Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những bài thuốc riêng biệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Công thức rượu thuốc Minh Mạng

    Trong những phương thuốc do quan ngự y soạn cho vua Minh Mạng, mỗi bài có rất nhiều vị thuốc, thường là từ 20 loại trở lên, có bài bao gồm cả 60-70 vị. Bài ít nhất cũng trên 10 vị thuốc.
    Sau đây là bài rượu thuốc Minh Mạng "Đại bổ thận dương", theo lương y Nguyễn Công Đức. Bài thuốc này có công dụng tăng cường khí lực, tạo hưng phấn thần kinh, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng sinh lý; dùng chủ trị các trường hợp cơ thể suy nhược lâu ngày, đau lưng, mỏi gối, suy sinh dục...
    Thành phần gồm:
    20 g nhân sâm, 12 g
    +nhục thung dung. Ngưu tất, cốt toái bổ, chích hoàng kỳ, táo nhân, trần bì mỗi vị 2 chỉ - tương đương 8 g.
    +Đỗ trọng, đơn sâm, xuyên khung, cam cúc hoa, sinh địa, thạch hộc mỗi vị 3 chỉ, tương đương12 g.
    +Đương quy, cẩu kỷ tử, tục đoạn, thục địa mỗi vị 20 g.
    Ngoài ra có 10 g đẳng sâm cùng 10 quả đại táo và 120 g đường phèn.
    Cách chế biến: Đem ngâm các vị thuốc trên với 5 lít rượu nếp loại ngon, ngâm trong 7 ngày đêm. Đường phèn nấu với nửa lít nước sôi, nấu cho đường tan hết ra, để nguội, rồi cho vào bình rượu đã ngâm các vị thuốc trên. Đợi đến 3 tuần sau là có thể đem ra dùng được.
    Ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1 cốc nhỏ độ 30 ml), uống trước các bữa ăn sáng, trưa, tối. Lưu ý là phải đủ các vị thuốc và đúng liều lượng mới cho hiệu quả cao.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #32
      8 loại rượu thuốc chữa yếu sinh lí.

      Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu nghiệm:
      Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu nghiệm:
      * Dâm dương hoắc 60 g, phục linh 30 g, đại táo 9 quả. Ba thứ đem hấp chín, phơi khô 3 lần, sau đó thái nhỏ, ngâm với 2 bát rượu trắng và 100 g mật ong. Đậy kín, để 1 tháng rồi lấy ra uống mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng.
      * Cá ngựa đã chế biến 30 g, bàn long sâm 30 g, cốt toái bổ 20 g, long nhãn 20 g. Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và mật ong mà uống.
      * Tắc kè 50 g; ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100 g; đại hồi 10 g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 30 0ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700 ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100 g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20 ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
      * Dâm dương hoắc 12 g; ba kích, sa sâm mỗi vị 16 g; thỏ ty tử, nhục thung dung, kỷ tử mỗi vị 12 g; đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8 g; cam thảo 6 g; đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng 1 tuần.
      * Dâm dương hoắc 60 g, ngài tằm đực 100 g, kim anh 50 g, ba kích 50 g, thục địa 40 g, sơn thù du 30 g, ngưu tất 30 g, kỷ tử 20 g, lá hẹ 20 g, đường kính 40 g. Tất cả ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.
      * Chim bìm bịp 2 con (1 lớn, 1 nhỏ) làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ sâm cau 100 g phơi khô. Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30 ml.
      * Kỷ tử 120 g, đương quy 60 g, thục địa 180 g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 3 lít rượu 35-40 độ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml.
      * Mật cá chép và gan gà trống mỗi thứ 1 cái, nghiền nát, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 5-7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml.

      DS. Hữu Bảo, Sức Khỏe & Đời Sống
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #33
        Một số Cách ngâm rượu Hổ cốt.

        Trong y học cổ truyền, xương hổ (hổ cốt) là một trong những vị thuốc rất có giá trị, được coi là hạng nhất trong tất cả các loại xương. Thông thường, xương hổ được nấu thành cao, nhưng cũng có khi được dùng trực tiếp như một vị thuốc thông dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoàn tán hoặc ngâm rượu. Khi ngâm rượu, xương hổ rất ít khi dùng riêng mà thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức rượu ngâm xương hổ (hổ cốt tửu) để độc giả tham khảo.

        Công thức 1: Hổ cốt nướng vàng 30g, tỳ giải 30g, tiên linh tỳ 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, thục địa 30g. Tất cả giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 2.000ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: bổ thận, làm mạnh gân cốt, khu phong trừ hàn; chủ trị các chứng thận hư, đau mỏi cơ bắp, xương khớp, đau bụng dưới do lạnh. Khi rượu cạn có thể cho tiếp rượu trắng vào, ngâm cho đến khi hết mùi vị của thuốc thì thôi.

        Công thức 2: Hổ cốt nướng vàng 45g, bào khương 30g, xuyên khung 30g, địa cốt bì 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, chỉ xác 24g, đan sâm 60g, thục địa 45g. Tất cả thái vụn, giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 4 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ khi đói, nên đun nóng khi uống. Công dụng: bổ can thận, tráng gân cốt, làm trơn các khớp xương, giảm đau nhức; chủ trị các chứng đau xương khớp, gân cơ co rút do can thận hư.

        Công thức 3: Xương ống chân hổ nướng vàng 30g, hoàng kỳ 30g, toan táo nhân sao 30g, cát cánh 30g, phục thần 30g, khương hoạt 30g, thạch xương bồ 30g (ngâm trong nước vo gạo 1 đêm, cắt thành từng mảnh, sấy khô), nhục dung (ngâm rượu 1 đêm) 30g, thục địa 30g, phụ tử chế 30g, tỳ giải 30g, thạch hộc 30g, phòng phong 30g, linh dương giác 15g, viễn chí (bỏ lõi) 30g, xuyên khung 30g, ngưu tất (ngâm với rượu, sấy khô) 30g. Tất cả tán nhỏ, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 3 ngày (vào mùa xuân hạ) hoặc 7 ngày (vào mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên đun nóng khi uống. Công dụng: ôn bổ can thận, điều hòa khí huyết, bổ hư trừ phong; chủ trị các chứng lưng gối đau mỏi, tê bì, đi lại khó khăn, hay quên, dễ hoảng hốt, hoa mắt chóng mặt.

        Công thức 4: Hổ cốt nướng vàng 30g, mộc qua 90g, xuyên khung 30g, ngưu tất 30g, đương quy 30g, thiên ma 30g, ngũ gia bì 30g, hồng hoa 30g, tục đoạn 30g, bạch thược 30g, ngọc trúc 60g, tần giao 15g, phòng phong 15g, tang chi 120g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 5.000ml rượu trắng, sau 7 ngày chắt lấy rượu hòa thêm 250g đường phèn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: khu phong trừ thấp, khứ hàn, tráng gân cốt, giảm đau nhức, điều hòa khí huyết; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, chuột rút, tê bì tay chân, nhãn khẩu oa tà (liệt mặt) do phong hàn thấp xâm nhập kinh lạc.

        Công thức 5: Xương ống chân hổ nướng vàng 10g, cát cánh 10g, bạch linh 40g, cúc hoa 15g, sơn thù 15g, thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày, sao khô) 22g, nhục dung 15g, phòng phong 15g, thục địa 15g, đan bì 15g, nhân sâm 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, hoàng kỳ 15g, tử uyển 10g, thạch xương bồ 15g, thạch hộc 10g, bá tử nhân 12g, đỗ trọng 15g, phụ tử chế 15g, can khương 15g, xích thược 15g, ngưu tất 15g, tỳ giải 15g, cẩu tích 15g, thương nhĩ tử 15g, khương hoạt 15g, rễ ngưu bàng 15g, kỷ tử 10g, tàm sa 22g, tục đoạn 15g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm trong bình kín với 4.000ml rượu trắng, sau 15 ngày dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, đun nóng khi uống. Công dụng: trừ phong thấp, làm nhu nhuận các khớp, tráng gân cốt, bổ can thận; chủ trị các chứng đau xương khớp, đi lại khó khăn, các khớp biến dạng, di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

        Công thức 6: Xương ống chân hổ nướng vàng 45g, hải đồng bì 30g, ngũ gia bì 30g, độc hoạt 30g, phụ tử chế 10g, thạch hộc 30g, quế tâm 30g, phòng phong 30g, đương quy 30g, đỗ trọng 30g, dâm dương hoắc 30g, tỳ giải 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, sinh địa 30g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 7 ngày (với mùa xuân hạ) và 14 ngày (với mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 1-2 ly nhỏ khi đói, nên hâm nóng trước khi uống. Công dụng: ích thận, khu phong, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức chân, mỏi gối, chân tay tê bại, các khớp co cứng, vận động khó khăn.

        Công thức 7: Xương ống chân hổ nướng vàng 35g, phòng phong 25g, hoàng kỳ 35g, khương hoạt 35g, nhục quế 15g, hải đồng bì 35g, ngưu tất 35g, phụ tử chế 35g, sinh địa 25g, xuyên khung 25g, đương quy 25g, kỷ tử 25g, bạch chỉ 25g, đậu đen sao thơm 200g, ngũ gia bì 25g, toan táo nhân 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 7 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên hâm nóng khi dùng, kiêng thức ăn sống lạnh, các loại thịt lợn, gà, bò và ngựa. Công dụng: sơ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, bổ thận ích khí, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, đau lạnh bụng, suy nhược cơ thể, tê bì chân tay.

        Công thức 8: Xương ống chân hổ nướng vàng 32g, thạch hộc 20g, thiên ma 20g, xuyên khung 20g, dâm dương hoắc 20g, ngũ gia bì 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, quế tâm 20g, đương quy 20g, ngưu bàng tử 20g, đỗ trọng 20g, phụ tử chế 20g, ô xà nhục (sao) 20g, cẩu tích 20g, đan sâm 20g, xuyên tiêu 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu ngon, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ, hâm nóng trước khi uống. Công dụng: thư cân hoạt huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp; chủ trị các chứng bán thân bất toại, đau xương khớp, đau lưng mỏi gối, sưng phù hai chân, tê bì tứ chi...

        Nhìn chung các phương rượu hổ cốt trên đều có tính cay nóng, bởi vậy chỉ được dùng với liều lượng nhất định, không nên uống quá liều, với những người bị tăng huyết áp thì tuyệt đối không dùng.
        (Theo Sức khỏe & Đời sống)
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #34
          Rượu Mật Rắn

          Nguyên liệu:
          -Chứa cholesterin, các acid palmitic, stearic cholic… như mật của nhiều động vật khác.
          Cách bào chế:
          -Lấy mật rắn còn nguyên túi vừa lấy khỏi mình rắn nuốt chửng hoặc ngâm rượu.
          Cách dùng:
          -Nuốt chửng nguyên mật rắn ngày 1 hoặc 2 lần hoặc dùng 3 mật rắn khác loại (thường chọn hổ mang, cạp nong, rắn ráo).
          -Lấy kim sạch chích lấy mật pha với 30ml rượu gạo 300. Chia uống 3-4 lần trong ngày khi bụng no. Nếu có nhiều mật rắn thì tăng liều theo tỷ lệ trên.
          Công dụng:
          -Giảm đau nhức khớp xương, chỉ khái, định suyễn, đau lưng.
          Chủ trị:
          -Viêm đa khớp (sưng, nóng, đỏ, đau và có sốt nhẹ).
          -Hen suyễn mãn tính.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #35
            Rượu Hải Sâm (Đồn Đột)

            Nguyên liệu:
            -Hải sâm tươi 200g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, rượu nếp ngon 400 2 lít.
            Cách bào chế:
            -Trần bì và tiểu hồi giã nát để trong túi vải buộc kỹ ngâm với 2 lít rượu nếp 3 ngày.
            -Lọc, gạn, ép, bỏ bã lấy rượu để ngâm hải sâm.
            -Dùng hải sâm trắng mổ bỏ ruột, cạo mặt ngoài da. Rửa sạch, để cho ráo nước.
            -Để hải sâm vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào. Ngâm 30 ngày, gạn, ép, lọc bỏ bã lấy rượu để lắng cặn, đậy kín dùng dần.
            Cách dùng:
            -Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
            Công dụng:
            -Bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo.
            Chủ trị:
            -Tinh huyết hao tổn, suy nhược cơ thể; Trị liệt dương, di mộng tinh;
            -Tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn nhiễm của cơ thể, ức chế quá trình phát triển và di căn ung thư.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #36
              Rượu Bọ Cạp ( Toàn Yết )

              Cách bào chế:
              -Một ký bọ cạp còn sống dùng 300g muối hòa loãng với 3 lít nước.
              -Tất cả bỏ chung trong nồi đất đậy nắp lại. Đun sôi vài giờ cho tới khi cạn nước.
              -Lấy bọ cạp phơi trong râm cho khô. Khi dùng phải ngâm nước, rửa sạch muối, phơi khô mới dùng.
              -Nếu dùng uống dạng bột thì phải sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột bọ cạp.
              -Nếu ngâm rượu thì để nguyên con. Dùng 100g bọ cạp khô ngâm với 1 lít rượu gạo 400 trong 20 ngày.

              Cách dùng:
              -Mỗi lần uống 1 ly nhỏ. Ngày 3 lần sau khi ăn.Công dụng:
              -Trừ phong, trấn kinh giật.
              Chủ trị:
              -Động kinh, người co quắp, bị cấm khẩu miệng méo; Bán thân bất toại, thiên đầu thống;
              - Tràng nhạc, ung nhọt vỡ mủ.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #37
                Rượu thuốc chữa yếu sinh lý

                Bài 1
                -Dâm dương hoắc 60 g, Phục linh 30 g, Đại táo 9 quả.
                -Ba thứ đem hấp chín, phơi khô 3 lần, sau đó thái nhỏ, ngâm với 2 bát rượu trắng và 100 g mật o¬ng.-Đậy kín, để 1 tháng rồi lấy ra uống mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng.

                Bài 2-Cá ngựa đã chế biến 30 g, Bàn long sâm 30 g, Cốt toái bổ 20 g, Long nhãn 20 g.
                -Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt.

                -Ngày uống 20-40 ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và mật o¬ng mà uống.
                Bài 3:-Tắc kè 50 g, Ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100 g, Đại hồi 10 g.
                -Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 30 0ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700 ml.
                -Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100 g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít.
                -Lọc kỹ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20 ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
                Bài 4:-Dâm dương hoắc 12 g, Ba kích, sa sâm mỗi vị 16 g, Thỏ ty tử, nhục thung dung, kỷ tử mỗi vị 12 g, Đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8 g, Cam thảo 6 g, Đại táo 3 quả.
                -Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng 1 tuần.
                Bài 5:-Dâm dương hoắc 60 g, ngài tằm đực 100 g, kim anh 50 g, ba kích 50 g, thục địa 40 g, sơn thù du 30 g, ngưu tất 30 g, kỷ tử 20 g, lá hẹ 20 g, đường kính 40 g.
                -Tất cả ngâm với 2 lít rượu 40 độ.
                -Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.
                Bài 6:-Chim bìm bịp 2 con (1 lớn, 1 nhỏ) làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ sâm cau 100 g phơi khô.
                -Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30 ml.
                Bài 7:-Kỷ tử 120 g, đương quy 60 g, thục địa 180 g.
                -Tất cả thái nhỏ, ngâm với 3 lít rượu 35-40 độ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml.
                Bài 8:-Mật cá chép và gan gà trống mỗi thứ 1 cái, nghiền nátNgâm với 500 ml rượu trắng trong 5-7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #38
                  Nhất dạ lục giao.

                  Thành phần:
                  1-Thục địa 40g
                  2- Đào nhân 20g
                  3-Sa sâm 20g
                  4- Bạch truật 12g
                  5 Vân qui 12g
                  6- Phòng phong 12g
                  7- Bạch thược 12g
                  8- Trần bì 12g
                  9-Xuyên khung 12g
                  10- Cam thảo 12g
                  11- Thục linh 12g
                  12- Nhục thung dung 12g
                  13- Tần giao 8g
                  14-Tục đoạn 8g
                  15- Mộc qua 8g
                  16- Kỷ tử 20g
                  17-Thường truật 8g
                  18-Độc hoạt 8g
                  19- Đỗ trọng 8g
                  20- Đại hồi 4g
                  21- Nhục quế 4g
                  22- Cát tâm sâm 20g
                  23- Cúc hoa 12g
                  24- Đại táo 10 quả
                  Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.
                  Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #39
                    Rượu tắc-kè

                    Tiếng Nam phân biệt cắc-kè (hay tắc-kè) với cắc-ké: Theo Việt Nam tự điển của Lê văn Đức & Lê ngọc Trụ, cắc kè là loài bò sát dài độ 20 cm, bụng to đuôi ngắn, sống trong kẹt hóc, không ưa ánh sáng, thường kêu ban đêm ( có những loại cắc kè bông, cắc kè lửa) Danh từ Cắc kè đôi là lời biếm nhẽ một cặp trai gái đang tình tự. Còn cắc-ké là loài bò sát mình ba góc thon dài, gáy có gai, đuôi dài, mình màu xanh, tím vàng đỏ tùy theo chỗ người đứng trông, sống trên cây cối, ăn sau bọ, đẻ trứng thật nhiều dưới đất sau. ( Cắc-ké lục chốt chỉ hạng thấp thỏi chầu rìa).
                    Cắc- kè có tên chữ nho là cáp- giới đọc theo âm Tàu là Ke-Chieh ( cơ chia), kỳ thực là tiếng kêu khi chúng muốn bắt cặp, con đực kêu cắc, con cái đáp kè. Sách thuốc Tầu nói cắc kè rất nhiều ở Quảng đông và Quảng tây. Hiệu lực làm thuốc của cắc kè là phải có đủ nguyên cái đuôi; khi người ta rình bắt nó , nó cắn đuôi bỏ chạy. Khi cắc kè đực cái bắt cặp thì chúng ôm nhau sát, rồi cùng té xuống đất mê man không còn biết trời trăng, khó mà gỡ ra được. Do đó, người ta mới bắt cả cặp bỏ vô rượu, hấp rồi phơi khô để bán là thuốc khích dâm cường dương. Cắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng khai phế khí, chữ hen suyễn, ho lao, lợi thủy thông kinh, chữa què gẫy. Mắt nó độc, nhưng đuôi lành.. Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Con nào đứt đuôi thì dược lực kém không nên dùng.
                    Theo sách Trung quốc Trà Tửu từ điển (TQTTTĐ ), Cáp giới tửu đủ 2 con đực cái dính cặp mới thiệt tốt, người ta: dùng cắc kè còn tươi sống phối hợp với lộc nhung, đảng sâm, câu kỷ tử , viên nhục, huỳnh tinh, hoài sơn, hắc táo, tỏa dương, đương qui, bắc kì, nhục thung dung, xuyên khung... cùng vài thứ linh tinh khác ngâm trong rượu gạo thứ thiệt. Hương vị rượu rất thuần hòa, hiệu lực nuôi âm, bổ thận, bổ huyết dưỡng nhan ( bổ máu và làm tăng sắc đẹp ở phụ nữ)
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #40
                      Rượu ngâm rùa

                      Rùa sống lâu đến 500 năm. dù nhịn đói hai ba tháng cũng không chết. Chế Qui nhục tửu bằng cách lấy thịt rùa hòa lẫn với men, rồi ủ cho thành rượu. Ruợu này chữa chứng ho lâu năm, chứng phong co quắp tay chân hay bại xuội. Mu rùa là Qui bản trị các chứng xích đái, bạch đái, thấp nhiệt lở ở hạ bộ, chứng trĩ và thóp trẻ con không liền được ( Đỗ Phong Thuần). Phân chất mu rùa thấy nhiều muối Calcium. Ngoài ra, sách Tầu có nói về Qui giao tửu đã dùng mu rùa đen ở Động dình hồ nấu thành cao, rồi ngâm rượu với câu kỷ, kim anh tử, đảng sâm, đương qui ; có tác dụng tư âm, bổ thận, cường thân tráng thể . Qui Lộc tửu rất quí lại dùng mu rùa (qui bản), nhung hươu và 10 vị thuốc khác mà chế ra.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #41
                        Rượu ngâm chuột xạ con

                        Theo Lê Bảo Trân, miền Nam có người ngâm chuột xạ con mà không nói trị bệnh gì. Tôi chú ý rằng cuốn Từ điển về trà rượu của Tầu ( TQTTTĐ) dẫn trên không thấy nói đến ruợu bìm bịp, bao tử nhím ... có lẽ là đặc thù của dân miền Nam Việt . Phải chăng đất Tầu không có sẵn những thú cầm điểu này. Về loại rắn, rít thì bên Trung quốc, miền Hoa Bắc lạnh lẽo hoặc rất hiếm hay không có, còn vùng Giang Nam - cái nôi phát sinh giống Bách Việt - nhất là Quảng Đông, Quảng Tây với khí hậu loại bán-nhiệt-đới thì lại tương đối sẵn những thú vật như ta nên họ mới có chuyện ăn rắn, chó và chuột như ta thấy qua những sách và phim ảnh Trung Quốc. Về chuột, có món Trúc Thử ( chuột ăn rễ bụi tre). Còn rượu thuốc vùng Hoa Nam thì ê hề rượu rắn, rượu tắc-kè, rượu cà cuống ( Long sất tửu - rượu rận rồng!)...
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #42
                          Rượu ngâm bìm bịp

                          Dân Nam coi rượu bìm bịp là một rượu quí vì trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Theo cây bút đồng quê miền Nam Lê Bảo Trân cho biết, chim bìm bịp ( Centropus sinensis thuộc gia đình Cuckoos) thường làm tổ trên những cây bần hay bụi dừa nước, lông màu xanh, đầu mầu đà, ăn cá, mỗi khi nước lớn thường kêu như câu ca dao:
                          Bìm bịp quê nước lớn anh ơi,
                          Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
                          Dân quê thường hay mò vô tổ của bìm bịp, bẻ gẫy chân những bìm bịp non xong rồi rình cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu vì người ta tin tưởng rằng trong bọc chứa của chúng còn chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt thần kỳ vừa được bìm bịp mẹ mớm cho.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #43
                            Rượu ngâm hà nàm và tử hà xa.

                            Chuyện lấy hà nàm (bào thai) loài thú không phải là chuyện lạ ở miền, nhất là những vùng săn bắn hay bẫy được thịt rừng. Hà nàm thông thường là hà nàm nai. Người ta ác khẩu đồn rằng các cán bộ cao cấp thích tẩm bổ bằng “ hà nàm người”. Điều này thì tôi có nghe nhưng không rõ, chứ những lá nhau người ( sách thuốc gọi là “tử hà xa” vì hình tròn như lá sen) thì với tư cách là một bác sĩ sản phụ khoa, tôi xác nhận là có. Mỗi phiên trực nhà thương ở Bệnh viện Quảng đông vào hai năm 1978 - 1980, tôi được thủ trưởng Nam giao cho những lon Guigoz và dặn lấy những lá nhau con so tốt cất cho anh ấy để ngâm rượu và để “hữu nghị” với những cửa hàng ăn uống mà đổi lấy đường, bột ngọt và thịt cá. Lá nhau chứa kích thích tố Chrionic Gonadotrophin nên có một dạo dân ta có phong trào uống xia rô nhau và cấy nhau theo phương pháp Filatov của Nga. Trong thời gian tôi làm bác sĩ khoa sản, tôi được biết nhà thương Quảng Đông phân loại nhau người như sau: loại A là nhau con so, loại B là nhau con thứ 2 mà mẹ khỏe mạnh, nhau lấy ra trọn vẹn ( hai loại A và B được đem chế xia rô), còn loại C là nhau con rạ thì đem làm thực phẩm nuôi heo. Chuyện lấy những thai nhi chết để nuôi heo thì không có như tin đồn
                            Dùng hà nàm thú vật làm thuốc có công hiệu không? Trước đây ở Liên xô, người ta nói rằng bác sĩ Bogomoletz đã dùng hà nàm người để làm thuốc cho chủ tịch Staline. Hư thực thế nào tôi không rõ, chứ điều sau thì tôi xác nhận là có thực: ở bệnh viện Quảng Đông thì máu của các sản phụ khi người ta sổ nhau được hứng rồi giao cho những ao cá bác Hồ để nuôi cá làm cá sanh đẻ nhiều, điều này cũng lô- gíc vì máu này chứa nhiều chất : ngoài kích thích tố chorionic gonado trophin., máu đẻ còn chứa những chất hữu cơ như hồng huyết tố, chất sắt v.v... Thành ra ruợu hà nàm thú vật trên nguyên tắc là một thứ ruợu bổ, nhưng không ai dám nói những hàm chất tươi sống của nó có bị tiêu hủy vì ngâm rượu không? Theo sách Trung quốc Trà Tửu từ điển, rượu ngâm hà nàm nai gọi là Lộc thai tửu.
                            Về bộ phận sinh dục của thú vật, dân nhậu miền Nam còn có rượu ngâm hòn dái dê ( Ngọc dương tửu)! Ngoài ra, tiệm thuốc bắc bán rất đắt món Hải cẩu thận ( gồm dương vật và ngọc hoàn của hải cẩu _ Callorhinus ursinus) trị chứng hư lao, liệt sinh lý, yếu bại lưng gối. Món Đông trùng hạ thảo ( Cordyceps) cũng là một dược liệu quí trị liệt dương, di tinh , đau lưng gối bán rất mắc
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #44
                              Bài thuốc "bí truyền" chữa đau răng

                              Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào. Bài thuốc đơn giản và hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng.
                              Không tự nhiên mà đau
                              Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng.
                              Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu) bao xung quanh, vì một lý do nào đó vùng lợi này sưng tấy hoặc viêm nhiễm cũng khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn.
                              Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng hay chế độ ăn uống không khoa học.
                              Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng:
                              - Sâu răng
                              - Sưng phồng hay viêm nhiễm nướu (lợi)
                              - Do việc uống quá nhiều các loại nước giải khát có đường
                              - Do sự phá hủy của cacbonhydrat và đường
                              - Ăn uống không khoa học
                              - Do viêm nhiễm răng
                              - Do sự nứt hay vỡ răng
                              Cách điều trị đơn giản
                              - Ngâm một nhánh tỏi trong một chén nước muối, sau đó dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau.
                              - Lấy một nhánh hành sống, giã nhuyễn đặt vào trong miệng chỗ bị đau.
                              - Lấy lá cam, sao khô tán nhuyễn rịt vào vùng răng bị đau.
                              - Dùng lá của cây lúa mì ép lấy nước và súc miệng.
                              - Nhai vỏ của cây đinh hương và rịt vào chỗ răng đau, thậm chí bạn có thể dùng dầu của cây đinh hương cũng có thể cải thiện tình hình.
                              KHỔNG THU HÀ (Theo Toothache.htm)
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • #45
                                Rắn biển: Thuốc trị đau nhức

                                Rắn biển

                                Rắn biển
                                có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc phổ biến như đẻn khoanh (Hydrophis cyanocinctus Daudin), đẻn vết (Hydrophis ornatus Gray) và đẻn cơm (Lapemis hardwickii Gray).
                                Đó là nhóm động vật có đặc điểm và cấu tạo thích nghi với đời sống ở biển. Thân nhỏ, thon dài 1-2m hoặc hơn, có vảy, dẹt bên ở phía sau, đuôi hoàn toàn dẹt như cá mái chèo. Đầu nhỏ phủ các phiến sừng, lỗ mũi nằm ở trên miệng có nắp đậy ngăn nước không lọt được vào khoang mũi. Răng có nọc độc nằm ở hàm trên.
                                Theo kinh nghiệm dân gian, rắn biển có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm và y dược.
                                Thịt rắn biển được chế biến như sau: Bắt rắn về, rửa nước cho sạch. Buộc đầu rồi treo lên hoặc ghim đầu vào một tấm ván, cầm đuôi kéo căng mình rắn, lấy dao sắc rạch một đường từ cổ họng xuống đến tận đuôi. Bỏ phủ tạng chỉ giữ lại mật và lớp mỡ. Rửa sạch máu ở mình rắn bằng cồn 900 (không rửa nước) rồi phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn lấy tiết thì trước khi buộc hoặc ghim rắn, cầm đầu rắn, cứa đứt động mạch cổ cho máu chảy ra, hứng lấy tiết để riêng.
                                Thịt rắn biển chứa protid và nhiều acid amin như arginin, cystin, cytein, corin, glycin, isoleucin, leucin, lysin, histidin, acid glutamic, ornithin, hydroxyprolin, treonin, tyrosin, valin. Người Việt Nam và nhiều nước châu Á khác thích ăn thịt rắn biển vì rất ngon và bổ dưỡng.
                                Dược liệu, tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Dạng dùng thông dụng nhất là rượu ngâm từng loại hoặc hỗn hợp 3 loại: rắn khoanh, rắn vết, và rắn cơm, với tỷ lệ một phần thịt rắn với 3 phần rượu 400, ngâm trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Có nơi người ta còn chôn cả bình rượu rắn xuống đất để hàng năm mới dùng.
                                Mỗi ngày uống 20ml sau bữa ăn chiều. Hoặc nấu thịt rắn lẫn xương với 3 lần nước rồi cô thành cao sền sệt (cao toàn tính). Ngày uống 5-10g hòa với rượu hâm nóng và ít mật ong. Cũng có thể lấy thịt và xương rắn biển sấy khô, tán bột, rây mịn, rồi làm thành viên mà uống. Thuốc được dùng trong thời gian dài, không gây tác dụng phụ, giảm viêm, giảm đau nhanh, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân.
                                Mật rắn biển (hải xà đởm) chứa acid mật và nhiều chất khác như trong mật của các rắn ở cạn, có vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, gây ngủ. Dùng riêng hoặc chế thêm vào rượu rắn mà uống.
                                Tiết rắn biển (hải xà huyết) mới hứng được, pha với rượu và chất thơm, uống chữa thiếu máu, chóng mặt, đau lưng, nhức xương. Người bị bệnh tăng huyết áp không được dùng.
                                Mỡ rắn biển (hải xà cao) rán lấy nước, bôi chữa bỏng như các loại mỡ động vật khác
                                Theo DS. Đỗ Huy Bích -Báo Sức khỏe & đời sống
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X