Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những bài thuốc riêng biệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chữa huyết trắng

    Bài 1:
    Lá ngải cưu....................................2 nắm
    Cỏ lông ga.....................................3 nắm
    Củ gâu..........................................1 nắm
    Cây muồng det...............................1 nắm
    Rễ bông trang trăng.........................1 nắm
    Rau ngổ ta.....................................2 nắm
    Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống 10 ngày liền sẽ hết bệnh.
    Bài 2:
    Rau cần tầu (giã nát).......................1 nắm
    Nước dừa xiêm................................1 quả
    Hai thứ trộn đều, gạn nước uống buổi sớm, mỗi ngày uống 1 lần, uống vài ba lần sẽ hết bệnh.
    Bài 3:
    Trứng ga........................................vài quả
    Lá ngải cứu tươi...............................1 nắm
    Hai thứ bỏ vào nồi, đổ nước săm sắp, luộc chín, ăn cả trứng và rau ngải, dùng vài lần sẽ hết.
    Bài 4:
    Buồng cau non, thái nho....................1 nắm
    Đậu xanh, cà vỡ đôi.........................nửa nắm
    Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 thang là hết bệnh.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #17
      Chữa phụ nữ không hứng thú với sinh hoạt vợ chồng

      Bệnh này ngoài một số ít người do thể chất yếu đuối ra, còn phần lớn là do các nguyên nhân sợ sệt, nhút nhát, xấu hổ, mà gây nên sự ức chế đối với sinh hoạt tình dục.
      Cách chữa:
      Bài 1:
      Một ít lộc nhung, ngâm với rượu cho mềm, nấu lên ăn, mỗi lần từ 15-30g, ngày 2 lần.
      Bài 2:
      Một ít dầu ha sư ma, cho thêm đường phèn, nấu lên uống, ngày 1 lần.
      Bài 3:
      Cam thảo
      Hồng sâm
      Mỗi ngày một thang, sắc làm 2 lần.
      Bài 4:
      Cá ngựa
      Ngâm với 50g rượu, sau 7 ngày dùng được mỗi lần 15-30cc (khoảng 1-2 thìa canh) mỗi ngày 1-2 lần.
      Bài 5:
      Tiên linh ty.....................15g
      Cỏ linh chi......................12g
      Lá thạch nam..................15g
      Ngày một thang, sắc làm hai lần.
      Bài 6:
      Nhau thai .......................1 cái
      Sa sâm.........................25g
      Cùng nghiền thành bột, mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.
      Phương thuốc từ 1-6 dùng cho người hạ nguyên hư lãnh, không muốn giao hợp.
      Bài 7:
      Hương phu......................10g
      Hợp hoan bi.....................10g
      Hạt tía tô........................10g
      Quảng dụ kim.....................3g
      Ô dươc.............................3g
      Lá thông.........................10g
      Tiêu bạch thuât.................5g
      Vỏ chấp sao......................3g
      Mỗi ngày 1 thang, sắc làm 2 lần, sắc trong 10 phút, dùng cho người vì tư tưởng bị ức chế nên sinh ra chán ghét tình dục.
      Bài 8:
      Thịt ốc sên.......................5g
      Cho hạt tiêu, rượu, gừng và gia vị nấu ăn.
      Bài 9:
      Sữa ong chua....................40g
      Mật ong .........................500g
      Quấy đều, mỗi lần 15cc, ngày 1-2 lần, không được pha với nước sôi.
      Một ít thịt chim sẻ, cho thêm gia vị nấu ăn, mỗi lần 5 con.
      Bài 10:
      Sà sâm tử cây tố răn.........50g
      Nghiền thành bột, mỗi lần lấy 5g, hoà với mật ong, cho vào túi vải, khi đi ngủ nhét vào âm đạo.
      Bài 11:
      Phụ tư.............................10g
      Bổ cốt chi.........................15g
      Tiên linh chi.......................12g
      Mao đăng..........................10g
      Hạt tiêu............................60g
      Sài hô..............................10g
      Quê.................................10g
      Đinh hương.........................6g
      Cùng nghiền thành bột, lấy một nửa cho vào túi, đeo ở bụng dưới, một tuần thay một lần.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #18
        Chữa ho gà cho mọi lứa tuổi

        Đông y chia bệnh này làm 3 thời kỳ: Thời kỳ sơ phát, thời kỳ ho cơn và thời kỳ phục hồi:
        1. Thời kỳ sơ phát
        Sốt nhẹ, ớn lạnh, sổ mũi, ho tăng dần, ngày nhẹ đêm nặng, đờm trắng loãng, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn.
        Bài thuốc:
        Ma hoang................4g
        Tử uyên..................6g
        Tô diêp...................3g
        Bạch tiên................6g
        Bách bô..................6g
        Hạnh nhân..............5g
        Trần bi...................6g
        Sinh cam thao.........3g
        Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang.
        + Phá sốt, ớn lạnh ít, sổ mũi, ho tan dần ngày nhẹ đêm nặng, kèm theo họng đỏ, đờm đặc khạc khó ra, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
        Bài thuốc:
        Tang diêp..............10g
        Cúc hoa................10g
        Bách bô..................6g
        Liên kiêu................10g
        Cát canh.................6g
        Tiền hô...................6g
        Bối mâu...................6g
        Tỳ bà diêp...............6g
        Sinh cam thao..........3g
        Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang.
        2. Thời kỳ ho cơn
        Biểu hiện lâm sàng: Ho từng cơn dài, ngày nhẹ đêm nặng, khi ho mặt đỏ gay, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, sau cơn ho có tiếng kêu rít như tiếng gà gáy, thậm chí sau khi nôn ra thức ăn và đờm nhớt cơn ho mới đỡ, khi ho nhiều có thể thấy trong đờm có lẫn sợi máu, nặng thì chảy máu mũi hoặc chảy máu dưới kết mạc mắt, mí mắt sưng húp, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực.
        Bài thuốc:
        Nam mộc hương..........10g
        Bách bô.....................10g
        Tiền hô......................10g
        Bối mâu......................10g
        Xa tiền tư....................6g
        Thiên trúc hoang...........6g
        Hải phù thach...............6g
        Ý di...........................10g
        Hạnh nhân....................6g
        Đổ 1000 ml nước, sắc làm 400 ml, chia uống 4 lần sáng, trưa, chiều, tối. Ngày 1 thang.
        3. Thời kỳ phục hồi
        Cơ thể hư nhược, tiếng ho yếu ớt, đàm nhiều trắng loãng, ăn ít, đại tiện lỏng, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm vô lực.
        Bài thuốc:
        Đảng sâm..................10g
        Bạch truật (sao)..........6g
        Trần bi.......................6g
        Bán ha.......................6g
        Phục linh...................10g
        Xa tiền tư...................6g
        Ý di.........................10g
        Chích cam thao...........3g
        Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang.
        + Cơ thể hư nhược, ho khan ít đàm, hai gò má ửng đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm ngủ đổ mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
        Bài thuốc
        Sa sâm....................10g
        Mạch môn..................6g
        Ngũ vị tử...................6g
        Xuyên bối mâu............3g
        Địa cốt bì ..................6g
        Bách hợp ..................6g
        Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #19
          Chứng khóc đêm (dạ đề)

          Biện chứng:
          1 - Tỳ hàn: Lá lách lạnh thì xuất hiện chứng: Mặt xanh trắng, môi lưỡi trắng nhợt, hay có các chứng như: nôn mửa, la lỏng, đi lỵ ra mũi trắng, đau bụng da vàng, phù thũng, chân tay lạnh...
          Phép chữa: Phải ôn tỳ (làm cho ấm lá lách) nên dùng bài:
          Hoắc phương.....................................8 phân
          Hậu phác ..........................................5 phân
          Sa nhân............................................5 phân
          Trần bi..............................................5 phân
          Chích thảo (nướng trên lửa cho xém).......5 phân
          Sinh khương........................................2 lát
          Các vị sắc đặc uống nóng, hoặc tán bột hoàn hổ làm thuốc viên, lớn nhỏ tuỳ ý, thuốc này nếu gia Thương truật, Bạch chỉ, Tô cánh, Xuyên khung, Hương phụ, Sơn tra (sao đen), Mạch nha (sao đen), thì chữa được chứng cảm khí lạnh ăn uống không tiêu mà đình tích lại.
          2 - Tâm nhiệt (Tim nóng) thì mặt đỏ, đầu lưỡi đỏ, hay có các chứng như:
          Đau mắt, đau lưỡi (sưng tay cứng) buồn phiền khát nước, đái đục, có khi đái ra máu...
          Phép chữa: Phải Thanh tâm (làm cho trong mát trái tim), nên dùng bài:
          Sinh đia..............................................2 đồng cân
          Mộc thông..........................................1 đồng cân
          Mạch môn...........................................1 đồng cân
          Xa tiền (sao).......................................1 đồng cân
          Trúc điệp ............................................1 đồng cân
          Cam thảo ............................................3 phân
          Gia:
          Đăng tâm ............................................1 nắm
          Xuyên liên...........................................5 phân
          Các vị sắc đặc uống nóng.
          Hoặc dùng bài:
          Đăng hoa (Hoa đèn dầu ta) 3 viên (hạt tròn).
          Một vị sắc uống. Ngoài ra chớ nên cho uống nhảm những thứ thuốc tiêu đàm pháp khí để đến nỗi tổn hại đến chân nguyên.
          Bài 1:
          Thanh đai..........................................3 phân
          Đăng tâm (cỏ bấc ta).........................10 sợi
          Cả hai vị sắc uống (chữa chứng mặt đỏ, tim nóng).
          Bài 2:
          Lấy Thuyền thoái (xác con ve sầu), Trai dùng 7 cái, gái dùng 9 cái vặt bỏ đầu và chân, chỉ lấy khúc đít đem sao tán nhỏ: dùng lá Bạc hà 3 phân sắc lấy nước làm thang mà uống với thuốc bột ve sầu, khỏi ngay. Còn bài: Dùng Ô dược 5 phân đun nước uống, cũng hay (bài này chữa chứng ban ngày khóc nhiều).
          Phép chữa ngoài:
          1 - Dùng Đạm đậu kỹ, Sinh khương (gừng) mấy củ hành, đập nát cả ra cho vài hạt muối sao nóng bọc vào khăn mà chườm bụng thì khỏi (bài này chữa con nít gò lưng khóc, đó là đau bụng vì bị khí lạnh).
          2 - Lấy Chu sa mài với nước giếng mới gánh mà bôi chỗ lõm ngực và giữa các bàn chân bàn tay thì khỏi.
          3 - Lấy bút lông viết hai chữ: Tý Ngọc (77) đem dán trên rốn thì khỏi khóc.
          4 - Lấy Ngũ bột tử tán nhỏ hoà với nước bọt làm bánh rịt trên rốn lấy vải buộc lại.
          5 - Ngô thù 5 đồng cân tán nhỏ hoà với dấm thanh đắp vào 2 gan bàn chân rồi lấy vải buộc lại thì khỏi khóc.
          6 - Vì đau bụng mà khóc thì gò lưng lại, nhưng có nước mắt (nếu không là kinh), dùng: lá trầu không hơ trên ngọn đèn dầu ta cho nóng mà chườm bụng rốn thì khỏi.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #20
            Dưỡng dương tráng cốt

            Rút từ "Ngự dược viện phương" của Hứa Quốc Trinh đời Nguyên.
            Ngưu tất (tẩm rượu)........................25g
            Thung dung (tẩm rượu)....................25g
            Kim linh tử (bỏ vỏ)..........................25g
            Bổ cốt chỉ (sao lên)........................ 25g
            Hồi hương (sao lên).........................25g
            Lộc hương (bỏ lông)........................15g
            Ích trí nhân...................................15g
            Đàn hương....................................15g
            Phân tằm (sao lên).........................15g
            Tùng hương..................................15g
            Đinh hương....................................15g
            Thanh diêm...................................15g
            Muối tinh......................................15g
            Xuyên sơn giap..............................15g
            Sơn dược .....................................30g
            Mộc hương...................................30g
            Ba kich........................................30g
            Nhũ hương...................................30g
            Cam thảo cưu...............................30g
            Bạch truât...................................90g
            Thanh bi.....................................90g
            Thương truât...............................90g
            Các loại thuốc trên đều tán bột, nấu với rượu thành hồ rồi hoàn viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5-10g, ngày hai lần uống với nước trắng lúc đói
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #21
              Hèn chi thấy bác 4 trẻ măng!


              Je suis comme je suis
              Je suis faite comme ça
              Que voulez-vous de plus?
              Que voulez-vous de moi?

              Comment


              • #22
                Làm dì có ! Vẫn già cóc đế mà anh EVO
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #23
                  Chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm

                  Ra mồ hôi là chỉ không lao động, không phải vì khí hậu oi nóng mà vẫn ra mồ hôi, phần nhiều vì biểu hư không đủ bền vững. Mồ hôi trộm là nói lúc ngủ ra mồ hôi, tỉnh dậy thì lại hết, phần nhiều do âm hư, không giữ được tân dịch.
                  Bài 1:
                  “Bản thảo cương mục” Ra mồ hôi, lấy mỡ bò, mỡ dê hoà với rượu nóng uống. Hoặc cùng rang hai thứ gạo nếp, tiểu mạch rồi tán bột, mỗi lần uống 10g với nước cơm hoặc thịt lợn chấm ăn.
                  Bài 2:
                  “Chứng trị yếu quyết” Tim lợn đực một cái, còn cả máu trong đó, cho nhân sâm, đương quy mỗi thứ 10g vào, luộc chín bỏ thuốc ăn tim. Chữa tâm hư ra mồ hôi, mất ngủ. Chỉ ăn mấy lần là khỏi.
                  Bài 3:
                  “Thanh huệ phương” Gà trống lông vàng 1 con, bỏ lòng ruột rửa sạch, rễ ma hoàng 10g, cho nước vừa phải, đun cho chín kỹ. Bỏ thuốc và gà ra, cho 10g Nhục thung dung, 20g bột Mẫu lệ vào nước đun tiếp. Chia uống ba lần trong một ngày. Chữa người ốm xong gầy yếu, đêm ngày ra mồ hôi nhiều, miệng khô, lòng buồn phiền.
                  Bài 4:
                  “Chu thị tập nghiệm phương” Phòng phong 10g, một ít vỏ trấu tiểu mạch rang lên, một miếng da lợn bằng bàn tay. Tất cả cùng sắc lấy nước uống. Chữa ra mồ hôi nhiều.
                  Bài 5:
                  “Thiên kim yếu phương” Hẹ 49 gốc, sắc với 400ml nước cho cạn đến 200ml, uống dần. Chữa ra mồ hôi trộm ban đêm.
                  Bài 6:
                  “Bản thảo cương mục” Bột mì làm hoàn 20 viên to, ăn lúc đói.
                  Bài 7:
                  “Thiên kim yếu phương” Lấy hạt của 1 quả đào khô trên cây, mơ khô 2 quả, hành gốc 7 đoạn, bấc đèn 2 thẻ , trần bì 3g, rễ lúa, mạch nha mỗi thứ 10g, sắc uống, chữa mồ hôi trộm.
                  Bài 8:
                  “Vệ sinh bảo giám” Tiểu mạch (loại hạt lép) rang bằng lửa nhỏ, giã bột. Mỗi lần uống 6g với nước cơm, ngày uống 3 lần hoặc nấu uống thay trà. Chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm.
                  Bài 9:
                  Hạt tiểu mạch lép 30g
                  Hồng táo 10 quả
                  Sắc uống thay trà, chữa ra mồ hôi, mồ hôi trộm.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #24
                    Một số bài thuốc hỗ trợ cai thuốc phiện

                    Bài 1:
                    Dây bí rợ giữa rỗng, có nước. Cắt bỏ 1 đầu cọng cầm dốc xuống sẽ chảy ra 3-4 giọt nước trong. Gặp khi trời mưa thì nhiều nước hơn. Hãy giã cọng dây này lấy nước để dành. Khi cơn nghiện nổi lên, cho nước này vào nồi nhưng cách thuỷ cho ấm lên, uống 2-3 muỗng. Số lần uống tuỳ theo số lần hút ít hay nhiều, như vậy ngày hút 3 cữ thì uống 3 lần. Uống nước cốt này không quá 10 ngày thì dù nghiện nhiều năm cũng khỏi mà lại không khổ sở vật vã chút nào. Cai xong, thân thể ngày càng mập mạp.
                    Bài 2:
                    Mỗi khi hút thuốc phiện xong, ăn liền 1-2 quả trứng gà, uống với nước nấu sôi. Phải nhớ lần nào hút xong cũng phải làm như thế. Chỉ nửa tháng sau là chán thuốc phiện.
                    Bài 3:
                    Mỗi ngày trích máu 1-2 con lươn hòa rượu uống. Bị nhẹ, uống máu 4-5 con, bị nặng phải dùng hơn 100 con.
                    Uống rượu này đại bổ huyết, giải hết được độc thuốc phiện...Thịt lươn thì dùng để ăn. Cứ uống thế cơn nghiện tự nhiên hết, thấy thuốc phiện tự động tránh xa.
                    Bài 4:
                    Nấu Cam thảo thành cao, trộn với thuốc phiện mà hút. Chỉ một, hai ngày sau là không hút nữa. Phương này rất dễ mà lại không tốn tiền, lại không thương tổn. Người nghiện nặng trị theo cách này chỉ 1 tháng là khỏi.
                    Bài 5:
                    Lá chè xanh.................1 lạng
                    Con trai (đạm thái)........1 lạng
                    Muôi...........................1 đồng
                    Yên hôi.......................4 đồng
                    Nấu các thứ trên với 3 bát nước, còn 1 bát, bỏ bã cất để dành trong hũ, bịt kín miệng hũ (Trời nóng thuốc dễ hư nên thỉnh thoảng phải nấu lại). Khi cơn nghiện đến uống 1-2 muỗng là hết bị cơn nghiện hành, và tinh thần gia tăng trăm lần, không khổ sở gì cả. Thật là kỳ phương. Như uống hết 1 liều, đến liều thứ 2, các vị thuốc vẫn như cũ, duy Yên hôi giảm bớt 5 phân, còn 3 đồng. Cứ thế giảm dần đến hết.
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #25
                      Chữa kinh nguyệt không đều

                      Kinh nguyệt có lúc sớm, lúc muộn hoặc có tháng có, có tháng không, lượng kinh ít hoặc có thể kéo dài thời gian hành kinh từ 7-10 ngày chưa dớt, đặc biệt ở người từ 2 hoặc 3 đến 4 tháng mới có kinh 1 lần, hay đau bụng khi có kinh, người gầy, ăn ngủ kém có thể dùng bài thuốc sau:
                      Hương phụ (chế)................300 g
                      Hồng Hoa...........................30 g
                      Mộch hương.......................20g
                      Ích mâu...........................250 g
                      Thạch xương bô..................50 g
                      Sa sâm..............................30 g
                      Xuyên tam thât...................60 g.
                      Các thứ phơi khô tán bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê đầy, trước bữa ăn sáng và tối.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #26
                        Bài thuốc trị liệt dây thần kinh số VII (Liệt mặt)

                        Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
                        Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay thực thể gây ra. Có thể do nhiễm lạnh, ngoài ra còn do sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương do tai nạn giao thông. Thông thường, liệt do chấn thương thường là kéo dài, khó khỏi. Những bài thuốc sau đây chỉ áp dụng cho liệt dây thần kinh số VII do lạnh, do nhiễm trùng hoặc do ứ huyết.
                        1. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh. Y học phương Đông gọi là trúng phong kinh lạc. Biểu hiện của bệh thường gặp là sau khi gặp mưa, giá lạnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng với bên mắt, uống nước là trào ra, không huýt sáo được.
                        Bài thuốc:
                        Ké đầu ngưa.........................12g
                        Kê huyết đăng......................12g
                        Ngưu tât.............................12g
                        Nghê....................................8g
                        Quế chi.................................8g
                        Vỏ quyt................................8g
                        Bạch chi...............................8g
                        Củ âu..................................8g
                        Sắc uống ngày 1 thang.
                        2. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng. Y học phương đông gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện: giống như liệt mặt do lạnh chỉ khác ở chỗ toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng. Khi hết sốt thì bị liệt.
                        Bài thuốc:
                        Kim ngân hoa.....................16g
                        Ké đầu ngưa......................12g
                        Xuyên khung......................12g
                        ĐAn sâm...........................12g
                        Bồ công anh......................16g
                        Rễ cỏ xươc.......................12g
                        Củ khúc khăc....................12g
                        Ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi méo miệng.
                        3. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do ứ huyết.
                        Biểu hiện như liệt mặt do lạnh nhưng xuất hiện sau một sang chấn như ngã, sau khi mổ ở phần hàm mặt, xương chũm.
                        Bài thuốc:
                        Đan sâm............................12g
                        Nghê..................................8g
                        Xuyên khung......................12g
                        Chỉ xac...............................6g
                        Rễ cỏ xươc........................12g
                        Vỏ quyt..............................6g
                        Tô môc...............................8g
                        Củ âu.................................6g
                        Ngày sắc uống 1 thang. Uống liên tục 15 thang.
                        Đa số liệt dây thần kinh số VII ngoại biên dùng thuốc đông y và châm cứu đều khỏi hẳn. Liệt do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn nhưng đều cho kết quả khả quan. Qua các ca điều trị, thường bệnh nhân ban đầu luôn có tâm trạng bị quan, chỉ sau 7-10 ngày mọi việc đã ổn. Hy vọng với những bài thuốc này người bị liệt mặt do liệt dây VII ngoại biên có thể tự chữa ở nhà được.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #27
                          Chữa trẻ em suy dinh dưỡng

                          Bệnh này thuộc chứng "cam tích" trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
                          Biểu hiện lâm sàng: cam tích thời kỳ đầu, cơ thể hơi gầy, kém ăn hoặc ăn nhiều đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, đầy bụng, có thể có sốt nhẹ, miệng khát, lòng bàn chân bàn tay nóng, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế hoạt.
                          Bài 1:
                          Chỉ thưc.....................5g
                          Trần bi.......................5 g
                          Thần khuc.................10g
                          Sơn tra.....................10g
                          Mạch nha..................10g
                          La bặc tử (sao)...........6g
                          Kê nội kim..................6g
                          Hoàng liên..................5g
                          Đổ 600 ml, sắc còn 150 ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều, cho uống sau bữa ăn hoặc lúc đói bụng. Ngày 1 thang.
                          Bài 2:
                          Trần bi......................10g
                          Kê nội kim..................10g
                          Thần khuc.................20g
                          Mạch nha..................20g
                          Sơn tra.....................20 g
                          Cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống. Ngày 3 lần.
                          Nếu cơ thể gầy nhiều, bụng trướng to, thậm chí nổi gân xanh, sắc mặt vàng héo, trẻ bứt rứt khó chịu, hay mút ngón tay, nghiến răng, kém ăn, có thể muốn ăn những thứ lạ như bùn đất..., đi cầu phân lỏng, có khi còn ỉa ra giun, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhầy, mạch tế hoạt vô lực.
                          Bài 3:
                          Đảng sâm.....................6g
                          Bạch truật (sao)............6g
                          Phục linh......................6g
                          Hồ hoàng liên................5g
                          Sử quân tư.................10g
                          Kê nội kim....................6g
                          Thần khuc..................10g
                          Mạch nha...................10g
                          Sơn tra......................10g
                          Chích cam thao............3g
                          Đổ 800 ml nước, sắc còn 150 ml, chia uống 3 lần sáng trưa chiều cho uống sau bữa ăn hoặc lúc bụng đói. Ngày 1 thang.
                          Bài 4:
                          Đảng sâm.....................10g
                          Bạch truật (sao)........... 10g
                          Phục linh......................10g
                          Sơn dươc.....................10g
                          Thần khuc....................10g
                          Mạch nha.....................10g
                          Sơn tra........................10g
                          Kê nội kim....................10g
                          Sử quân tư..................10g
                          Cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống. Ngày 2-3 lần.
                          Bài 5
                          Da xanh, gầy yếu, bụng to, tối ngủ ra mồ hôi trộm, ăn ngủ kém.
                          Bắc đẳng sâm...............15g
                          Bạch linh.......................8g
                          Trạch ta.......................8g
                          Bắc cam thao................4g
                          Bạch truât..................10g
                          Ngưu tât....................10g
                          Sinh đia.....................12g
                          Trần bi........................8g
                          Nhân trân....................8g
                          Hương phụ chê.............8g
                          Sắc thuốc: nước thứ 1 đổ 2 chén sắc còn 1/3 chén. Nước thứ 2 cũng vậy.
                          Trẻ em từ 1 tuổi trở lên đến 14 tuổi đều uống được, trẻ em từ 1 tuổi lên 7 tuổi sắc thuốc còn ít hơn độ nửa chén (tách trà) rồi uống dần dần, có thể thêm một ít đường cát trắng cho dễ uống.
                          Last edited by 470525; 29-03-2009, 10:33 AM.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #28
                            Trị đái dầm cho trẻ em

                            Đái dầm là một bệnh hay gặp ở trẻ em 3 tuổi trở lên, khi trẻ em ngủ sâu, đái mà không biết, đôi khi nằm mê đi đái ở ngoài nhưng thực tế đái ở giường, khi quần ướt trẻ tỉnh dậy, mỗi đêm có thể đái dầm 1-2 lần, được coi là bệnh khi trẻ lên 5 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến tuổi thanh niên. Ngoài ra chứng này có khi do trẻ từ bé không để ý đến rèn luyện thành thói quen. Chứng đái dầm tuy phần nhiều ở trẻ em nhưng người lớn mà mắc thì cũng thường thấy trên lâm sàng. Nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm do thận khí hư hàn, không ước thúc được bàng quang, do cơ chế suy nhược của phế, tỳ bị hư hoặc do thói quen xấu ở trẻ em. Ngoài ra có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục hoặc bệnh giun kim ở trẻ em. Với người lớn có thể còn do suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
                            I. Ở thể phế khí hư, tỳ hư: triệu chứng gồm đái dầm nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm...
                            Bài 1: cổ phù thang gia giảm
                            Hoàng ky..........................12g
                            Thăng ma...........................8g
                            Ích trí nhân........................8g
                            Ích mâu.............................8g
                            Đương quy.........................8g
                            Phục thân..........................8g
                            Sa uyển tật lê....................8g
                            Bạch thươc........................8g
                            Sắc uống ngày 1 thang.
                            Bài 2:
                            Hoài sơn.........................12g
                            Tang phiêu diêu.................8g
                            Đảng sâm.......................12g
                            Thỏ ty tư........................8g
                            Mạch môn.......................8g
                            Kỷ tư.............................8g
                            Khiếm thưc....................12g
                            Sa sâm...........................8g
                            Sắc uống ngày 1 thang
                            II. Ở thể can kinh uất nhiệt: triệu chứng là đái dầm, nước tiểu vàng,bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng.
                            Bài 1: Long đảm tả can thang gia giảm
                            Long đảm thao...............6g
                            Sài hô..........................8g
                            Sinh đia........................8g
                            Hoàng ba......................6g
                            Mộc thông....................8g
                            Chi tư..........................8g
                            Cam thao.....................6g
                            Tri mâu........................8g
                            Sắc uống ngày 1 thang.
                            III. Ở thể thận khí hư hàn: triệu chứng gồm đái dầm khi ngủ, có khi đi đái 2-3 lần 1 đêm, sắc mặt trắng sợ lạnh, lưng gối mỏi mệt, đái nhiều lần, nước tiểu trong dài...
                            Bài 1:
                            Tổ con bọ ngưa............40g
                            Ích trí nhân..................40g
                            Hoàn tán, ngày uông.....10g
                            Bài 2:
                            Đẳng sâm....................12g
                            Thỏ ty tư......................8g
                            Ba kich.........................8g
                            Ích trí nhân...................8g
                            Phá cố chi...................12g
                            Tổ con bọ ngưa............12g
                            Sắc uống ngày 1 thang.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #29
                              Tự điều trị cao huyết áp

                              Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
                              Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, bằng cả đông y và tây y. Tuy vậy, phần lớn các trường hợp cao huyết áp là vô căn nên việc điều trị vẫn chỉ là điều trị triệu chứng.
                              Y học cổ truyền coi huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương... do thận, tỳ, tâm, can mất bình thường gây ra và cũng căn cứ vào thực trạng các tạng ấy mà điều hòa bằng thuốc để cân bằng lại, chữa vào gốc bệnh.
                              I. Thể âm hư dương xung
                              Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh, các chứng thiên về hưng phấn, biểu hiện bằng: hoa mắt, ù tai hay cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, mạch hoạt.
                              Bài 1:
                              Cỏ nhọ nồi……………………10g
                              Cỏ xước………………………10g
                              Măng vòi……………………….9g
                              Lá bạc hà…………………...100g
                              Nước vo gạo……………….300g
                              Rửa sạch giã nát cho vào nước vo gạo, lọc lấy 100 ml uống liền trong 3 ngày.
                              Bài 2:
                              Thiên ma………………………6g
                              Ngưu tất……………………..12g
                              Câu đằng……………………12g
                              Ích mẫu………………………16g
                              Phục linh…………………….12g
                              A giao đằng…………………16g
                              Tang ký sinh………………..16g
                              Hoàng cầm…………………12g
                              Đỗ trọng…………………….12g
                              Chi tử…………………………8g
                              Thạch quyết minh………….20g
                              Sắc uống ngày 1 thang. Uống làm 2 lần.
                              II. Thể can thận hư
                              Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng động mạch, biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu, mặt đỏ. Mạch nhanh trên 70 lần/phút.
                              Bài 1:
                              Hà thủ ô…………………….16g
                              Tang ký sinh……………….12g
                              Hoàng bá…………………12g
                              Mẫu lệ…………………….20g
                              Sinh địa…………………..12g
                              Ngưu tất………………….12g
                              Quả dâu chín…………….12g
                              Trạch tả……………………8g
                              Bài 2:
                              Nếu cũng triệu chứng trên nhưng mạch trầm khó bắt, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh.
                              Thục địa……………16g
                              Đan bì………………..8g
                              Sơn thù………………8 g
                              Trạch tả……………...8g
                              Hoài sơn……………..8g
                              Kỷ tử………………..12g
                              Phục linh…………….8g
                              Cúc hoa……………12g
                              Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
                              III. Thể tâm tỳ hư
                              Hay gặp cho huyết áp người già, có kèm theo bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn.
                              Biểu hiện: sắc mặt trắng, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém hay đi phân lỏng, đầu choáng hoa mắt.
                              Bạch truật…………….12g
                              Đan sâm………………..4g
                              Đẳng sâm,,,,,,,,,,,,,,,,,,,12g
                              Xương bồ………………8g
                              Hạt sen……………….16g
                              Hạt muồng……………12g
                              Ý dĩ……………………16g
                              Ngưu tất………………12g
                              Tâm sen………………..8g
                              Hoài sơn………………16g
                              Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
                              IV. Thể đàm thấp
                              Hay gặp ở người béo, có cholesterol trong máu cao.
                              Biểu hiện: người béo mập, béo bệu, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, đầu có cảm giác tức căng.
                              Bài thuốc:
                              Bán hạ……………………8g
                              Tỳ giải…………………..12g
                              Trần bì…………………12g
                              Rễ cỏ tranh……………12g
                              Tinh tre…………………12g
                              Hạt muồng………………8g
                              Hạ khô thảo…………...12g
                              Ngưu tất……………….12g
                              Hoa hòe……………….12g.
                              Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • #30
                                Chữa liệt dương

                                Hạt ngũ vị có 5 mùi: ngọt, mặn, đắng, cay và chua trội hơn, tính hơi ấm vào Phế, Thận có tác dụng sinh tân dịch, giữ tinh, ngưng tả lỵ mạn tính, chữa hen xuyễn, ho lâu, ra mồ hôi, di tinh: dùng 2-8g hoặc phối hợp với các vị khác.
                                Chữa thận hư đái trắng đục, đau eo lưng, cứng xương sống, dùng ngũ vị tử 1 lạng sấy khô tán nhỏ làm viên bằng hột đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với giấm (Nam dược thần hiệu).
                                Chữa liệt dương, dùng ngũ vị tử 100 g sấy khô tán nhỏ uống mỗi lần 4 g. Ngày uống 3 lần (Nam dược thần hiệu).
                                Bài 1:
                                Hột dái bò, nấu cháo ăn. Mỗi ngày ăn một lần. Ăn liên tục hoặc ăn cách nhật đều được. Cháo rất bổ, người không bị bệnh ăn cũng tốt.
                                Bài 2:
                                Dương vật lợn, 5-10 cái hoặc càng nhiều càng tốt, lợn rừng tốt hơn lợn nhà, lợn lớn tốt hơn lợn nhỏ, để sống tốt hơn phơi khô, ngâm rượu uống hàng ngày. Dùng dương vật dê cũng có tác dụng tương tự.
                                Bài 3:
                                Chim sẻ đực 1 con, nhổ lông, bỏ ruột, băm nát nhưng không để mất máu, thả vào bát cháo đậu xanh đang nóng, quậy đều, ăn mỗi ngày 1 lần, ăn 7 ngày liền chữa được liệt dương.
                                Chú ý: người bị bệnh liệt dương phải giữ gìn và bồi bổ sức khỏe. Dân gian còn truyền rằng kiêng ăn rau dăm.
                                Bài 4:
                                Người mới bị liệt dương hoặc bộ phận sinh dục yếu, ăn giá sống rất tốt. Ăn nhiều, ăn liên tục 7-10 ngày sẽ khỏi.
                                Bài 5:
                                Hột dái dê, một cặp, ăn sống. Bài thuốc này có tác dụng mạnh nhưng chủ yếu là kích thích, bệnh dễ bị tái phát.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X