặp người không có bệnh uống cũng chẳng sao!
    Mế Mụi và và thang thuốc "hàn gắn tình yêu"
    Thảo dược để bào chế những thang thuốc trên, mế bảo, nhiều loại chỉ ở trên Pù Quăn mới có. Trước đây, khi còn ở bản cũ, để tiện cho việc làm thuốc của mình, tự tay mế đã trồng cả vườn dược liệu. Khi chuyển xuống Hạ Sơn, mế cũng đem những giống cây quý xuống trồng.
    Thế nhưng, do không hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên chăm bẵm luôn tay mà chẳng cây nào chịu sống. Mế Mụi bảo, để có một thang thuốc "hàn gắn hạnh phúc" trên, ngoài những củ, cây, rễ, lá mà mế có thể trồng được thì phải kiếm thêm rất nhiều thành phần khác mà chỉ tìm thấy chúng khi vào chốn nước độc rừng thiêng.
    Mấy chục năm vào rừng kiếm thuốc, mế đã quen từng hốc cây, khe suối. "Bản đồ phân bố" của những cây thuốc trên mế đã thuộc như lòng bàn tay, khi cần chỉ khoác gùi vào lấy. Tuy nhiên, cũng có loại cây mà đến giờ, mế cũng không thể nắm bắt được "tập quán" sinh sống của chúng. Bởi vậy, muốn tìm, phần nhiều là nhờ sự may mắn. Có lần đi thì gặp vài khóm, thế nhưng cũng có bận, mấy ngày trời kiếm tìm mỏi mắt mà chẳng thấy chúng đâu.
    Mế Mụi dẫn chứng về một vị thuốc mà theo mế, bây giờ rất hiếm có cơ hội kiếm được. Vị thuốc ấy là một thành phần không thể thiếu trong bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn và chứng "trên bảo dưới không nghe" của các đức ông chồng. Đó là một loại củ có màu nâu nhạt, bề ngoài gần giống với củ nâu nhưng thân củ dài hơn và có vỏ sần sùi, chi chít những rễ xơ cứng. Mế Mụi bảo, mế cũng không biết tên loại củ ấy là gì và mế cũng không cần quan tâm đến điều ấy.
    Thứ củ có công năng đặc biệt ấy, theo mế Mụi, giờ khó tìm lắm. Đi khắp các cánh rừng trong vùng nhiều khi cũng không tìm được. Có bận, không có loại củ ấy để làm thuốc, mế đã phải nhờ mấy bà mế thân thiết của mình bên đất Lào tìm cho. Tuy nhiên, cũng không phải cứ thấy loại "thần dược" ấy, khấp khởi đào về là dùng được, phải những củ già, cứng như gỗ thì mới có công dụng.
    Củ non thì có uống cũng như không! Mế Mụi có cách phục vụ bệnh nhân vô cùng đặc biệt. Người nghèo đến, nhiều khi thuốc mế cho không. Còn lại thì dù thuốc chữa thấp khớp, đau lưng, đau bụng đi ngoài đến những loại thuốc tuyệt chiêu như chữa vô sinh, hiếm muộn, mế đều lấy giá đồng hạng: 20 nghìn đồng một thang. Mế bảo, thấy mọi người khoẻ mạnh, vui vẻ là mình cũng thấy vui, thấy mừng cái bụng lắm rồi!
    Nói về những bài thuốc quý ở Pù Quăn, Hạ Sơn, ông Ngô Kim Dũng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát cho biết, từ lâu, người Dao ở hai bản trên đã nổi tiếng về nghề làm thuốc. Nổi tiếng nhất là những bài thuốc dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh nở. Với đồng bào người Dao, dùng những bài thuốc ấy (uống và tắm) thì chỉ chưa đầy 1 tuần, họ đã phăm phăm đi rừng, đi nương như gái còn son.
    Với những bài thuốc quý của mế Mụi, ông San, ông Lai… ông Dũng cho biết, ông cũng đã được nghe mọi người nói đến nhiều nhưng giá trị của chúng đến đâu thì hiện tại, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá. Và, theo ông Dũng, đánh giá những bài thuốc ấy là rất cần thiết và cần phải làm ngay để phổ biến rộng rãi cho nhiều người sử dụng.
    Ông Lương Quý Hội - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, Ủy ban huyện đang rất quan tâm tới việc xây dựng những khu tắm thuốc kết hợp du lịch sinh thái ở hai bản có nghề làm thuốc nổi tiếng trên.
    Sắp tới, huyện sẽ tổ chức khảo sát, tìm hiểu tiềm năng cung cấp dược thảo của đồng bào Dao ở hai bản đó và nếu khả thi, dự án sẽ được tiến hành. Đó là một tin mừng với đồng bào người Dao ở đây bởi nếu dự án được triển khai, thì họ, những người có trong tay những bài thuốc quý sẽ có thêm một khoản thu nhập không nhỏ.
    Báo eli Thứ sáu, 11/4/2008
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #62
      1. Quả ớt và tác dụng giảm đau

      Ớt có chất màu thuộc loại caroten, nhiều vitamin B1, B2... và đặc biệt vitamin C với hàm lượng rất cao (100g ớt có khoảng 100-250mg vitamin C).
      Ớt có vị cay tê lưỡi là do một alcaloid gọi là capsaicin. Các nhà nghiên cứu về ớt những năm gần đây cho biết đã tìm thấy trong dầu ớt khoảng 100 chất bao gồm cả rượu, carbonyl, acid carboxylic, terpen và một số chất chưa xác định được. Trước đây, ớt được đánh giá theo nồng độ capsaicin. Thế nhưng trong ớt lại có sẵn những chất có tính đối kháng với capsaicin, điều này giải thích vì sao các loại ớt có độ cay khác nhau.

      Xưa kia người ta đã biết dùng ớt làm thuốc bôi ngoài da chữa Eczema, ngứa, đau nhức, ăn ớt xanh để trị táo bón... Năm 1494, bác sĩ Clauca cùng theo Colombus trong chuyến thứ hai tới châu Mỹ đã biết dùng ớt làm thuốc.
      MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
      Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau. Thổ dân châu Mỹ từ nhiều thế kỷ nay vẫn dùng ớt bột làm thuốc giảm đau do các vết thương gây ra.
      Một số nhà khoa học đã nghiên cứu dùng ớt chữa chứng đau nửa đầu (migraine): rỏ một giọt capsaicin vào lỗ mũi phía bên bị đau đầu của người bệnh - kết quả sự đau đớn được giảm bớt; Khi rỏ thuốc vào bên kia thì không xảy ra điều gì.
      Một số nghiên cứu khác đã cho ra đời một loại kem có hoạt chất capsaicin nhằm phong tỏa các dây thần kinh ngay dưới các vết thương dưới da. Kem đã được thực nghiệm trên các bệnh nhân mắc bệnh Zona, sau khi điều trị, 75% bệnh nhân cho biết, những cơn đau thần kinh do Zona gây ra đã đỡ đi rất nhiều.
      Hội nghiên cứu bệnh tiểu đường của Mỹ cũng thử dùng loại kem này cho bệnh nhân. Người mắc chứng thần kinh tiểu đường đau buốt có cảm giác như bị bỏng rát ở lòng bàn tay và gan bàn chân - sau khi dùng kem này họ cũng cho biết cảm giác đau rát đã đỡ hẳn.
      Về chữa viêm xương khớp thì hãng Bioglan, năm 1998 đã đưa ra thị trường nước Anh một loại thuốc có tên Zacin. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi chứa 0,025% capsaicin dùng để giảm đau trong viêm xương khớp. Kem được bôi ở khớp bị đau nhiều lần mỗi ngày, nó làm giảm chất P ở các dây thần kinh mang thông tin đến não. Ðối với viêm khớp dạng thấp cũng thấy có tác dụng. Tiến sĩ John ****son (Bệnh viện South Cleveland) dự đoán kem Capsaicin sẽ thay thế cho các thuốc bôi có chứa các chất chống viêm không steroid khác. Trước đây Bioglan cũng đã sản xuất một loại kem mạnh hơn mang tên Axsain, chứa 0,075% capsaicin để dùng trong bệnh tiểu đường.
      Theo tạp chí "Khoa học và tương lai" của Pháp (1997) thì người Thái Lan ít bị bệnh huyết khối và viêm tĩnh mạch do họ hay ăn nhiều ớt, mà ớt lại có hoạt chất capsaicin phòng được sự hình thành các cục máu đông, làm giảm đau trong nhiều chứng viêm do ức chế được yếu tố P2 trong cơ thể. Ðồng thời cho biết thêm gần đây, người ta còn chứng minh ớt ngăn cản các chất gây ung thư thường gắn vào ADN trong tế bào dẫn đến sự hình thành ung thư.
      KINH NGHIỆM DÂN GIAN DÙNG ỚT CHỮA BỆNH
      Theo y học phương Ðông, ớt vị cay tính nóng, trừ hàn, giải biểu, mạnh tỳ vị, thông kinh lạc, giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa làm ăn ngon, chóng tiêu. Trong dân gian, ớt thường được dùng chữa các bệnh sau:
      - Chữa chàm (Eczema): Lá ớt tươi một nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối. Làm 5-7 lần là khỏi.
      - Trúng phong cắn răng: Giã nhỏ lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ), thêm nước và ít muối, rót đổ vào miệng người bệnh, còn bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
      - Chữa rắn rết cắn: Giã nhỏ lá ớt, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Hết đau nhức thì bỏ đi, ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
      - Chữa bệnh vẩy nến: Tinh tre đằng ngà cạo lấy một bát, lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
      - Ðau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực (mỗi thứ khoảng 10g) sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml dùng uống. Dùng 5-6 lần là khỏi.
      - Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
      - Chữa mụn nhọt: Lấy các thứ lá: ớt, táo, na, tử uy, bồ công anh (mỗi thứ khoảng 50g) đem giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ cho bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
      Ngoài ra ớt còn được dùng làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc) chữa khản cổ.

      Tác giả : BS. VŨ HƯỚNG VĂN
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #63
        Các bộ phận của chó dùng trong y học cổ truyền

        Tác giả : Lương y NGUYỄN HỮU HIỆP
        Chó là động vật có xương sống, thuộc lớp thú, có nhiều lợi ích nên được nhiều người nuôi. Bài viết này chủ yếu nêu tác dụng các bộ phận của chó được dùng trong y học cổ truyền nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.
        NHỮNG BỘ PHẬN CỦA CHÓ DÙNG TRONG Y HỌC
        Chó có tên khoa học là Canis familiaris L, thuộc họ chó Canidae. Một số bộ phận của chó được dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền như: Thịt chó gọi là cẩu nhục hay khuyển nhục; Dương vật và tinh hoàn chó gọi là cẩu thận; Sỏi trong dạ dày chó gọi là cẩu bảo, vì rất ít khi gặp nên Đông y gọi thế, có ý rằng đó là vật quý của con chó.
        Ngoài ra, người ta còn dùng xương chó, bao tử chó (chó con còn ở trong bụng mẹ) để làm thuốc…
        CÔNG DỤNG
        Thịt chó: Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh viết “khuyển nhục vị chua, mặn, tính nóng, không độc, tráng dương ích thận, bổ lao thương, ấm bụng, cố tinh tủy”. Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi: “Cẩu nhục tục gọi là thịt chó, không độc, ấm nhiều, vị chua mặn, tráng dương ích thận, thương hàn bổ, ấm vị, khỏe lưng, tinh tủy mạnh”. Có sách nói “Cẩu bao tử rất bổ cho não tủy con người”.
        Thận chó: Tốt nhất là thận của chó vàng. Theo y văn cổ, thận chó có vị mặn, tính nhiệt, có tác dụng tráng dương, ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mỏi đau. Đông y còn dùng dương vật và tinh hoàn của chó biển một cách phổ biến và gọi là hải cẩu thận.
        Về hải cẩu thận, các sách ghi như sau:
        Bản thảo cương mục viết: “Hải cẩu thận tráng nguyên dương bổ tinh tủy, cổ tinh”.
        Hải dược bản thảo viết: “Hải cẩu thận trị dương yếu”.
        Hòa tễ cục phương viết: “Oa nạp tề (tức hải cẩu thận) chế thành bột, viên chủ trị hư tổn”.
        Hải cẩu thận là vị thuốc đại nhiệt, chứng âm hư hỏa vượng, thanh niên khí lực sung thịnh cấm dùng (Bản thảo cương mục).
        Chú ý: Những người sau đây không được ăn thịt chó: Người sốt do nhiệt, người mới khỏi bệnh và chứng sốt rét, thương hàn mới khỏi, chứng đau bụng tiêu chảy. Trong nhà có trẻ bị bệnh sởi, kể cả khi mới hết sởi cũng không ăn thịt chó.
        MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CHỨA CÁC VẬT PHẨM TỪ CON CHÓ
        1. Xương đầu chó, sao tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 6-10g. Công dụng: Trị bệnh mộng tinh.
        2. Cẩu đầu tỵ cốt (xương đầu mũi chó) lượng tùy ý. Sao vàng, tán mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20g. Uống liền trong nửa tháng. Công dụng: Trị di tinh, mộng tinh.
        3. Khiếm thực 20g, kim anh tử 10g, cẩu thận 30g, có thể thêm lượng nhỏ thịt chó (cẩu nhục). Các thứ y phép bào chế: Kim anh cần sạch lông, khiếm thực sao vàng, cẩu thận, cẩu nhục rửa sạch, thái miếng cho vào xoong nấu kỹ, ăn cả nước lẫn cái (trừ bã kim anh). Công dụng: Trị di tinh và nâng cao sức khỏe.
        4. Đuôi tắc kè, cẩu thận, đảng sâm, đương quy, kỷ tử, sơn thù nhục, thỏ ty tử, đồng lượng 100g, mạch môn 30g. Tán bột, làm viên mỗi lần dùng 10-20g, ngày 2 lần. Hoặc đem ngâm rượu, mỗi ngày dùng 2 lần mỗi lần 20ml. Dùng trong 10-15 ngày. Công dụng: Trị thận suy hư, dương sự yếu. Tác dụng cả lưỡng bổ khí huyết.
        5. Bài thuốc giúp bổ thận tráng dương
        Cẩu thận 2 quả, kỷ tử 20g, đảng sâm 20g, hoài sơn 20g, táo tàu 4 quả, đỗ trọng 10g. Nếu được thận chó đen tuyền là tốt nhất. Chưng cách thủy ăn. Ăn liền 3-4 lần trong tháng.
        6. Cẩu thận tửu
        Thận chó đen 2 quả, dương vật và tinh hoàn chó đen 1 bộ, làm sạch, sấy khô. Đại nguyên thục 200g, đảng sâm 100g, khởi tử 100g, nhục thung dung 50g, ba kích thiên 50-100g, tiên linh tỳ 30g, đỗ trọng 100g, đại táo 50g, bát giác hồi hương 10g, trần bì 10g, quế nhục 10g, cẩu tích 30g, hà thủ ô 50g, rượu trắng ngon 5 lít.
        Ngâm bách nhật, sau đó hạ thổ 7-10 ngày. Khi uống cho thêm độ 200-300g đường phèn pha với 1 lít nước nguội trộn vào uống. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ 25ml
        Công dụng: Bổ thận tráng dương, giúp dương sự mạnh lên, các chứng đau mỏi lưng gối đều trị được.
        Ngoài các bài thuốc hữu ích trên, người ta còn dùng xương chó phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh trĩ, bệnh loãng xương thể tỳ thận dương hư… Có thể nói các bộ phận của chó cho ta nhiều hữu ích trong điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #64
          Tôi rất thích bài thuốc của Vovinam, nhưng không biết có bị sai hay khổng
          Xin lỗi trước nha, vì lúc này có nhiều người lên mạng tìm thuốc nhưng không thành công nên tôi hơi sợ!

          Comment


          • #65
            Nguyên Văn Bài Viết Của Võ Trường Sơn View Post
            Tôi rất thích bài thuốc của Vovinam, nhưng không biết có bị sai hay khổng
            Xin lỗi trước nha, vì lúc này có nhiều người lên mạng tìm thuốc nhưng không thành công nên tôi hơi sợ!
            Các bài thuôc này mình sưu tâm nằm trong thư viện cá nhân của mình không hề sai 1 chũ của các thầy. bạn tin đi
            Thân
            470525
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment

            Working...
            X