Rau diếp còn gọi rau xà lách, tên khoa học Latuca Sativa, có 4 loại: xà lách cuốn bắp tròn, xà lách cuốn bắp dài, rau diếp ta không cuốn, rau diếp xoăn.
Rau diếp
Tuệ Tĩnh nhận định rau diếp (RD) vị đắng, tính hàn không độc. Công dụng điều hòa tiếp bổ, khai vị thanh tâm chữa các chứng ung độc, sưng tấy. Sách Bản thảo gọi RD là thiên hương thái (rau hương trời) chủ trị ác sang, lá đem giã chữa rắn cắn. Sách Bản thảo cứu hoang: Ăn sống tuy lạnh nhưng có ích, ăn lâu ngày nhẹ người dễ ngủ, điều hòa kinh mạch, lợi ngũ tạng (không ăn cùng với huyết, với mật gây độc). Trong các sách khác RD còn có nhiều tên: oa cự, rau thiên kim, thiên tầng bác, RD dùng thân và măng RD măng xanh vì chủ yếu ăn thân ngon như măng xanh. Dựa vào màu của thân chia ra măng trắng, măng xanh, măng đỏ tím...
Theo Đông y Trung Quốc thì RD vị đắng ngọt, hơi hàn. Công năng ích ngũ tạng, thông kinh mạch, cứng gân cốt, lợi tiểu tiện và làm trắng răng đẹp da. Dùng chữa tăng huyết áp viêm thận mạn, sữa không thông sau sinh nở... RD được dùng phòng chữa các chứng bệnh sau:
- Sữa không thông: RD 100g sắc lấy nước, cho vào ít rượu để uống.
- Tiểu tiện không thông hoặc đái ra máu: Lấy RD một nắm giã nhuyễn đắp lên rốn.
- Chữa bệnh ngoài da:
Chàm, mẩn ngứa: Lá tươi giã nhuyễn xoa đắp.
Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy RD giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.
Trứng cá: Hằng ngày dùng nước RD rửa mặt. Lấy (RD luộc trong 2 lít nước cho sôi kỹ, đổ ra chậu để nguội rửa mặt).
Chữa bỏng hoặc sưng tấy: Lấy một ít RD nấu với ít dầu vừng cho chín để nguội đắp lên chỗ sưng tấy, bỏng...
- Làm giảm nếp nhăn trên mặt: RD rửa sạch ráo nước nghiền nát nhuyễn đánh đều với lòng trắng trứng gà, để làm mặt nạ đắp mặt 20 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch (trước khi đắp phải rửa mặt cho sạch). Mỗi tuần đắp mặt RD 2 lần.
- Chữa trĩ lở loét, đại tiện ra máu: Dùng một trong 3 bài thuốc sau:
+ RD rửa sạch, ngâm nước muối, ăn sống hằng ngày, có tác dụng nhuận tràng, chỉ huyết.
+ Nước ép RD và nước ép ngó sen mỗi loại 50ml, thêm một chút mật ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
+ Trị lở loét, có thể nhổ 2-3 cây RD, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh có tác dụng sát khuẩn và giảm đau.
- Chữa âm hộ sưng đau: Hạt diếp 30g, giã dập, cho vào một bát nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống khi còn nóng hoặc chế biến để ngâm như cách trên.
- Chữa béo phì đàm trệ: Thường xuyên ăn RD trộn giấm, gạo.
- Chữa tiểu đường: Ăn RD tươi hoặc RD tươi giã nhuyễn vắt lọc lấy nước hòa với chút rượu uống.
- Chữa viêm loét dạ dày: Uống nước ép RD. Ăn RD luộc, nấu canh.
- Chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút): Hằng ngày uống dịch ép RD. Ngày đầu 1/2 thìa canh ngày hai 1 thìa, tăng mỗi ngày 1/2 thìa đến ngày thứ 10 thì giảm xuống mỗi ngày 1/2 thìa.
- Chống ôxy hóa, chống lão hóa, phòng chống các bệnh nan y, tim mạch: (Do chứa nhiều lutein và vitamin C). RD thay đổi cách chế biến ăn hằng ngày và phối hợp các liệu pháp khác.
- Sâu, kiến chui vào trong tai: Dùng RD rửa kỹ sạch giã vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Phòng chữa bệnh bằng RD dưới dạng thức ăn
Dùng sống, tái, xào, nấu canh, muối dưa (để cả cây) dùng RD đơn thuần hoặc phối hợp các thực phẩm khác do sáng tạo của nhà bếp. Ăn thân thì khoái khẩu nhưng giá trị dinh dưỡng và trị liệu thì kém so với ăn lá. Cho nên có các món để tận dụng cả thân và lá không bỏ phí. Người tỳ vị hư hàn không nên lạm dụng dạng tươi tính hàn. Nên dùng dạng tái hoặc nấu chín ấm hơn.
Chữa tăng huyết áp, tiểu đường
RD cọng trộn bánh đa (hoặc đậu phụ lá): RD 150g, bánh đa 250g, tỏi đập dập 10g, giấm 15g, dầu mè 10g, xì dầu 10g. RD lấy cọng tước vỏ luộc chín để nguội. Bánh đa cọng dài nhúng nước sôi.
Lá RD: RD lá 150g, lá tàu hũ ki 2 miếng, hành tây 15g, giấm 15g, dầu mè 5g, xì dầu 15g.
Còn có các món RD cọng nấu trần bì chữa ho. Canh RD cọng nấu canh với rong biển. RD trộn rau câu phòng chữa bướu cổ...
Món ăn bổ dưỡng toàn diện
Vào dịp Tết Nguyên đán người ta hay làm cuốn để ăn cho “mát ruột” chống rượu bia nung nấu tâm can. Cuốn bên trong có bún, ngoài bọc bằng lá RD (xanh), 1 miếng thịt lợn ba chỉ (trắng), 1 miếng trứng đã rán (vàng), 1 con tôm lộc (đỏ), dùng lá tỏi xanh thẫm nhúng mềm để cuốn lại. Cuốn hấp dẫn bởi ngon mắt, ngon miệng.
Ăn RD thường xuyên có thể tăng cường bài tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật, cải thiện công năng tiêu hóa của gan. Lượng kali cao 27 lần natri tạo thuận lợi cho tiểu tiện nên có ích cho trường hợp tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan thận có phù nề, cổ trướng. Sản phụ ăn RD sẽ thông sữa, tăng tiết sữa. Cành lá chứa chất lactucin có vị đắng với tác dụng an thần gây ngủ, giảm đau.
Đang mùa thu đông trời hanh khô làm bộ máy hô hấp bị ảnh hưởng gây ho nên ăn RD thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chữa bệnh.
BS. Phó Thuần Hương
Rau diếp
Tuệ Tĩnh nhận định rau diếp (RD) vị đắng, tính hàn không độc. Công dụng điều hòa tiếp bổ, khai vị thanh tâm chữa các chứng ung độc, sưng tấy. Sách Bản thảo gọi RD là thiên hương thái (rau hương trời) chủ trị ác sang, lá đem giã chữa rắn cắn. Sách Bản thảo cứu hoang: Ăn sống tuy lạnh nhưng có ích, ăn lâu ngày nhẹ người dễ ngủ, điều hòa kinh mạch, lợi ngũ tạng (không ăn cùng với huyết, với mật gây độc). Trong các sách khác RD còn có nhiều tên: oa cự, rau thiên kim, thiên tầng bác, RD dùng thân và măng RD măng xanh vì chủ yếu ăn thân ngon như măng xanh. Dựa vào màu của thân chia ra măng trắng, măng xanh, măng đỏ tím...
Theo Đông y Trung Quốc thì RD vị đắng ngọt, hơi hàn. Công năng ích ngũ tạng, thông kinh mạch, cứng gân cốt, lợi tiểu tiện và làm trắng răng đẹp da. Dùng chữa tăng huyết áp viêm thận mạn, sữa không thông sau sinh nở... RD được dùng phòng chữa các chứng bệnh sau:
- Sữa không thông: RD 100g sắc lấy nước, cho vào ít rượu để uống.
- Tiểu tiện không thông hoặc đái ra máu: Lấy RD một nắm giã nhuyễn đắp lên rốn.
- Chữa bệnh ngoài da:
Chàm, mẩn ngứa: Lá tươi giã nhuyễn xoa đắp.
Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy RD giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.
Trứng cá: Hằng ngày dùng nước RD rửa mặt. Lấy (RD luộc trong 2 lít nước cho sôi kỹ, đổ ra chậu để nguội rửa mặt).
Chữa bỏng hoặc sưng tấy: Lấy một ít RD nấu với ít dầu vừng cho chín để nguội đắp lên chỗ sưng tấy, bỏng...
- Làm giảm nếp nhăn trên mặt: RD rửa sạch ráo nước nghiền nát nhuyễn đánh đều với lòng trắng trứng gà, để làm mặt nạ đắp mặt 20 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch (trước khi đắp phải rửa mặt cho sạch). Mỗi tuần đắp mặt RD 2 lần.
- Chữa trĩ lở loét, đại tiện ra máu: Dùng một trong 3 bài thuốc sau:
+ RD rửa sạch, ngâm nước muối, ăn sống hằng ngày, có tác dụng nhuận tràng, chỉ huyết.
+ Nước ép RD và nước ép ngó sen mỗi loại 50ml, thêm một chút mật ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
+ Trị lở loét, có thể nhổ 2-3 cây RD, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh có tác dụng sát khuẩn và giảm đau.
- Chữa âm hộ sưng đau: Hạt diếp 30g, giã dập, cho vào một bát nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống khi còn nóng hoặc chế biến để ngâm như cách trên.
- Chữa béo phì đàm trệ: Thường xuyên ăn RD trộn giấm, gạo.
- Chữa tiểu đường: Ăn RD tươi hoặc RD tươi giã nhuyễn vắt lọc lấy nước hòa với chút rượu uống.
- Chữa viêm loét dạ dày: Uống nước ép RD. Ăn RD luộc, nấu canh.
- Chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút): Hằng ngày uống dịch ép RD. Ngày đầu 1/2 thìa canh ngày hai 1 thìa, tăng mỗi ngày 1/2 thìa đến ngày thứ 10 thì giảm xuống mỗi ngày 1/2 thìa.
- Chống ôxy hóa, chống lão hóa, phòng chống các bệnh nan y, tim mạch: (Do chứa nhiều lutein và vitamin C). RD thay đổi cách chế biến ăn hằng ngày và phối hợp các liệu pháp khác.
- Sâu, kiến chui vào trong tai: Dùng RD rửa kỹ sạch giã vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Phòng chữa bệnh bằng RD dưới dạng thức ăn
Dùng sống, tái, xào, nấu canh, muối dưa (để cả cây) dùng RD đơn thuần hoặc phối hợp các thực phẩm khác do sáng tạo của nhà bếp. Ăn thân thì khoái khẩu nhưng giá trị dinh dưỡng và trị liệu thì kém so với ăn lá. Cho nên có các món để tận dụng cả thân và lá không bỏ phí. Người tỳ vị hư hàn không nên lạm dụng dạng tươi tính hàn. Nên dùng dạng tái hoặc nấu chín ấm hơn.
Chữa tăng huyết áp, tiểu đường
RD cọng trộn bánh đa (hoặc đậu phụ lá): RD 150g, bánh đa 250g, tỏi đập dập 10g, giấm 15g, dầu mè 10g, xì dầu 10g. RD lấy cọng tước vỏ luộc chín để nguội. Bánh đa cọng dài nhúng nước sôi.
Lá RD: RD lá 150g, lá tàu hũ ki 2 miếng, hành tây 15g, giấm 15g, dầu mè 5g, xì dầu 15g.
Còn có các món RD cọng nấu trần bì chữa ho. Canh RD cọng nấu canh với rong biển. RD trộn rau câu phòng chữa bướu cổ...
Món ăn bổ dưỡng toàn diện
Vào dịp Tết Nguyên đán người ta hay làm cuốn để ăn cho “mát ruột” chống rượu bia nung nấu tâm can. Cuốn bên trong có bún, ngoài bọc bằng lá RD (xanh), 1 miếng thịt lợn ba chỉ (trắng), 1 miếng trứng đã rán (vàng), 1 con tôm lộc (đỏ), dùng lá tỏi xanh thẫm nhúng mềm để cuốn lại. Cuốn hấp dẫn bởi ngon mắt, ngon miệng.
Ăn RD thường xuyên có thể tăng cường bài tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật, cải thiện công năng tiêu hóa của gan. Lượng kali cao 27 lần natri tạo thuận lợi cho tiểu tiện nên có ích cho trường hợp tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan thận có phù nề, cổ trướng. Sản phụ ăn RD sẽ thông sữa, tăng tiết sữa. Cành lá chứa chất lactucin có vị đắng với tác dụng an thần gây ngủ, giảm đau.
Đang mùa thu đông trời hanh khô làm bộ máy hô hấp bị ảnh hưởng gây ho nên ăn RD thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chữa bệnh.
BS. Phó Thuần Hương
Comment