Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Rau Muống Một Vị Thuốc Nam Thuần Tý

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Rau Muống Một Vị Thuốc Nam Thuần Tý

    Như đã biết rau muống là rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt cho nên suy diễn một cách giản dị là rau muống nếu đem dùng vào việc chữa bệnh thì nó là một vị thuốc Nam nói riêng và là vị thuốc dân tộc của chủng đại Bách việt nói chung. Nhưng nói gọn lỏn như thế sẽ có người thắc mắc cho là hồ đồ. Dù cho Trung Quốc thời thượng cổ ở phương Bắc vì khí hậu và phong thổ không hạp nên không có rau muống nhưng về sau tiến xuống phương Nam họ cũng có rau muống ở những vùng sau này họ chiếm được như Quảng Đông, Quảng Tây, cho nên họ cũng có thể dùng rau muống làm thuốc Bắc được. Hoặc ngay cả họ không có rau muống họ vẫn có thể dùng cây cỏ và các dược liệu không có trong nước làm thuốc Bắc chẳng hạn như quế Việt Nam, sâm Cao Ly chẳng hạn.

    Trở ngại lớn là chúng tôi rất khó khăn trong công việc tìm tòi một thứ thuốc Nam trăm phần trăm biết rõ không bị ảnh hưởng Trung Hoa. Kẹt một nỗi thiếu những tài liệu nói rõ những cây cỏ dược liệu do chính chúng ta phát hiện ra. Sách vở và tài liệu thuốc Nam tìm không có bao nhiêu. Nam y thường chỉ dân dã nhà quê dùng, không để lại trong sách vở. Nhiều tài liệu nói là thuốc Nam nhưng thấy đầy dẫy trong sách thuốc Bắc mà các thầy Trung Hoa đã dùng từ ngàn xưạ Có sách liệt kê những cây cỏ mọc trên lãnh thổ Việt Nam và nhận là thuốc Nam. Thêm vào đó phần lớn các danh y VN đều có học hay bị ảnh hưởng Hoa Y.

    Theo chúng tôi một vị thuốc Nam thuần túy và có giá trị chữa bệnh phải có những điều kiện lý tưởng sau đây:

    -- Thổ sản của Việt Nam.

    -- Không phải là thổ sản Trung Quốc.

    -- Không có trong Hoa y càng tốt, nếu có, phải loại trừ tất cả những chủ trị, cách chữa trị của Hoa y ra, nhất là những chủ trị giống thuốc Nam. Làm như thế để tránh có người cho rằng chúng ta lấy của Hoa y. Mặc dầu nếu nghĩ ngược lại, biết đâu có khi Hoa y lấy của ta thì sao? Gạt hết những gì giống nhau như thế sẽ bất công cho thuốc Nam. Dĩ nhiên là vậy, cũng phải đành vậy, thuốc Nam xưa nay vẫn chịu thiệt thòi như vậy rồi:

    Thuốc Nam đánh giặc, thuốc Bắc lấy tiền.

    Chúng tôi chủ trương nếu không chứng minh được Hoa y mượn của thuốc Nam, chúng ta dù có đau lòng, cũng phải làm như vậy.

    -- Có giá trị chữa bệnh đã được y học Tây phương hiện đại chứng minh.

    Chúng tôi chọn rau muống là một cây thuốc Nam tiêu biểu vì nó có đầy đủ những điều kiện lý tưởng trên.

    Trước khi đi vào đề tài rau muống một vị thuốc Nam, xin nói tổng quát vài nét về rau muống.

    Tổng quát về rau muống

    . Tên thực vật học: Ipomoea aquatica Forsk.

    . Tiếng Pháp: Liseron d'eau .

    . Tên Trung Hoa: Úng Thái, Quảng Đông đọc là ống xôi .

    . Tên Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân: Kangkung.

    . Tên Thái: Pak bung (đọc là pạc bung).

    . Tên Mường: Muông.

    . Tên Cambodia: Tluol.

    . Tên Nhật: Horensọ

    . Tên Guam: Kankan hoặc cancon, kangkung.

    . Tên Paulau (một "quốc gia" thuộc Tiểu đảo, Micronesia): Kangum, kangkum.

    . Tên Mỹ: Water morning glorỵ

    Rau muống mọc ở vùng circumtropical và ở đông phương rau muống được trồng làm thực phẩm. Rau muống trồng hay mọc dại ở ao, đầm, đìa, sông, hồ, bưng, bàu. Rau muống thuộc họ dây bò, cuộn (convolvulaceae), cùng họ hàng với khoai lang (Ipomoea batatas), dây bìm bìm. Trước đây bìm bìm có tên thực vật học là Ipomoea bimbim, chữ bimbim này lấy theo tên Việt Nam bìm bìm...

    Rau muống bò hay nổi thành từng bè (rau muống bè) trên mặt nước. Có những giống trồng bằng hạt làm rau. Loại thông thường dùng làm rau ăn cọng xanh, nhưng cũng có loại cọng tim tím gọi là rau muống tía. Cọng rau muống rỗng (nên người Trung Hoa còn gọi là không tâm thái, rau ruột rỗng) láng, mọng, rế lan, lá có đáy cụt tròn bầu, hình trái tim, hình mũi tên, hình mũi mác, thùy lá nở rộng hay thon hẹp, cuống hoa có một hay vài hoa hình phếu dài từ 3-5cm, màu trắng hoặc màu hoa cà (nửa hồng nửa lam), tím nhiều ở giữa hoa, cánh ngoài láng, thuôn hình noãn. Hoa có cả nhụy đực, nhụy cái, bầu noãn có hai bao noãn hình quả trứng dài 8-10mm, hột có lông (có loại hột rau muống trồng bán tại các chợ không có lông).

    Ở Việt Nam rau muống trồng từ đầu mùa xuân:

    Cuối thu trồng cải, trồng cần,

    Ăn rong sáu tháng cuối xuân thời tàn,

    Bấy giờ rau muống đã lan,

    Lại ăn cho đến thu tàn thời thôi

    Rau muống tàn vào cuối thu cho nên rau muống tháng chín già, cỗi rất xơ dai:

    Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn

    Rau muống ngon tùy từng vùng: Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang

    Mua rau muống, muốn chọn thứ rau ngon phải xem xét lá rau:

    Mua bầu xem cuống,

    Mua muống xem lá,

    Mua cá xem mang.

    Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư có viết:

    "Rau muống mọc ở các ao hồ, là một thứ rau ta rất hay ăn. Người ta hái và bó nhiều ngọn với nhau thành từng mớ, các ngọn rau có lá, người ta nhặt những lá sâu lá úa và bỏ những cuống già đi, rồi đem luộc hoặc xào, hoặc nấu canh. Xào thì phải có mỡ và thường cho thêm tỏị Nấu canh thì thường nấu với tương, nấu với cua đồng, tôm he, sườn lợn. Rau muống luộc mà chấm với tương ăn cũng ngon, còn nước luộc rau thì đem chan vào cơm mà ăn với cà cũng thú vị". (Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị, Trần Trọng Kim, Nguyến Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thân).

    Món giản tiện nhất là rau muống luộc ăn với cà pháo muối chua.

    Anh đi anh nhớ quê nhà,

    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

    Nhà em có vại cà đầy,

    Có ao rau muống, có đầy chum tương

    Còn trời, còn đất, còn mây,

    Còn ao rau muống, còn đầy chum tương.

    Nước rau muống luộc có thể để vậy vắt chanh chan cơm hay đánh dấm với cà chua, hành, tỏi... Rau muống xào tỏi phải kèm vài ngọn kinh giới (Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam).

    Phải kể thêm là rau muống còn nấu suông nghĩa là không có gì cả ngoài mắm muối, nấu canh trứng cáy. Rau muống ăn sống thường là rau muống chẻ, nhiều khi vội, chỉ chẻ làm tám, làm tư hay để nguyên cả cọng. Rau muống còn làm nộm, làm salad hay rau muống trộn dầu dấm, thịt bò.

    Dân hải đảo nấu canh hay xào rau muống với cá, người Thái Lan có món rau muống xào không hay với thịt, cá, mực rất cay. Tác giả đã từng ăn món rau muống xào rất cay tại Chiang Mai, Thái Lan, một đĩa rau muống xào đếm thấy trên hai mươi trái ớt hiểm. Ở đây họ dịch là fried morning glory (rau bìm bìm xào!). Tại Jakarta, tại City Hotel Cafe cũng có món rau muống xào rất cay gọi là kangkung hot plate tại đây dịch là "swamp cabbage hot plate". Cái cay ở đây có thêm vị safron và những gia vị của "spicy island".


    Dân Paulau cũng dịch rau muống kanggum, kangkum sang Anh Ngữ là "swamp cabbage". Dịch là "bắp cải đìa" dĩ nhiên không đúng. Rau muống và bắp cải khác nhau xa. Cabbage bắt gốc từ cổ ngữ Pháp Cabouche: "cái đầu". Bắp cải tròn trông giống cái đầu. Cũng vì lý do này người Anh Mỹ gọi một cái bắp cải là một "head".

    Người miền Nam ngoài những món thông thường, còn có món cọng rau muống muối dưa ròn tan, ăn hết xẩy. Tác giả ăn trong Đồng Tháp Mười ngày trước giờ còn nhớ. Dân quê miền Trung còn ăn rau muống sống nguyên cọng với cá, thịt cuốn với bánh tráng ăn như ăn gỏi cuốn.

    Chưa thấy loại cây cỏ nào đi vào văn chương bình dân nhiều như rau muống. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt.

    Rau muống một vị thuốc Nam thuần túy

    Sau đây là một vài nơi có rau muống mọc, dân địa phương đã dùng rau muống làm thuốc dân dã, dân tộc:

    1. Trung Hoa

    -- Rau muống là một thứ thuốc bổ (Roi,J. 1946, Atlas Des Plantes Chinoises, Paris p.409).

    -- Một chất giã thuốc, giã độc (antidote) chữa một vài thứ trúng độc thực phẩm (Stuart G. ạ 1911, Chinese Materia Medica, Vegetable Kingdom, Shanghai, p.220).

    -- Rau muống là một thứ thuốc nhuận trường (Dragendorff G. 1898: Die Heilpflanzen der verschiedenen Volker und Zeiten, Stuttgart, p.555).

    -- Nước canh rau muống nấu với thịt heo dùng chữa phù thũng, mệt mỏi suy nhược và huyết trắng. Nước rau muống chữa ho (Hu C.Y, 1959, Traditional Chinese Remedy in prevention and treatment of diphtheria, Kiangsi J. Traditional Chinese Med., p.148).

    -- Về ngoại khoa rau muống dùng để đắp vào chỗ đau trị sưng, bầm dập bắp thịt và nhiếm trùng hậu sản (How et al, 1956, Flora of Canton, p. 587).

    2. Đông Dương (Indochina):

    -- Một thứ thuốc khử độc dùng để chữa những chứng bệnh do nước bị nhiếm độc và chữa các chứng ngộ độc (Crevost & Pételot ạ 1929, Catalogue Des Produits De L'Indochinẹ Plantes Medicales. 37:535. Pételot ạ 1952, Les Plantes Medicales Du Cambodge, Du Laos et Du Vietnam 2: 183).

    -- Đọt rau muống dùng với chồi mầm cây Heliotropium indicum giã nhuyến đắp vào những chỗ lác, hắc lào (ringworm) hoặc với các loại cây cỏ khác làm thuốc cao trị nghẹt thở, sốt mê sảng (Menaut B., 1929, Matière Medicale Cambodgienne, Bull. Écon. Indochine, 32: 465,483).

    3. Phi Luật Tân:

    -- Rau muống tía được đề nghị dùng chữa bệnh tiểu đường (Garcia, fide Quisumbing, Medicinal Plants of Philippine, p.758).

    4. Ấn Độ:

    -- Theo các cuộc nghiên cứu của y giới Ấn Độ, lá rau muống có nhiều khoáng chất và vitamin đặc biệt nhất là carotene. Các chất Hentriacontane, sitosterol và sitosterol glycoside đã phân tích được từ những lipoids rau muống (The Wealth Of India, vol. 5:238).

    5. Nam Dương (Indonesia):

    -- Tại Nam Dương (Indonesia) rau muống được coi là một dược thảo. Theo Y Dược Cổ Truyền Nam Dương, mà người Nam Dương gọi là thuốc dân tộc (Jamu) rau muống được dùng chữa nhiều thứ bệnh:

    - Dùng làm êm dịu dây thần kinh, an thần, trị bứt rứt, mất ngủ và nhức đầu.

    - Dùng nước nấu rễ rau muống rửa trĩ hoặc lá đâm dập nát ra dùng đắp lên mụn nhọt (Boorsma, fide Heyne). Rế rau muống giã với hoa dừa, me và gừng dùng phun lên người đang lên cơn suyến (Weck W. 1938, "Taru Premana", Die Balische Pharmakopoẹ Nat. Tijdschr. Ned. - Indie 98: 276).

    - Nhưng nhiều người cho rằng ăn rau muống quá độ có hại (Heyne, K., 1950 De Nuttige planten van Indonesie, 3rd edition, part I p. 1305).

    6. Việt Nam:

    -- "Tính mát hay giải được nhất thiết mọi chất độc của các thứ thuốc độc hay là người lỡ uống phải những vị trái thuốc, trái bệnh thì nó giải được hết cả.

    Dùng nó giã sống lấy nước mà uống". (Nguyến Văn Minh DTCN, tr. 1559-1560).

    -- Theo Lm Vũ Đình Trác trong 100 Cây Thuốc Vạn Linh (Y Học Việt Nam Hội Hữu xuất bản 1986) rau muống có:

    - Hoạt chất: có tannin, albumin, chất béo, glucose, vitamin B1, b12 và C.

    - Dược năng: giải nhiệt, thông máu, bổ máu, lợi tiểu, nhuận trường, giải độc.

    - Chủ trị: giải tà khí, thêm tế bào thịt. Trị các chứng đau dạ dầy, dạ dầy lở loét, xuất huyết, máu cam, kiết lị, đau bụng máu, đau bụng kinh..."

    Trong phần các toa thông dụng có nói đến các bài thuốc dùng rau muống sống giã lấy nước cho uống trị dạ dầy lở loét, máu cam và trẻ em nóng cao độ.

    Nhìn qua cách dùng rau muống để trị bệnh của các quốc gia nói trên ta thấy thuốc Bắc và thuốc dân tộc của những dân tộc "rau muống" khác có nhiều điểm giống nhaụ Giống nhau hoặc là do học hỏi lẫn của nhau, hay các sách sao lục lại của nhaụ Vì thế chúng tôi loại tất cả những chủ trị nào của rau muống trong thuốc Bắc ra ngoài trước khi có thể kết luận các chủ trị còn lại là của thuốc Nam.

    Vì một phần đất Ấn Độ có rau muống, chúng tôi cũng phải nêu ra ở trên các vị thuốc dùng rau muống ở Ấn Độ để loại những điểm trùng với các chủ trị của thuốc dân tộc Bách Việt, hầu để tránh bị gán ghép là thuốc "Nam" rau muống bị ảnh hưởng thuốc dân tộc Ấn Độ.

    Sau đây là những điểm giống nhau của vị thuốc rau muống giữa thuốc Bắc và thuốc dân tộc Đông Nam Á (ƯNA) đã thấy ở trên:

    Chủ trị của rau muống:

    Thuốc Bắc:

    - Thuốc bổ: Chữa mệt mỏi suy nhược, chữa phù thũng (vì có vit. B1)

    - Thuốc giã độc, giải độc

    - Nhuận trường

    - Trị ngoại khoa: Đắp trị sưng, bầm dập bắp thịt

    Thuốc Dân Tộc Của Các Nước ĐNA

    - Có chứa Vitamin B1, B12, C bổ máu

    - Giải độc, khử độc

    - Nhuận trường

    - Trị ngoại khoa: lác, hắc lào mụn nhọt, trĩ.

    Tất cả những điểm giống thuốc Bắc kể trên đều phải loại ra. Những điểm giống Ấn Độ như vitamin, chất béo, chất đường cũng được loại ra. Vậy những gì còn lại là của cây rau muống thuốc Nam Việt Nam và của các chi khác của đại tộc Bách việt, không có một chút gì của Trung Hoa và Ấn Độ cả. Công việc kế tiếp chúng ta phải làm là nhặt ra những chủ trị giống nhau của cây thuốc Nam của Bách việt và chúng tôi chỉ chọn những chủ trị nào đã được ánh sáng y học hiện đại soi sáng, có căn bản khoa học không "tự nhận", không mị dân, không thương mại.

    Sau đây là những điểm chủ trị giống nhau của cây thuốc Nam (VN) rau muống và của các nước ĐNA khác:

    -- Nam Dương:

    Dùng làm êm dịu dây thần kinh, an thần, trị bứt rứt, mất ngủ và nhức đầụ

    -- Cambodia:

    Sốt mê sảng.

    -- Việt Nam:

    Giải nhiệt, sốt nóng cao của trẻ em, thông máu, đau bụng máu, đau bụng kinh... Nhìn chung, chúng ta thấy cây thuốc Nam, (xin hiểu theo nghĩa hẹp là thuốc Nam của ta và cả nghĩa rộng thuốc Nam của cả vùng Đông Nam Á) rau muống thuần túy có những chủ trị chính là trị sốt nóng, đau nhức, trị sưng. Cây thuốc Nam rau muống là một liều thuốc ASA, Aspirin?

    Vắn tắt chúng tôi có thể trả lời ngay là rau muống đúng là một liều thuốc Aspirin.

    Rau muống, một liều thuốc Aspirin

    Tất cả các chủ trị trên làm y giới nghĩ ngay đến aspirin, đến prostaglandins (PG). Prostaglandin giữ một vai trò chính yếu trong cơ chế gây ra đau nhức, sưng, nóng. Thuốc trị đau nhức, sưng, nóng sốt... như loại ASA, salicylate (aspirin) và các thuốc họ hàng nhà aspirin như loại thuốc trị sưng, đau nhức không có steroid, NSAIDS (Non Steroidal Anti Inflammatory Drugs) là những chất ngăn chận sự tổng hợp prostaglandin.

    Nhật Bản trong những năm gần đây đã bảo trợ cho y giới Nam Dương nghiên cứu cây thuốc dân tộc Jamu rau muống và prostaglandins (kết quả thử nghiệm công bố tháng 2, 1992). (1)

    Khảo nghiệm rau muống tìm những hoạt chất ngăn chặn tổng hợp prostaglandins trong phòng thí nghiệm (Inhibitors of in vitro PG synthesis).

    Prostaglandin:

    Nguyên Tắc:

    Như công thức trên cho biết phân hóa tố tổng hợp (PG synthetase) là mấu chốt để khảo cứu các tác dụng lên chất PG. Muốn biết một chất có tác dụng gì lên PG chỉ cần xem chất đó có tác dụng gì lên chất phân hóa tố tổng hợp PG này, nếu chất đó có tác dụng ngăn cản lên phân hóa tố PG, thì sự tổng hợo PG sẽ không thể xẩy rạ Ưây là cơ chế tác dụng của một sốt thuốc trị đau nhức nóng sốt...

    Các khảo cứu gia thuộc Phân Khoa Khoa Học Dược Khoa, Đại Học Tokyo với sự tiếp tay của khu Dược Khoa, Phân Khoa Khoa Học và Toán Học, Viện Kỹ Thuật Bandung, Indonesia đã khảo cứu để phân chất tìm những hoạt chất có tác dụng ngăn chận tổng hợp PG trong rau muống bằng cách dùng phân hóa tố tổng hợp PG làm chất điều nghiên để khám phá những hoạt tính sinh học trong khi phân định, phân lập các chất ngăn chặn tổng hợp PG.

    Rau muống được làm khô bằng khí trời (air dried) được trích tinh bằng một dung dịch rượu ethanol (EtOH) 50% nóng và chất lọc được làm đậm đặc trong chân không. Sau đó dung dịch đậm đặc được làm đông lạnh và làm khô để có được một trích tinh khô. Thử nghiệm với phân hóa tố tổng hợp PG được thực hiện với nồng độ 750 micogram/ml dùng phương pháp đồng vị phóng xạ (radioisotop). Kết quả cho thấy cuộng rau muống ngăn cản 76.2% lượng phân hóa tố tổng hợp PG.

    Phân Lập Coumarins và Amides

    500 gam cuộng rau muống khô được đem trích tinh hai lần với hexane trong 4 giờ và 4 lần với acetone trong bốn giờ. Trích tinh được làm mười lần để có một lượng trích tinh rút ra từ 5 kg cuộng rau muống khô.

    Sau đó acetone được loại ra khỏi dung dịch acetone trong chân không để có được 33.5 g trích tinh acetone.

    Trích tinh này phân định với dung dịch rượu methanol (MeOH) và hexane để có được một phân lượng methanol 4.2 g. Dung chất methanol này có hoạt tính khá cao chống lại phân hóa tố tổng hợp PG. Trích tinh acetone cuộng rau muống khô ngăn chặn 90% sự tổng hợp PG trong thí nghiệm ở nồng độ 750 microgram/ml.

    Cuối cùng trích tinh methanol được dùng phương pháp sắc ký trên Sephadex LH-20 (MeOH) và trên các cột chất keo silica, làm đi làm lại nhiều lần cho ra bốn hợp chất phenolic sau: umbelliferone (60mg), scopoletin (70mg), N-trans-feruloyltyramine (30mg) và N-cis-feruloyltyramine (8mg). Các chất này được nhận diện bằng cách so sánh với các chất mẫu chính thống. N-feruloyltyramine gồm có ferulic acid và tyramine, cả hai không có tác dụng ngăn cản lên sự tổng hợp PG. Ưiều này chứng tỏ hai cấu thể không hoạt tính này khi được nối bởi một dây nối amide sẽ trở thành hoạt động.

    Rau muống có chứa những hoạt chất ngăn chăn sự tổng hợp PG, rau muống là một liều thuốc aspirin và là liều thuốc trị đau nhức, sưng họ hàng nhà aspirin.

    Tóm Lược:

    Cây thuốc Nam rau muống là một liều thuốc aspirin đúng như thượng cổ Bách Việt đã dùng để chữa bệnh.

    Riêng về chủ trị "thông máu" của rau muống có nói trong sách của Lm Vũ Ngọc Trác, cũng là một chủ trị của aspirin. Aspirin tác dụng lên sự ngưng tập của các phiến bào (platelet aggregation) làm máu không dón cục lại cho nên có hai tác dụng lợi và hại. Lợi là tránh tắc mạch máu, tránh bị kích não, đứt gân máu (stroke). Rau muống làm "thông máu". Các bác sĩ Tây y ngày nay cho những người có nguy cơ cao bị kích não mỗi ngày uống một viên aspirin trẻ con.

    Hại là làm chẩy máu lâu dài vì ngăn chăn tạo ra cục máu, cho nên người sắp mổ xẻ hay ngay sau khi mổ xẻ thường không được uống aspirin và các thuốc họ hàng của nó và bây giờ biết thêm nữa là tránh ăn rau muống. Do đó phần chủ trị "xuất huyết", "máu cam" của rau muống trong sách của linh mục hoàn toàn sai và rất nguy hiểm. Rau muống làm xuất huyết chứ không chữa xuất huyết.

    Rau muống dùng trị đau bụng máu nhưng các bà, các cô bị chứng kinh nguyệt dây dưa, trước khi và trong khi có kinh không nên ăn rau muống nhiều…

    Cũng vì lý do làm chẩy máu này phần chủ trị "lở loét dạ dầy", cũng phải cẩn thận. Một người đang bị chẩy máu dạ dầy, ruột đầu ăn rau muống nhiều sẽ bị chẩy máu nặng thêm và lâu hơn...

    Tương tự rau muống dùng ngoại khoa chữa sưng, bầm dập bắp thịt, trĩ nếu có hiệu quả cũng là do tác dụng trị sưng của rau muống. Nói về công dụng huyền diệu của aspirin rau muống thì không biết lúc nào mới hết. Xin ngưng ở đây.

    Tóm lại rau muống là một cây thuốc Nam, cây thuốc của chủng Bách Việt thuần túỵ Rau muống là liều thuốc aspirin . Từ vua cho đến thứ dân đều mê rau muống. Người lao động làm lụng bằng bắp thịt mệt mỏi đau nhức thân thể thèm đĩa rau muống luộc, nước chan cơm, ăn với quả cà muối; người làm việc trí óc nhức đầu thèm một đĩa rau muống xào; một cô gái mới lớn, trứng rụng tùm lum, tùm la, đau bụng máu thèm bát canh rau muống nấu tôm cho mát dạ con, một người già nhức mỏi vì phong thấp thèm một bát canh rau muống nấu với cua đồng (cua đồng giã lọc nước nấu canh có rất nhiều chất vôi Calcium)... Dân Bắc kỳ ghiền rau muống vì dân Bắc kỳ nổi tiếng về làm việc. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương đã viết: "Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp" (tr.23).

    Triệu triệu người trên thế giới dại dột ghiền thuốc đau nhức vì không biết tới rau muống.

    Kết luận

    Nguồn gốc chữ muống như đã thấy có cùng gốc với tên Mã Lai, Nam Dương, các đảo khác, Thái. Điều này chứng tỏ rõ ràng tộc Việt thuộc chủng Bách Việt không phải thuộc chủng Trung Hoa.

    Rau muống là một vị thuốc Nam thuần túy của Việt Nam và là cây thuốc dân tộc Jamu Nam Dương, Cambodia. Việt Nam và các quốc gia này đã gặp nhau ở cây rau muống này từ thượng cổ. Gặp nhau ở đâủ Phải là ở miền nam Trung Hoa, nơi có đầy sông nước.

    Rau muống là một biệt thái (sắc thái đặc biệt) của chủng Bách Việt. Rau muống có một nền văn minh và văn hóa riêng biệt như trồng lúa nước, giỏi về sông nước như đánh cá, thủy vận, ăn cá mắm và nước mắm, ăn rau mọc chỗ có nước là rau muống.

    Thuốc Dân Tộc Của Các Nước ĐNA

    Có chứa Vitamin B1, B12, C bổ máu

    Giải độc, khử độc

    Nhuận trường

    Trị ngoại khoa: lác, hắc lào mụn nhọt, trĩ.
    Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang
    (Copy từ Vietgiangson)
    Trong tình ta,
    Nỗi cách xa
    Như cơn gió tràn qua ánh lửa
    Gió thổi bùng ngọn lửa to cháy đỏ
    Hoặc dập vùi tia lửa nhỏ mong manh
    .

    trích cách xa - PTH

  • #2
    Tui thấy ai củng nói ăn rau muống lúc bị thương tích thì độc hại lắm, rau muống sẽ làm độc vết thương , mưng mủ và thịt bị lòi ra thành 1 cái thẹo lớn.

    Comment


    • #3
      Cám ơn KW đã cho mội người biết thêm về lợi ích của rau muống,TT không biết là nó bổ thế nào chỉ biết là an bún riêu,bún bò huế,bún mộc bún thang mà không có rau muống bào thì ăn hỏng có thấy ngon,nhất là rau muống xào tỏi với xào chao ăn đã làm sao

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của Đại Hiệp
        Tui thấy ai củng nói ăn rau muống lúc bị thương tích thì độc hại lắm, rau muống sẽ làm độc vết thương , mưng mủ và thịt bị lòi ra thành 1 cái thẹo lớn.
        Đúng rùi đó anh Đại Hiệp , khi có vết thương ở da hay phải phẫu thuật người ta kiêng hông có ăn rau muống vì nó sẽ làm vết thương bị lồi ra , đó là vì nó bổ dưỡng chứ không phải nó độc hại đâu hè
        Thanks KW nhìu , Xthu khoái ăn món rau muống xào tỏi vào mùa đông và rau muống luộc chấm nước mắm tỏi dầm sấu vào mùa hè......ngon tuyệt cú mèo

        Comment


        • #5
          Nguyên Văn Bài Viết Của xthu
          Đúng rùi đó anh Đại Hiệp , khi có vết thương ở da hay phải phẫu thuật người ta kiêng hông có ăn rau muống vì nó sẽ làm vết thương bị lồi ra , đó là vì nó bổ dưỡng chứ không phải nó độc hại đâu hè
          Thanks KW nhìu , Xthu khoái ăn món rau muống xào tỏi vào mùa đông và rau muống luộc chấm nước mắm tỏi dầm sấu vào mùa hè......ngon tuyệt cú mèo
          Phải chi ở hải ngoại ai củng khoái ăn rau muống xào tỏi như Xthu và ThuyTien thì warm bỏ tiền nhập khẩu rau muống sang đây kiếm lời...

          Comment


          • #6
            hello ĐH, TT, xthu & warm ,

            Đại Hiệp hổng nghe câu lấy độc trị độc hả hihihihihi........ TT & xthu có tâm hồn ăn uống bạo sao giống KW quá hihihihihihi .... còn thiếu 1 món nửa đó xthu & TT đó là rau muống xào mắm ruốc ăn ngon lắm á.... hôm nào 2 ngừ làm thử rùi cho kw ké với hén hihihiih .... ngon lắm á... lâu lâu mom của KW cũng làm cho ăn á tuyệt luôn á ......

            Warm nhập khẩu thử đi biết đâu có nhiều ngừ ăn..... chưa nhập khẩu ngừ ta đâu biết đến Rau Muống ăn ngon và công dụng chứ hihihihii
            Trong tình ta,
            Nỗi cách xa
            Như cơn gió tràn qua ánh lửa
            Gió thổi bùng ngọn lửa to cháy đỏ
            Hoặc dập vùi tia lửa nhỏ mong manh
            .

            trích cách xa - PTH

            Comment


            • #7
              Như vậy mà mấy thằng MỸ ngu như heo , ở Florida nó cấm trồng rau muốn vì rau muốn nó sẽ gây tắt nghẻn sông, lạch, ao, hồ vì nó sinh sản quá nhanh ,....theo mấy nhà nghiên cuu của nước ngoài thì cái rau này như loài cỏ dại......, lúc Xưa ở VN rau muốn chỉ được giới bình dân yêu chuộng , vì rẽ mà dể ăn , sau 75 các nhà nghiên cứu ở VN phán là rau muốn còn bổ hơn thịt bò ....cũng như mấy người ờ nước ngoài di mua rau muống còn mắt hơn thịt bò....., nói tóm lại vịt nấu chao mà không có rau muống thì thà đừng có nấu .....

              Comment


              • #8
                ThẬt SỰ MÀ NÓi , RiÊng VỀ NhẬn XÉt CỦa MÌnh ThÌ Rau MuỐng Ăn ChẢ CÓ MÙi VỊ NÀo CẢ , Ăn CÒn Thua Xa Rau NgỔ XÀo TÔm , MÙi VỊ RẤt LÀ ĐẬm ĐÀ. CÒn NÓi VỀ Rau MuỐng LÀ LoẠi ThuỐc ThÌ TÔi NghỈ LÀ MÌnh BỊ CÁc ĐẢng VÀ NhÀ NƯỚc LỪa ĐẢo ĐÓ. VÌ Trong LỨc ThỜi ChiẾn Tranh ViỆt Minh Sau ĐÓ ViỆt CỘng HỌ ĐỀu KhÔng CÓ LƯƠng ThỰc TiẾp ViỆn MÀ Rau MuỐng ThÌ Ở ĐẦm NÀo , HỒ NÀo CỦng CÓ , VÀ CỦng TrỒng RẤt Mau LÊn. ThẾ LÀ CÁc ĐẢng Loan Tin Ra LÀ Ăn Rau MuỐng NÊn ThuỐc, CÁc BẠn NÊn BiẾt MỘt ĐỀu LÀ Ăn Rau MuỐng NhiỀu SẺ BỊ TiÊu ChẢy VÀ BỊ TiÊu ChẢy ThÌ ChỚ NÊn Ăn Rau MuỐng. DÂn Ở MiỀn BẮc LÚc ĐÓ NghÈo Ăn UỐng MuỐi DƯa ThÔi Cho NÊn Rau MuỐng LÀ ThỨ RẺ NhẤt ĐỂ DÙng LÀm Canh ( NƯỚc Rau LuỘc RỒi VẮt Chanh VÀo ) TỪ ĐÓ ThÀnh MỘt MÓn Ăn CỦa NgƯỜi MiỀn BẮc.

                Comment

                Working...
                X