Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những bài thuốc riêng biệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Tuyến tiền liệt phì đại

    Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
    Triệu chứng của tuyến tiền liệt phì đại là: tiểu nhỏ giọt, khó ra, lượng nước tiểu ít, tiểu buốt, hay đi tiểu, bụng dưới đầy, đại tiện không thông, miệng khát muốn uống, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhầy, mạch sác hữu lực hoặc tế sác.
    Bài 1:
    Sinh đia...................15g
    Phục linh..................10g
    Đơn bi......................10g
    Ngưu tât..................10g
    Xa tiền tư................10g
    Tri mâu....................10g
    Hoàng ba.................10g
    Đổ 1000 ml nước sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác, hay đi tiểu.
    Bài 2:
    Hoàng liên.................10g
    Hoàng ba..................10g
    Chi tư......................10g
    Mộc thông................10g
    Trạch ta..................10g
    Sinh đia...................10g
    Xích thươc...............10g
    Đơn bi.....................10g
    Sinh cam thao............5g
    Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp bệnh nặng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch sác hữu lực, hay đi tiểu, tiểu đau rát.
    * Nếu đi tiểu không thông, dòng nước tiểu nhỏ hoặc nhỏ giọt, hoặc bí tiểu, bụng dưới đầy và đau âm ỉ, chất lưỡi tím bầm hoặc có vết ứ, mạch sáp hoặc tế, dùng bài thuốc sau:
    Bài 3:
    Sinh đia.......................15g
    Đơn bi.........................10g
    Đào nhân.....................10g
    Hồng hoa.....................10g
    Đơn sâm......................15g
    Xích thươc...................15g
    Đương quy vi................10g
    Ngưu tât.....................10g
    Chỉ thưc.....................10g
    Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang.
    * Nếu tiểu nhỏ giọt không thông, lực tống yếu, mặt trắng nhợt, lưng gối yếu mỏi, mệt mỏi sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.
    Bài 4:
    Thục đia........................10g
    Đỗ trong........................10g
    Ngưu tât.......................10g
    Xa tiền tư.....................10g
    Quế chi..........................6g
    Tiên linh ty...................10g
    Chích hoàng ky..............10g
    Đảng sâm.....................10g
    Phục linh......................10g
    Sinh bạch truât.............10g
    Trạch ta......................10g
    Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #47
      Chữa ngứa chân

      Bài 1:
      Chân ngứa, gãi nhiều nên sứt sát da thịt. Cách chữa: lá chè tươi 1 nắm, giã nát, hòa thêm ít nước, vắt lấy nước đặc, rửa chân vài lần là hết.
      Bài 2:
      Chân ngứa, có khi ngứa cả đùi cả bắp, gãi nhiều sước da, chảy nước vàng. Cách chữa: cây kinh giới, 2 đồng cân (8 g), tán nhỏ hòa với nước cốt hành hương, xoa mỗi ngày vài ba lần, làm nhiều ngày sẽ khỏi.
      Bài 3:
      Trời mưa đi lại nơi nước bẩn, bị nước ăn chân, các ngón chân bị nứt, chảy nước vàng, gây đau và xót. Cách chữa: dùng dầu tây (dầu lửa) nhỏ vào vài lần là hết. Hoặc lấy lá khế tươi giã nát với muối đắp vào, tuỳ theo nặng nhẹ, một vài lần sẽ hết.
      Bài 4:
      Vì tiếp xúc với nước không sạch, chân tay hoặc cả người bị ngứa ngáy, gãi mãi không hết. Cách chữa: khế chín, 5-10 quả, nướng nóng, bóp nát lấy nước thoa vào chỗ ngứa, làm một vài lần là khỏi.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #48
        Bài thuốc làm sáng mắt, tăng tuổi thọ

        Bài thuốc này được lấy từ "Ngự dược viện phương" của Hứa Quốc Trinh đời Nguyên.
        - Nhục thung dung (tẩm rượu).......................120g
        - Sơn dươc.............................................. .....80g
        - Ngũ vị tư................................................ ...80g
        - Ðỗ Trong............................................. ......90g
        - Ngưu tất (tẩm rượu)....................................60g
        - Thỏ ty tử (tẩm rượu)...................................60g
        - Thạch chỉ đo..............................................60 g
        - Bạch phục linh...........................................60g
        - Trạch ta................................................ ...60g
        - Thục địa hoang..........................................60g
        - Sơn thu............................................... .....60g
        - Ba kích (bỏ lõi)..........................................60g.
        Tất cả các loại thuốc trên đều tán bột. Dùng bột nhục thung dung quấy với rượu thành hồ loãng, cho tất cả bột các loại thuốc trên trộn đều, hoàn viên.
        Mỗi lần uống 20g với rượu hoặc nước trắng lúc đói bụng, ngày uống hai lần. Kiêng ăn dấm và các thực phẩm ôi.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #49
          Những bài thuốc từ vừng

          Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indim D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì).

          Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:
          - Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).
          - Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).
          - Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi.
          - Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu...: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày.
          Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.
          Theo BSGĐ
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #50
            Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa

            Rối loạn tiêu hóa có các hiện tượng: đau bụng, muốn đi đại tiện, đại tiện lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân nhão, màu vàng, có bọt hoặc toàn nước, có buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, người mệt mỏi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị nhiễm lạnh, nơi ở ẩm thấp, ăn phải thức ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc nội tạng có bộ phận bị suy kém.
            Trong điều kiện ăn ở dã ngoại, phải nằm ở rừng, cường độ lao động nặng, bộ đội ta dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cán bộ chiến sĩ và quân y đơn vị nên biết một số bài thuốc dân gian sau để áp dụng điều trị.

            Bài 1:
            Chủ trị đau bụng lâm râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém, chậm tiêu (đau bụng do tì vị hư).
            Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần. Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn.
            Bài 2:
            Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa:
            Tỏi 2 củ, bồ kết 3 quả, xà phòng bằng hạt ngô.
            Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần.

            Bài 3:
            Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa:
            Lá khổ sâm tươi 20 ngọn, muối ăn 10 hạt, nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu.
            Bài 4:
            Chữa lỏng lỵ do rối loạn tiêu hóa:
            Bột lá khổ sâm 5 gam, bột nụ sim 2 gam, bột búp ổi 1 gam. Các loại lá sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam).
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #51
              Dùng trà chữa lở loét kẽ chân.

              Chứng lở loét kẽ chân thường phát triển khi trời ẩm thấp, có mưa hoặc khi bạn lội nhiều trong nước bẩn. Việc đắp trà có thể giúp cải thiện bệnh này.
              Theo Đông y, kẽ chân phát ngứa là do phong thấp lưu ngưng kết. Bệnh thường phát ở kẽ ngón chân, lúc đầu nổi một mảng lang ben, rồi dần ngứa lở loét và đau, sau khi vỡ chảy nước hôi thối, hình dạng lún xuống như vỏ ốc.

              Theo Tây y, cơ chế sinh bệnh cũng là do một loại nấm lang ben tạo thành. Ở thời tiết khô, nấm hầu như không hoạt động được, thường tồn tại dưới dạng bào tử có vỏ dưới da, đến mùa hạ khí hậu ẩm ướt và ấm áp mới hoạt động trở lại. Do nấm lang ben tạm ngưng hoạt động vào mùa đông nên bệnh nhẹ đi, có một số người cho rằng bệnh đã khỏi, không tiếp tục chữa trị nữa.

              Để khắc phục bệnh lở loét kẽ chân, bạn có thể dùng trà cho trà vào miệng nhai nhừ, lấy bã đắp lên chỗ bị đau. Trà vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng, giải độc, chữa nhiều bệnh ngoài da.

              Ngoài ra, dân gian còn dùng quả chuối xanh chà xát chỗ bị đau để chữa chứng bệnh này.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #52
                Dùng tam thất tốt hay không?

                Củ tam thất được xem là một trong hai loại sâm tốt của Việt Nam, đó là sâm K.5 (Panax Vietnamensis) và sâm tam thất (Panax pseudoginseng). Từ xa xưa, tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị thuốc bổ dùng thay nhân sâm nên mới có tên “giống nhân sâm” (Panax pseudoginseng), ngoài ra còn có tên “vàng không đổi” (kim bất hoán).
                Củ tam thất được xem là một trong hai loại sâm tốt của Việt Nam, đó là sâm K.5 (Panax Vietnamensis) và sâm tam thất (Panax pseudoginseng). Từ xa xưa, tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị thuốc bổ dùng thay nhân sâm nên mới có tên “giống nhân sâm” (Panax pseudoginseng), ngoài ra còn có tên “vàng không đổi” (kim bất hoán).
                Rễ củ tam thất có Acid amin, hợp chất có nhân sterol, các nguyên tố sắt (Fe), calci (Ca) và hai chất saponin là Arasaponin A và Arasaponin
                B.

                Một số công trình nghiên cứu về tác động dược lý của tam thất trên chuột và thỏ cho kết quả:
                - Tăng khả năng hoạt động của cơ thể.
                - Ức chế vi khuẩn và virus, tăng sức đề kháng đối với các yếu tố độc hại cho cơ thể hoặc các thay đổi nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn điều hòa của cơ thể.
                - Có tác dụng hướng sinh dục nữ nhưng không có tác dụng trên nam giới.
                - Giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết. Bảo vệ tim chống các tác nhân gây loạn nhịp. Không có tác dụng gây tăng huyết áp như nhân sâm.
                Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng tam thất.
                Củ tam thất 5-7 năm mới có nhiều hoạt tính. Người ta thường phối hợp củ tam thất (12g) hầm với gà ác (thịt chứa nhiều lysin) thành món gà ác hầm tam thất làm thức ăn bổ dưỡng cho người suy nhược, dưỡng bệnh, sản phụ sau khi sinh. Vì thế, tam thất thường được dùng chung với các dược liệu bổ khác (mật ong, nhân sâm) thành thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống suy nhược dưới dạng thuốc ngâm rượu, thuốc uống hay thuốc ngậm.
                Khi mua tam thất cần chú ý để khỏi mua nhầm rễ thổ tam thất họ cúc (Compositae) trong khi củ sâm tam thất lại thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #53
                  Một số bài thuốc Nam chữa bệnh viêm họng

                  Trời đang trở lạnh. Nguy cơ mắc bệnh viêm họng cũng theo đó mà tăng cao. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mọi người cần phải biết giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sơ ý bị mắc bệnh thì cũng không có gì đáng ngại, sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh viêm họng khá hiệu quả.

                  - Lá rẻ quạt 1-2 miếng bằng ngón tay, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối, đến khi nào nóng họng thì nhả ra. Ngày ngậm 1-2 lần, có thể nuốt nước.
                  - Lá chua me đất 50 g, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai cùng với muối và nuốt từ từ.
                  - Lá húng chanh 3-5 lá, muối 2 g. Rửa sạch, nhai dập, ngậm và nuốt nước.
                  - Rễ đậu chiều 8 g, lá hoặc rễ rẻ quạt 8 g, sài đất 20 g, nghệ 8 g. Đổ 3 bát nước, sắc còn một bát, mỗi lần uống 1 chén, 60 phút uống một lần cho đến hết.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #54
                    Vối - vừa chữa bệnh vừa giải khát .

                    Mùa hè, một bát nước vối sau những giờ lao động mệt mỏi sẽ giúp bạn hết khát và đỡ mệt hẳn. Đó là vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết bị mất theo mồ hôi. Không những thế, trong lá vối và nụ vối còn có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

                    Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ uống loại nước trắng suông (như nước đun sôi để nguội), chỉ sau 30-40 phút cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc chè tươi, sau cùng một thời gian ấy, cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó.
                    Viện Nghiên cứu y học dân tộc đã nghiên cứu tính chất kháng sinh của lá vối đối với một số loại vi khuẩn gram và kết luận, lá vối ở tất cả các giai đoạn phát triển đều có tác dụng kháng sinh rõ rệt, nhất là những lá thu hái vào mùa đông, vì mùa này kháng sinh tập trung nhiều ở lá. Kháng sinh lá vối có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis...
                    Hoạt chất kháng sinh này tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường, bền vững với nhiệt độ, không độc với cơ thể, có thể dùng dưới dạng sắc, cao, hoặc viên cho những người đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy và viêm họng.
                    Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
                    Ngoài ra, người ta còn dùng lá vối phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa tiêu chảy: lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Tất cả đều thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn lấy 100 ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày liền. Vỏ thân cây vối cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng, ăn không tiêu, liều lượng 6-12 g một ngày.
                    Cần phân biệt cây này với vối rừng, mọc hoang ở vùng núi. Nó cũng thuộc họ sim và được Đông y dùng vỏ cây làm thuốc, gọi là hậu phác. Vị hậu phác được dùng chữa đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa....
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #55
                      Búp lá mùa xuân - vị thuốc dân dã .

                      Xuân về, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Nhiều búp lá xanh là những vị thuốc mà dân gian tín nhiệm. Chẳng hạn, búp tre giảm sốt, búp ổi chữa tiêu chảy, búp bàng chữa viêm quanh răng...

                      Búp tre
                      Còn gọi là đọt tre, tên thuốc trong y học cổ truyền là trúc diệp quyển tâm, có vị ngọt nhạt, tính lạnh mát.
                      Chữa tiểu buốt: Búp tre phối hợp với rau má mỗi thứ 20 g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống.
                      Chữa kiết lỵ kinh niên: Búp tre 4 g; hạt cau già 2 g; chè tươi 10 g sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.
                      Chữa sốt cao, háo khát: Búp tre 20 g; thạch cao nung 12 g, tán nhỏ, trộn đều, sắc uống trong ngày.
                      Búp ổi
                      Chứa nhiều tanin, có tác dụng làm săn, chữa đau bụng, đi ngoài. Mỗi lần dùng 5-7 búp rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước. Hoặc: Búp ổi 20 g, phối hợp với lá khổ sâm 12 g, gừng sống 8 g băm nhỏ, sắc uống hoặc búp ổi sao qua 20 g; vỏ quýt khô, gừng nướng chín mỗi thứ 10 g, sắc uống chữa tiêu chảy.
                      Búp bàng
                      Chữa sưng tụt lợi: Búp bàng 2 cái để tươi, rửa sạch, nhai nát, ngậm trong 10-15 phút, rồi nhổ cả bã lẫn nước.
                      Chống nhiễm khuẩn: Búp bàng phối hợp với lá sòi tía, sắc nước đặc, rửa vết thương.
                      Búp chè
                      Chữa phù thũng: Búp chè 300 g để tươi, vò nát, nấu nước uống làm nhiều lần trong ngày.
                      Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Lấy búp chè (loại để lâu ngày) dùng riêng nhai mỗi lần một dúm, nuốt nước dần dần, ngày nhiều lần. Hoặc phối hợp với búp ổi mỗi thứ 20 g, sao vàng; cam thảo 5 g, sắc đặc, uống làm hai lần trong ngày.
                      Búp dứa dại
                      Búp dứa dại 20 g giã nhỏ với lá ngải cứu 20 g, rau bộ nước 30 g, lá phèn đen 10 g, thêm nước, gạn uống, chữa sỏi thận. Hoặc sắc uống với mầm rễ cỏ gừng liều lượng bằng nhau, chữa đái dắt, đái buốt có máu.
                      Dùng ngoài, búp dứa dại và lá đinh hương giã đắp, chữa đinh râu.
                      Búp sim
                      Búp sim 8-16 g thái nhỏ, sắc uống, chữa đau bụng, tiêu chảy. Có thể tán thành bột mà uống. Để chữa lỵ trực khuẩn, lấy búp sim và búp ổi mỗi thứ 16 g; rễ hoàng liên, lá phèn đen, liên kiều, cát căn mỗi thứ 10 g sắc uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
                      Dùng ngoài, búp sim nấu nước rồi cô đặc được dùng rửa làm thuốc sát khuẩn vết thương.
                      Búp dâu
                      Để chữa ho gà, lấy búp dâu 16 g; mè đất 30 g sao vàng, hạ thổ; búp cây chanh 12 g; hoa cây guốc nước mặn 20 g sao vàng. Tất cả thái nhỏ, sắc nước, rồi hòa với đường. Trẻ em 1-3 tuổi, uống mỗi lần 1 thìa cà phê; 4-6 tuổi mỗi lần 1,5 thìa; 7-9 tuổi mỗi lần 2 thìa; 10-12 tuổi mỗi lần 2,5 thìa; 13-15 tuổi mỗi lần 3 thìa. Ngày uống 2 lần, kiêng ăn chất tanh.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #56
                        Bốn bài thuốc trị ngộ độc trong dân gian .

                        Khi bị ngộ độc, nếu chưa thể đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện thì có thể dùng 4 bài thuốc trị ngộ độc dân gian sau:

                        - Cách 1: Tỏi ta bóc vỏ 30g, giá đậu xanh rửa sạch 300g, hai thứ giã hoặc xay nát rồi vắt lấy nước cốt uống 1/2. Cho thêm 100ml nước nguội, 2 - 3g muối bóp kỹ với bã, vắt kiệt nước rồi trộn chung với 1/2 còn lại, 2 giờ sau uống tiếp.
                        - Cách 2: Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30g, cam thảo bắc (để sống, đập giập, cắt nhỏ) 30g, cho 50 ml nước, sắc nhỏ lửa trong 25 phút, gạn ra uống ngay 1/2, còn lại sắc 2 - 3 lần uống trong ngày tới khi khỏi (nhẹ 2 - 3 ngày, nặng 10 ngày).
                        - Cách 3: Tỏi ta bóc vỏ, diếp cá, mã đề tươi mỗi thứ 30g (mã đề khô 10g), đậu xanh cả vỏ, xay nát 50g. Đổ 500ml nước, đun sôi nhẹ 20 phút, gạn ra uống ngay 1/2, tiếp tục sắc 2 - 3 lần uống trong ngày tới khỏi.
                        - Cách 4: Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30g, khương trúc nhự (cật tre đã cạo sạch vỏ xanh, phơi khô, bào mỏng, tẩm nước gừng tươi, sao khô) 12g, cam thảo bắc (sống, đập giập, cắt nhỏ) 9g, khương bán hạ 9g, trần bì, hoắc hương mỗi thứ 6g. Cách sắc uống như các bài trên, uống liên tục trong 7 - 10 ngày.
                        Lưu ý: Phụ nữ có thai và người tăng huyết áp không nên dùng bài 2 và 4 vì lượng cam thảo bắc nhiều.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #57
                          Hôi nách

                          + Phương 1 : Hôi nách dùng Long đởm tả can thang
                          Phái nữ bị hôi nách sẽ ảnh hưởng đến tình yêu hôn nhân, tình cảm vợ chồng, do đó cần xem trọng, mà Long đởm tả can thang thang có thể trị căn chứng Hôi nách.
                          Thành phần :
                          Sài hồ, Trạch tả mỗi vị 3.8g,
                          Xa tiền tử, Mộc thông mỗi vị 1.9g,
                          Sinh địa, Đương qui, Long đởm mỗi vị 1.1 g,
                          Hoàng cầm, Hoàng liên, Đại hoàng 0.4g,
                          dùng nước 540ml sắc còn 360 ml, 01 ngày phân 3 lần uống, điều trị khoản 2 tháng, chứng hôi nách nghiêm trọng cũng có thể trị khỏi.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #58
                            Chai chân tay- kê nhãn

                            ( Cũng gọi là nhục thích, chai chân (tay); do vùng tay hoặc chân bị cọ xát lâu ngày da dày lên. Thường phát sinh ở phía trước lòng bàn tay bàn chân, vùng chai ăn sâu vào da, nhô lên bề mặt sắc vàng nhạt, chạm vào đau ảnh hưởng đi lại )
                            + Phương 1 :
                            Ma phòng dĩ nhân thang
                            -Thành phần :
                            Ma hoàng 15g,
                            Phòng kỷ 30g,
                            Ý dĩ nhân 30g,
                            Sao Táo nhân 15g,
                            Bạch truật 30g,
                            cam thảo 10g
                            -Cách dùng : 1 thang sắc còn 250ml, phân 2 lần uống-Chứng thích ứng: Kê nhãn
                            -Hiệu quả điều trị: Thông thường uống 3 thang thì ngừng đau, 6~9 thang cục chai (kê nhãn) bong rụng và khỏi.
                            + Phương 2 : Cách dán Hồng hoa Địa cốt bì tán
                            -Thành phần :
                            Hồng hoa 3g,
                            Địa cốt bì 6g
                            -Cách dùng : Thuốc trên đem nghiền thành bột, cho thêm lượng dầu vừng thích hợp và một chút bột mì, trộn thành dạng hồ, đóng kín để sẳn dùng. Lúc đắp thuốc ngoài, trước tiên cạo bỏ lớp da cũ chổ bệnh, sau đó rải thuốc vào chổ bệnh, dùng băng vải quấn lại, 2 ngày thay thuốc 1 lần.
                            -Chứng thích ứng: Kê nhãn-Hiệu quả điều trị: Trị liệu 25 ca đều khỏi, 1 lần trị khỏi 3 ca, 2 lần trị khỏi 19 ca, 3 lần trị khỏi 2 ca.+ Phương 3 : Ô mai nê thấp phu pháp-Thành phần : Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm cũ lượng thích hợp-Cách dùng : Lấy Ô mai ngâm vào trong nước muối 1 ngày, bỏ hột giã nát, thêm giấm như bùn, dán vào nơi bệnh, mỗi ngày thay 1 lần, 2~3 lần tức khỏi.--Chứng thích ứng: Kê nhãn-+ Phương 4 : --Thành phần : Giấm--Cách dùng : Dùng túi nhựa đựng giấm, cho tay vào ngâm trong giấm 1 đêm, ngâm liên tục vài lần.--Chứng thích ứng: Bàn tay chai--Chú thích: Bài thuốc này chữa móng tay sám cũng có hiệu quả.-+ Phương 5 : --Thành phần : Tỏi cả củ--Cách dùng : Đem luộc sôi nguyên củ tỏi cả vỏ cả cọng. Đợi nguội, ngâm tay chai vào nước nấu tỏi 10 phút, mỗi tối 1 lần.--Chứng thích ứng: Bàn tay chai
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #59
                              Chữa đau lưng, nhức xương.

                              Cây ngái có tên khác là sung ngái, dã vô hoa, người Tày gọi là mạy mọt
                              - Là một cây nhỡ, cao 5-7m. Cành non có nhiều lông cứng, nháp, màu nâu xám, cành già nhẵn.
                              - Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11-20cm, rộng 5-12cm, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, hai mặt có lông nháp; lá kèm có lông ngắn.
                              - Cụm hoa mọc ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực rất nhiều tập trung ở đỉnh cụm hoa, 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có bầu bọc bởi đài.
                              - Quả phức dạng sung, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt, vỏ ngoài có lông nháp.
                              Bài thuốc:
                              - Rễ ngái 50g, rễ cỏ xước 30g,
                              - dây đau xương 30g,
                              -rễ si 30g
                              - Thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
                              Chữa bong gân bằng các loại lá ( chữa ngoài).
                              Triệu chứng:
                              - Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức.
                              - Biểu hiện đau khi cử động, sưng nề, không đi lại được hoặc hạn chế đi lại (nếu bong nhẹ).
                              Xử trí:
                              - Sau khi bị thương, phải dùng kẹp bất động, hoặc dùng băng cố định sau đó dùng các thuốc sau:
                              Thuốc đắp ngoài:
                              - Lá Chìa vôi
                              - Lá Bạc thau
                              - Lá Đau xương
                              - Lá Cúc tần
                              - Lá Thầu dầu tía
                              - Lá Ngải cứu
                              - Lá Náng hoa trắng
                              Cách làm:
                              - Dùng 1-3 vị rửa sạch, giã nát trộn với dấm hoặc rượu, sao nóng đắp vào chỗ chấn thương.
                              - Khi nào khô lại thay miếng khác. Nên dùng phối hợp 3 vị với nhau sẽ tốt hơn 1 vị đơn độc.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • #60
                                2. XẠ HƯƠNG – VỊ THUỐC QUÝ HIẾM

                                Tác giả : DS. ĐỖ HUY BÍCH
                                Xạ hương được lấy từ túi thơm của con hươu xạ, tên khoa học là Moschus berezovski Flerov (chỉ con đực mới có). Hươu xạ là một động vật nhỏ không sừng, có bộ lông dày, màu nâu hung hoặc nâu sẫm pha xám sống hoang dã ở vùng rừng núi, chủ yếu trên các dãy núi đá vôi lởm chởm, dốc đứng cheo leo, có độ cao từ 1.000-2.000m, có khi hơn.
                                Phân bố, đặc tính và công dụng
                                -
                                Hươu xạ phân bố ở Liên Xô trước đây, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nepal, Mianma, Ấn Độ, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, hươu xạ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… Hươu xạ trưởng thành của Việt Nam chỉ đạt trọng lượng khoảng 15kg, trái lại ở Liên Xô trước đây và Trung Quốc, nó có thể nặng đến 40kg.
                                Người ta săn bắt hươu xạ quanh năm, trừ mùa chúng sinh đẻ vào tháng 3-5. Khi bắt được hươu xạ, người ta cắt ngay lấy túi thơm (túi này nằm ở khoảng giữa rốn và cơ quan sinh dục của con đực), bỏ phần da thịt thừa, phơi trong râm mát cho khô, hoặc bọc túi thơm trong giấy hút ẩm rồi treo hong khô ở chỗ thoáng gió. Có khi người ta còn cho túi thơm vào cát nóng và làm như vậy nhiều lần cho đến khi khô. Sau đó, cắt sửa lông ở mép túi, rồi bảo quản bằng nhiều lớp vải mềm, đặt trong lớp kín. Khi dùng, lấy khăn vải tẩm ướt bằng nước ấm, bọc kín túi thơm cho mềm, rồi cắt túi lấy chất xạ, nghiền cho thật nhỏ, mịn.
                                Túi xạ có hình cầu, hình bầu dục, tròn hoặc dẹt, đường kính 3,5-6cm, nặng 30-60g tùy theo tuổi của hươu. Miệng túi hơi phẳng, có nhiều lông mịn áp sát, màu trắng hoặc nâu xám, mọc rất xít nhau thành hình khoáy, ở giữa có một lỗ nhỏ, đường kính 5mm, khi cạo sạch lông, phần da ở đó có màu nâu. Mặt ngoài của túi nâu đen, không có lông, có tính co giãn. Nếu cắt mổ túi sẽ thấy lớp màng da ở giữa trong suốt, màu tro bạc, lớp màng da ở trong màu đỏ nâu. Trong cùng là chất xạ ở dạng quánh đặc như sữa, khi khô thành bột hoặc thành hạt lổn nhổn với kích thước không đều, bóng, có mùi thơm hắc rất đặc biệt, để lâu không mất mùi. Ở dạng bột, dược liệu màu vàng nâu, nâu đỏ hay đỏ tím, chất mềm có dầu. Lấy tay vê tròn, bột tụ lại nhưng không dính vào nhau thành khối. Khi mở tay ra, bột lại tã rời ngay. Ở dạng hạt (tốt hơn), hình tròn hay dẹt, phần lớn có màu đen tím, có vân mỡ sáng bóng. Xạ hương nguyên chất có mùi thơm hắc rất mạnh, bền, pha loãng thì có mùi thơm dịu, rất dễ chịu. Trộn với camphor, valerian, tinh dầu trám, acid hydrocyanic, xạ hương sẽ mất hết mùi đặc trưng của nó.
                                Trên thế giới, túi xạ được ưa chuộng nhất lấy từ hươu sống ở Tây Tạng, Trung Quốc và Đông Dương. Số lượng của loại xạ này chiếm tỷ lệ từ 80-85% tổng lượng cung cấp trên toàn thế giới. Riêng thị trường phương Tây, hàng năm tiêu thụ khoảng 10 vạn túi xạ. Mỗi kg túi xạ trị giá từ 1.000-1.500 USD và 1kg chất xạ hương nguyên chất trị giá hơn 80.000 USD.
                                Xạ hương thường được dùng riêng ở dạng nguyên chất hoặc chế biến với đinh hương theo cách làm sau: Lấy túi xạ đốt lửa cho cháy hết lông, cắt làm 5-6 mảnh, cho vào một lọ rộng miệng cùng với 20g đinh hương đã tán bột. Nút thật kín, lắc đều. Để khoảng 3 - 4 tháng mới dùng. Hỗn hợp bột xạ hương, đinh hương có thể bảo quản trong 5 - 6 năm (kinh nghiệm gia truyền của ông Vũ Dương Đào - Hòa Bình).
                                Vì là dược liệu quý hiếm nên xạ hương thường bị giả mạo bằng cách trộn với bột các loại hạt đậu, mì, nhất là hạt cây vông vang (Abelmoschus moschatus (L) lledic) vì hạt này cũng chứa chất có mùi xạ hương.
                                Phân biệt xạ hương thật, giả
                                Lấy ít xạ hương cho vào bát nước nóng, thấy tan ngay, không có cặn, dung dịch có màu vàng nhạt, mùi thơm nồng nặc. Cho xạ hương vào lửa thấy nổ lách tách, lóe sáng, mùi thơm mạnh, sau để lại những nốt dầu trong.
                                Xạ hương chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là muskon, 1-ceton: 3-methyl cyclopentadecanon, với tỷ lệ 0,5-2%. Chất này có mùi đặc trưng của xạ hương. Ngoài ra, còn có chất béo, chất nhựa, chất nhầy, cholesterin và protein.
                                Xạ hương là một hương liệu cao cấp, chất định hương trong việc sản xuất nước hoa, xà phòng thơm, bột chống nhậy; Đồng thời là vị thuốc quý hiếm được dùng trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Trước đây, y học hiện đại dùng xạ hương làm thuốc kích thích, cường dương, điều kinh dưới dạng cồn thuốc, thuốc viên hoặc thuốc thụt. Trong Đông y, xạ hương được xem là vị thuốc quý được dùng phổ biến với vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng khai khiếu, hoạt lạc, tán ứ, tiêu viêm, kích thích, giảm đau, giải độc… chữa suy nhược thần kinh, trúng phong, kinh giãn, mê sảng, tổn thương do ngã hoặc bị đánh, đau mắt, đau thắt tim, cam tẩu mã. Liều dùng hàng ngày: 0,04-0,10g. Xạ hương ít khi được dùng riêng mà thường phối hợp với những vị thuốc khác như trong biệt dược nổi tiếng “Lục thần hoàn” và “nhân đơn”.
                                Dùng ngoài, xạ hương đem nghiền nhỏ, tẩm nước rồi bôi hoặc đắp có tác dụng giảm đau, tiêu sưng. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng xạ hương trộn với bột quả trám đốt thành than, rồi bôi xỉa, chữa đau răng, sâu răng.
                                Theo kinh nghiệm đồng bào ở vùng núi cao, xạ hương lấy khoảng vài gam phối hợp với quả hồi 5-6 cánh, cỏ xước 30g, diêm sinh 0,4g phơi khô, giã nhỏ, trộn đều, cho vào túi vải rồi buộc vào rốn, ngay cả lúc giao hợp để làm thuốc ngừa thai.
                                Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, trong các sách cổ, còn lưu truyền một loại thuốc dưỡng da cung đình để giữ sắc đẹp cho Từ Hy Thái Hậu. Thuốc gồm xạ hương 0,4g, bạch cương tàm 1,6g, băng phiến 0,8g, sơn tra 1,6g, đậu xanh 2,4g. Tất cả nghiền thành bột mịn, nhào với nước đánh thật nhuyễn như kem, dùng bôi (Theo sách “Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị” đời nhà Thanh) và bài thuốc chữa đau thắt tim gồm xạ hương tán nhỏ, dùng mỗi lần 0,03-0,10g dưới dạng hoàn tán.
                                Lưu ý: Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với xạ hương.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X