Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Máu mỡ ...lưỡi hái tử thần

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máu mỡ ...lưỡi hái tử thần

    khái quát về cholesteron ( máu mỡ )

    Nồng độ các cholesterol có ý nghĩa gì?

    Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra nồng độ các cholesterol với đơn vị là milligam mỗi decilit máu (mg/dL). Để xác định nồng độ các cholesterol tác động như thế nào lên nguy cơ bị bệnh tim của bạn, bác sĩ cũng sẽ tính dựa trên các yếu tố nguy cơ khác chẳng hạn như tuổi, tiền sử gia đình, hút thuốc lá và huyết áp cao.

    Một bảng đánh giá hoàn chỉnh về lipoprotein trong máu lúc đói sẽ cho biết:

    * Tổng lượng cholesterol trong máu (hay huyết tương)
    * Nồng độ cholesterol HDL (có lợi)
    * Nồng độ cholesterol LDL (có hại)
    * Nồng độ chất béo trung tính

    Lượng cholesterol toàn phần trong máu (hay huyết tương)

    dưới 200 mg/dL: lý tưởng
    Nếu nồng độ LDL, HDL và chất béo trung tính đều ở mức lý tưởng và bạn không có bất cứ các yếu tố nguy cơ nào khác bị bệnh tim, với nồng độ cholesterol máu toàn phần dưới 200 mg/dL, nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim của bạn tương đối thấp. Tuy nhiên, ngay cả khi ít có nguy cơ, vẫn sáng suốt nếu ãn theo chế độ khẩu phầu có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá. Bạn có đi kiểm tra nồng độ cholesterol máu 5 năm một lần hay là theo khuyến cáo của bác sĩ hay không.

    200–239 mg/dL: Giới hạn-Nguy cơ cao
    Nếu nồng độ cholesterol toàn phần rơi vào khoảng 200 tới 239 mg/dL, bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cholesterol LDL (có hại), cholesterol HDL (có lợi) và các chất béo trung tính. Có thể có tổng giá trị cholesterol ở mức cao-giới hạn với nồng độ cholesterol LDL (có hại) ở trị số bình thường cân bằng với nồng độ cholesterol HDL (có lợi) ở mức cao. Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Thực hiện các thay đổi về lối sống, bao gồm ãn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá. Tùy thuộc vào nồng độ cholesterol LDL (có hại) và các yếu tố nguy cơ khác, có thể bạn cũng cần dùng đến thuốc. Hỏi bác sĩ bao lâu thì bạn nên đi xét nghiệm lại cholesterol.

    từ 240 mg/dL trở lên: Nguy cơ cao
    Nói một cách điển hình, người có mức cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên sẽ có nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim cao gấp hai lần người có trị số cholesterol ở mức lý tưởng (200 mg/dL). Nếu kết quả xét nghiệm không cho ra kết quả nồng độ cholesterol LDL, cholesterol HDL và các chất béo trung tính, bác sĩ sẽ cho y lệnh thực hiện một bộ xét nghiệm máu lúc bụng đói. Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Bạn có cần phải dùng đến các thuốc điều hòa cholesterolhay không, thì vẫn phải thay đổi lối sống, bao gồm ãn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá.

    Trở lại đầu trang

    Nồng độ cholesterol HDL (có lợi)

    Đối với cholesterol HDL (có lợi), nồng độ càng cao càng tốt. Nồng độ cholesterol HDL thấp (dưới 40 mg/dL đối với nam giới, dưới 50 mg/dL đối với phụ nữ) thì có nguy cơ bị bệnh tim cao. Trị số trung bình ở nam giới, nồng độ HDL dao động trong khoảng từ 40 tới 50 mg/dL. Trị số trung bình ở phụ nữ, nồng độ HDL dao động trong khoảng từ 50 tới 60 mg/dL. Nồng độ cholesterol HDL từ 60 mg/dL trở lên có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.

    Hút thuốc lá, dư cân và làm việc ở tư thế ngồi lâu có thể cùng tác động để làm giảm nồng độ cholesterol HDL. Để nâng nồng độ HDL level, tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý và phải dành ít nhất 30–60 phút hoạt động thể chất nhiều ngày hơn những người không bị nồng độ cholesterol HDL thấp.

    Người bị các chất béo trung tính trong máu cao thường cũng bị hạ cholesterol HDL và có nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Progesterone, anabolic steroids và nội tiết tố sinh dục nam (testosterone) cũng làm hạ nồng độ cholesterol HDL. Nội tiết tố sinh dục nữ làm tăng nồng độ cholesterol HDL.

    Trở lại đầu trang

    Nồng độ cholesterol LDL (có hại)

    Nồng độ cholesterol LDL càng thấp bao nhiêu thì nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ thấp bấy nhiêu. Trên thực tế, trị số này chỉ dấu nguy cơ rõ hơn là mức cholesterol toàn phần. Nói chung, nồng độ LDL thuộc ba nhóm sau:

    Các nồng độ LDL Cholesterol

    Thấp hơn 100 mg/dL


    Tối ưu

    100 đến 129 mg/dL


    Gần đạt được trị số tối ưu / Trên mức tối ưu

    130 đến 159 mg/dL


    Nồng độ cao giới hạn

    160 đến 189 mg/dL


    Cao

    190 mg/dL trở lên


    Rất cao

    Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ khác sẽ được căn cứ vào để giúp xác định ngưỡng nồng độ LDL cần phải được điều chỉnh xuống cũng như các biện pháp điều trị phù hợp. Nồng độ LDL được cho là bình thường với bạn có thể là không được coi là bình thường với bạn bè hay người hàng xóm nhà bạn. Hỏi cặn kẽ bác sĩ của bạn về nồng độ và các chọn lựa điều trị để có một chương trình điều trị có hiệu quả cho trong trường hợp của bạn.

    Trở lại đầu trang

    Nồng độ chất béo trung tính

    Chất béo trung tính là một dạng chất béo. Những người có các chất béo trung tính trong máu cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, gồm cholesterol LDL (có hại) cao và cholesterol HDL (có lợi) thấp.

    Nồng độ chất béo trung tính được phân vào một trong các nhóm:

    * Bình thường: Thấp hơn 150 mg/dL
    * Cao-Giới hạn: 150–199 mg/dL
    * Cao: 200-499 mg/dL
    * Rất cao: 500 mg/dL

    Đa số người có nồng độ chất béo trung tính cao do dư cân/béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá,uống rượu quá độ và/hoặc khẩu phần ăn rất nhiều chất bột đường hydrat các-bon (chiếm từ 60% lượng calo trở lên). Các chất béo trung tính trong máu cao là một yếu tố nguy cơ có liên quan tới lối sống; tuy nhiên, các bệnh lý bên trong hay các rối loạn di truyền cũng có thể là nguyên nhân.

    Cách điều trị chính làm hạ nồng độ chất béo trung tính là thay đổi lối sống. Điều này có nghĩa là kiểm soát cân nặng, ãn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch, hoạt động thể chất thường xuyên, tránh hút thuốc lá, hạn chế rượu bia xuống còn khoảng 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và hạn chế nước giải khát và thực phẩm thêm đường. Đến khám tại cơ sở y tế để xây dựng một chương trình hành động phối hợp toàn diện các thay đổi về lối sống. Đôi khi, thuốc cần được kết hợp thêm với chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.

    Nồng độ chất béo trung tính từ 150 mg/dL trở lên là một yếu tố nguy cơ của hội chứng rối loạn chuyển hóa. Hội chứng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn chuyển hóa khác, kể cả tiểu đường.

    10 bài thuốc trị tăng mỡ máu


    Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận…

    Tương đồng với y học hiện đại, những dấu hiệu trên cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, hội chứng rối loạn tiền đình...

    Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc thật đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả điều trị tốt trong các trường hợp mỡ máu tăng cao.

    Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày.

    Tác dụng của ngưu tất làm giảm cholesterol và triglycerit đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và kết luận, đã được áp dụng vào điều trị ở Việt Nam trong vài chục năm nay.

    Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng dưới dạng chè thuốc nên rất hay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài.

    Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.

    Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi.

    Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ!

    Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý!

    Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng.

    Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại.

    Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn.

    Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.

    Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.

    Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch.

    Rất mong các bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằâng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Các doanh nhân, người làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu... cũng nên áp dụng ngay khi mỡ máu của mình chưa cao! Đó cũng là một nguyên tắc “Phòng còn hơn chống” trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe.

    xin cám ơn :
    BS. Quách Tuấn Vinh

  • #2
    Bài viết của BS Quách Tuấn Vinh thật hay.
    Cám ơn Kazimodo đã post bài nha.



    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Cám ơn bạn rất nhiều

      Comment

      Working...
      X