Rẻ quạt trong Đông y có tên thuốc là xạ can, trị đau hầu họng rất tốt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trừ đờm, dịu ho, chữa trị khuẩn đường hô hấp trên.
Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm.
Thân rễ được gọi là củ rẻ quạt; thu hoạch vào mùa đông, cắt bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi sấy khô làm thuốc.
Cao cồn xạ can có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, cầu khuẩn ruột. Xạ can có tác dụng kháng viêm cấp tính và mãn tính. Flavonoid toàn phần của xạ can làm giảm hoạt độ của men polyphenol oxydase và các men có vai trò trong viêm cấp và mãn tính.
Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng, sau đây là các bài thuốc có xạ can là chủ vị:
Trị viêm yết hầu cấp: Xạ can 10 g, cát cánh 10 g, hoàng cầm 10 g, cam thảo bắc 6 g. Làm thành bột thô. Sắc nước uống.
Trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm amiđan cấp và mãn tính, dùng một trong các bài sau:
- Xạ can 10 g, sâm đại hành 10 g. Sắc nước uống.
- Xạ can 10 g, cát cánh 10 g, trần bì 6 g. Làm bột thô rồi sắc nước uống.
Liều dùng cho trẻ trên 7 đến 12 tuổi bằng nửa liều người lớn cho các bài thuốc trên. Từ 13 tuổi trở lên như liều người lớn.
Trị ho hen, ho do lạnh: Xạ can 10 g, bán hạ 10 g, tử uyển 10 g, khoản đông hoa 10 g, đại táo 10 g, sinh khương 10 g, ma hoàng 7 g, ngũ vị tử 3 g, tế tân 3 g. Sắc nước uống.
(SK & ĐS)
Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm.
Thân rễ được gọi là củ rẻ quạt; thu hoạch vào mùa đông, cắt bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi sấy khô làm thuốc.
Cao cồn xạ can có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, cầu khuẩn ruột. Xạ can có tác dụng kháng viêm cấp tính và mãn tính. Flavonoid toàn phần của xạ can làm giảm hoạt độ của men polyphenol oxydase và các men có vai trò trong viêm cấp và mãn tính.
Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng, sau đây là các bài thuốc có xạ can là chủ vị:
Trị viêm yết hầu cấp: Xạ can 10 g, cát cánh 10 g, hoàng cầm 10 g, cam thảo bắc 6 g. Làm thành bột thô. Sắc nước uống.
Trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm amiđan cấp và mãn tính, dùng một trong các bài sau:
- Xạ can 10 g, sâm đại hành 10 g. Sắc nước uống.
- Xạ can 10 g, cát cánh 10 g, trần bì 6 g. Làm bột thô rồi sắc nước uống.
Liều dùng cho trẻ trên 7 đến 12 tuổi bằng nửa liều người lớn cho các bài thuốc trên. Từ 13 tuổi trở lên như liều người lớn.
Trị ho hen, ho do lạnh: Xạ can 10 g, bán hạ 10 g, tử uyển 10 g, khoản đông hoa 10 g, đại táo 10 g, sinh khương 10 g, ma hoàng 7 g, ngũ vị tử 3 g, tế tân 3 g. Sắc nước uống.
(SK & ĐS)
Comment