Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN DÃ,(Sưu tầm)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 102 tiêm chính tán

    ( Dương thị gia tàng phương)
    Thành phần:
    Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Toàn yết: lượng bằng nhau.
    Cách dùng: Toàn yết khử độc, tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng, có thể làm thuốc thang sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm với các vị thuốc khác cho phù hợp.
    Tác dụng: khu phong hóa đàm.
    Giải thích bài thuốc:
    Bài thuốc trị chứng phong đàm ứ trệ ở phần đầu mặt, cho nên trong bài thuốc:
    • Bạch phụ tử chuyên trị phong ở đầu mặt. Cương tàm trị phong ở kinh lạc. Toàn yết trị phong chống co giật. Ba vị thuốc đều là chủ dược chuyên trị chứng trúng phong, mồm mắt méo xệch, uống với rượu nóng giúp các vị thuốc phát huy tác dụng ở đầu mặt.
    Ứng dụng lâm sàng:
    Bài thuốc này được dùng để trị chứng liệt thần kinh mặt ( thần kinh VII) gây nên mồm mắt méo xệch. Gia thêm Ngô công tác dụng càng tốt.
    1. Bài thuốc tính dược cay táo dùng trong trường hợp phong đàm thiên về hàn thấp, nếu khí hư huyết ứ hoặc do Can phong nội động, sinh liệt dây thần kinh mặt VII ( liệt trung ương ) không nên dùng.
    2. Lúc dùng chú ý liều lượng không nên quá nhiều vì các vị thuốc đều có độc.
    3. Có kinh nghiệm dùng bài " Gia vị Tiêm chính tán", thành phần: Sinh Xuyên ô, Sinh Thảo ô, Sinh Bán hạ, Uy linh tiên, Toàn yết, Bạch cập, Trần bì, Bạch cương tàm. Tán thành bột, mỗi lần uống 20g trộn với nước Gừng đắp ngoài chữa liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, kết quả khá tốt.
    Phụ phương:
    CHÆ KINH TÁN
    ( Bài thuốc kinh nghiệm)
    Thành phần:
    Ngô công, Toàn yết: lượng bằng nhau.
    Tán bột mịn mỗi lần uống 1 - 4g, có tác dụng chống co giật.
    Dùng trong trường hợp chân tay co giật, lưng đòn gánh trong bệnh uốn ván, bệnh viêm não thường dùng kết hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc.
    Đối với những trường hợp đau đầu lâu ngày, đau nhức khớp xương có tác dụng giảm đau.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • 103 linh giác câu đằng thang

      ( Thông tục thương hàn luận )
      Thành phần:
      Linh dương giác ( sắc trước) 2g
      Câu đằng 12g
      Tang diệp 8 - 12g
      Xuyên Bối mẫu 8 - 16g
      Trúc nhự 12 - 20g
      Sinh địa 12 - 20g
      Cúc hoa 8 - 12g
      Bạch thược 8 - 12g
      Phục thần 8 - 12g
      Cam thảo 3 - 4g
      Cách dùng: sắc nước uống.
      Tác dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh.
      Giải thích bài thuốc:
      Bài thuốc chủ trị chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong. Trong bài:
      • Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt lương can tức phong chỉ kinh là chủ dược.
      • Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong.
      • Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo dưỡng âm tăng dịch để bình can.
      • Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm để thanh nhiệt hóa đàm ( vì nhiệt đốt tân dịch sinh đàm).
      • Phục thần để định tâm an thần.
      • Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
      Ứng dụng lâm sàng:
      Bài này trên lâm sàng dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật.
      1. Trường hợp sốt cao co giật hôn mê phối hợp với các bài Tử tuyết đơn, An cung Ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn để thanh nhiệt khai khiếu.
      2. Trường hợp sốt cao tổn thương tân dịch hoặc bệnh nhân vốn Can âm bất túc đều thuộc chứng âm hư dương thịnh, cần gia thêm các vị tư âm tăng dịch như Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, A giao.
      3. Trường hợp huyết áp cao, đau đầu hoa mắt thuộc chứng âm hư dương thịnh gia Hoài Ngưu tất, Bạch tật lê.
      Phụ phương:
      THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
      ( Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
      Thành phần:
      Thiên ma 8 - 12g
      Câu đằng 12 - 16g
      Thạch quyết minh ( sắc trước) 20 - 30g
      Chi tử 8 - 12g
      Hoàng cầm 8 - 12g
      Xuyên Ngưu tất 12 - 16g
      Ích mẫu thảo 12 - 16g
      Tang ký sinh 20 -30g
      Dạ đằng giao 12 - 20g
      Bạch linh 12 - 20g
      Cách dùng: sắc nước uống.
      Tác dụng: Bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt.
      Trên lâm sàng thường được dùng để chữa chứng huyết cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc bán thân bất tọa, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
      Bài này cũng như bài Linh giác câu đằng thang đều có tác dụng bình can tức phong, nhưng bài Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, đồng thời dưỡng huyết an thần, còn bài Linh giác câu đằng thang thiên về chống co giật đồng thời có tác dụng hóa đàm thông lạc.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • 104 đại định phong châu

        ( Ôn bệnh điều biện)
        Thành phần:
        Bạch thược 12 - 24g
        Sinh Qui bản 12 - 24g
        Ma nhân 6 - 12g
        Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
        Chích thảo 8 - 12g
        Sinh Miết giáp 12 - 16g
        A giao 8 - 12g
        Can địa hoàng 12 - 20g
        Ngũ vị tử 6 - 8g
        Mạch môn 12 - 24g
        Kê tử hoàng 2 quả
        Cách dùng: sắc nước bỏ bã cho A giao tan đều, cho Kê tử hoàng trộn đều uống nóng.
        Tác dụng: Tư âm tăng dịch tức phong.
        Giải thích bài thuốc:
        • Kê tử hoàng, A giao tư âm tăng dịch để trừ nội phong là chủ dược.
        • Địa hoàng, Mạch môn, Bạch thược tư âm nhuận gan.
        • Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ dục âm tiềm dương.
        • Chích thảo, Ngũ vị tử chua ngọt sinh âm.
        • Ma nhân dưỡng âm nhuận táo.
        Các vị thuốc hợp lại cùng dùng có tác dụng tư dưỡng âm dịch, nhuận gan tức phong.
        • Ứng dụng lâm sàng:
        • Bài thuốc chữa chứng nhiệt thịnh thương âm, hư phong nội động. Nếu khí hư có thể gia Nhân sâm. Tự ra mồ hôi gia Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch. Tim hồi hộp khó ngủ gia Phục thần, Nhân sâm, Tiểu mạch.
        • Trường hợp viêm não sốt kéo dài, bệnh nhân mệt mỏi, mạch khí hư nhược lưỡi đỏ thẫm rêu ít, dùng bài thuốc này điều trị. Nếu có đờm nhiều gia Thiên trúc hoàng, Bối mẫu để thanh hóa nhiệt đờm. Có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài dùng Sinh địa thay Can địa hoàng, Bạch vi, Sa sâm, Ngũ vịtử.
        Phụ phương:
        A GIAO KÊ HOÀNG THANG
        ( Thông tục thương hàn luận)
        Thành phần:
        A giao 8 - 12g
        Sinh Bạch thược 12g
        Thạch quyết minh 16 - 20g
        Câu đằng 6 - 8g
        Đại Sinh địa 12 - 16g
        Chích thảo 3 - 4g
        Phục thần mộc 12 - 16g
        Kê tử hoàng 2 quả
        Lạc thạch đằng 12g
        Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
        Cách dùng: sắc và uống như bài trên.
        Tác dụng: nhuận gan tức phong tư âm.
        Chủ trị: chứng sốt lâu ngày, chân âm bị tổn thương gây nên huyết hư sinh phong, chân tay run giật, gân cơ co cứng hoặc váng đầu, chóng mặt, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu ít, mạch tế sác.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • 105 địa hoàng ẩm tử

          ( Tuyên minh luận)
          Thành phần:
          Can địa hoàng, Ba kích thiên ( bỏ tâm), Sơn thù, Thạch hộc, Nhục thung dung ( tẩm rượu sao), Phụ tử chế, Ngũ vị tử, Nhục quế, Bạch phục linh, Mạch môn ( bỏ tâm), Xương bồ, Viễn chí ( bỏ tâm) : các vị lượng bằng nhau.
          Cách dùng: Tất cả tán bột sắc với nước Sinh khương 5 lát, Đại táo 10 quả, Bạc hà 5 - 7 lá. Uống mỗ lần 8 - 12g ( bột), có thể dùng thuốc thang sắc uống tùy chứng bệnh gia giảm.
          Tác dụng: tư thận âm, bổ thận dương, an thần khai khiếu.
          Giải thích bài thuốc:
          • Can địa hoàng, Sơn thù du bổ ích thận âm là chủ dược.
          • Ba kích, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử chế ôn thận tráng dương, phối hợp với chủ dược làm cho nguyên dương được ôn dưỡng.
          • Nhục quế dẫn hỏa qui nguyên.
          • Thạch hộc, Mạch môn, Ngũ vị tử tư bổ âm dịch.
          • Bạch linh, Xương bồ, Viễn chí giao thông tâm thận, khai khiếu hóa đờm.
          • Bạc hà lợi yết.
          • Khương Táo hòa vinh vệ.
          Tác dụng chung của bài thuốc là một mặt ôn bổ hạ nguyên nhiếp nạp phù dương, mặt khác có tác dụng khai khiếu hóa đờm tuyên thông tâm phế khí.
          Ứng dụng lâm sàng:
          1. Bài thuốc này chuyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân suy yếu. Hiện nay có thể dùng chữa những bệnh như tai biến mạch não, xơ cứng động mạch, có hội chứng bệnh lý thận âm, thận dương đều có.
          2. Trường hợp chân yếu thiên về thận âm hư các khớp xương nóng gia Tang chi, Địa cốt bì, Miết giáp để thoái hư nhiệt. Nếu thiên về thận dương hư, lưng gối đều có cảm giác lạnh, gia Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, Tiên mao để làm ấm thận dương. Nếu có khí hư gia Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí.
          3. Nếu chỉ có chân yếu liệt có thể bỏ Thạch xương bồ, Viễn chí, Bạc hà.
          4. Trường hợp chỉ có âm hư đờm hỏa thịnh bỏ các loại thuốc ôn táo như Quế, Phụ gia Bối mẫu, Trúc lịch, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng để thanh nhiệt hóa đờm.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • THUỐC NHUẬN TÁO
            Bài thuốc Nhuận táo là những bài thuốc chữa chứng do bên ngoài táo khí gây nên hoặc bên trong âm hư nội nhiệt, sinh chứng khô táo, do chứng táo có nội táo và ngoại táo nên những bài thuốc chia ra hai loại chữa chứng Nội táo và Ngoại táo.
            Táo khí dễ hóa nhiệt, chứng nhiệt lại dễ làm tổn thương tân dịch nên trong những bài thuốc nhuận táo cần phối hợp các vị thuốc ngọt, hàn thanh nhiệt dưỡng âm, vì thế những bài thuốc nhuận táo dễ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ vị cho nên không nên dùng đối với chứng đàm thấp ngưng trệ ở trung tiêu hoặc tỳ vị hư hàn rối loạn tiêu hóa.
            A.CHỮA CHỨNG NGOẠI TÁO
            Là những bài thuốc chữa chứng ngoại cảm do lương táo hoặc do ôn táo gây nên, bệnh do:
            • lương táo gây nên thường vào mùa thu cảm lạnh, phế khí không tuyên, thông thường thấy các triệu chứng ho, tắc mũi, đau đầu, sợ lạnh, ngực sườn đau tức, môi họng khô, rêu lưỡi trắng mỏng. Thường dùng các vị thuốc: Hạnh nhân, Tô diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Đạm đậu xị, Thông bạch. Bài thuốc tiêu biểu là Hạnh tô tán.
            • Ôn táo thường gặp hơn do mùa thu khí hậu khô ráo ít mưa, con người dễ cảm ôn táo, làm tổn thương tân dịch của phế, thường gặp các chứng đau đầu, ho khan, ít đờm suyễn tức khó thở, mồm khát, lưỡi khô .Phép trị thanh nhuận phế táo thường dùng các vị thuốc: Tang diệp, Sa sâm để dưỡng âm thanh nhiệt, tiêu biểu là bài Tang hạnh thang, Thanh táo cứu phế thang.
            B.CHỮA CHỨNG NỘI TÁO
            Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên.
            • Nếu gây tổn thương ở phần trên ( phế) xuất hiện các chứng ho khan, họng khô hoặc ho ra máu do phế âm bị tổn thương. Phép trị là thanh táo nhuận phế.
            • Nếu táo ở phần giữa ( trung tiêu) xuất hiện là chứng dễ đói, mồm khô khát, hoặc nấc cụt, ợ khan là do âm vị tổn thương. Phép trị là sinh tân dưỡng vị.
            • Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát, họng khô hoặc táo bón, các chứng thận âm hư. Phép chính chữa nội táo là tư dưỡng âm dịch. Các vị thuốc thường dùng là Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Bách hợp, Hồ ma nhân, Sa sâm, Ngọc trúc, Hoàng tinh.
            Bài thuốc thường dùng có: Dưỡng âm thanh phế thang, Bách hợp cố kim thang, Mạch môn đông thang, Tăn g dịch thang.
            A. CHỮA CHỨNG NGOẠI TÁO
            Là những bài thuốc chữa chứng ngoại cảm do lương táo hoặc do ôn táo gây nên, bệnh do:
            1. Lương táo gây nên thường vào mùa thu cảm lạnh, phế khí không tuyên, thông thường thấy các triệu chứng ho, tắc mũi, đau đầu, sợ lạnh, ngực sườn đau tức, môi họng khô, rêu lưỡi trắng mỏng.
            Thường dùng các vị thuốc: Hạnh nhân, Tô diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Đạm đậu xị, Thông bạch.
            Bài thuốc tiêu biểu là: Hạnh tô tán.
            2. Ôn táo thường gặp hơn do mùa thu khí hậu khô ráo ít mưa, con người dễ cảm ôn táo, làm tổn thương tân dịch của phế, thường gặp các chứng đau đầu, ho khan, ít đờm suyễn tức khó thở, mồm khát, lưỡi khô .
            Phép trị thanh nhuận phế táo thường dùng các vị thuốc: Tang diệp, Sa sâm để dưỡng âm thanh nhiệt.
            Bài thuốc tiêu biểu là bài:
            • Tang hạnh thang.
            • Thanh táo cứu phế thang.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • 106 hạnh tô tán

              ( Ôn bệnh điều biện)
              Thành phần:
              Hạnh nhân 8 - 12g
              Chế Bán hạ 6 - 12g
              Bạch linh 12 - 16g
              Chỉ xác 6 - 8g
              Tô diệp 6 - 8g
              Tiền hồ 8 - 12g
              Cát cánh 8 - 12g
              Quất bì 4 - 8g
              Cam thảo 4g
              Đại táo 2 quả
              Gừng tươi 3 lát
              Cách dùng: sắc nước uống.
              Tác dụng: ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm.
              Giải thích bài thuốc:
              Bài thuốc chủ yếu trị chứng phế khí không thông, đàm thấp ứ trệ do ngoại cảm lương táo, do đó phải dùng phép ngoại giải lương táo tuyên phế hóa đàm. Trong bài:
              • Hạnh nhân tính vị đắng ôn nhuận có tác dụng tuyên phế chỉ khái trừ đờm. Tô diệp cay ôn có tác dụng phát hãn nhẹ để giải dược lương táo là chủ dược.
              • Cát cánh, Chỉ xác một thăng một giáng giúp Hạnh nhân tuyên phế chỉ khái.
              • Tiền hồ sơ phong giáng khí, trừ đờm.
              • Bán hạ, Quất bì, Phục linh lý khí kiện tỳ hóa đờm.
              • Cam thảo hợp Cát cánh ( là bài Cát cam thang ) có tác dụng thông phế chỉ khái cùng Khương Táo điều hòa vinh vệ.
              Ứng dụng lâm sàng:
              1. Bài thuốc chủ yếu trị bệnh ngoại cảm lương táo gặp trong các bệnh cảm cúm viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh viêm nhiễm khác thời kỳ sơ khởi có các triệu chứng: đau dầu, sợ lạnh không có mồ hôi, ho đờm lỏng, nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng.
              2. Trường hợp sợ lạnh nhiều gia thêm Thông bạch, Đạm đậu xị để giải biểu, nếu đau đầu nặng gia thêm Phòng phong , Bạc chỉ. Nếu ho đờm nhiều gia Trần bì, Tử uyển để ôn nhuận hóa đờm.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • 107 tang hạnh thang

                ( Ôn bệnh điều biện )
                Thành phần:
                Tang diệp 8 - 12g
                Sa sâm 12 - 16g
                Đạm đậu xị 8 - 12g
                Vỏ lê 8 - 12g
                Hạnh nhân 8 - 12g
                Thổ Bối mẫu 8 - 12g
                Sơn chi bì 8 - 12g
                Cách dùng: sắc nước uống.
                Tác dụng: Sơ phong nhuận táo, thanh phế chỉ khái.
                Giải thích bài thuốc:
                Bài thuốc chủ trị chứng phế âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo, triệu chứng thường có sốt đau đầu, khát nước, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng khô, mạch phù sác. Trong bài:
                • Tang diệp, Hạnh nhân có tác dụng tuyên phế lý khí. Sa sâm nhuận phế sinh tân là chủ dược.
                • Đạm đậu xị giúp Tang diệp thông phế.
                • Vỏ Lê giúp Sa sâm nhuận táo.
                • Sơn chi bì thanh phế nhiệt.
                • Bối mẫu chỉ khái hóa đờm.
                Ứng dụng lâm sàng:
                Bài thuốc dùng chữa các chứng viêm đưòng hô hấp trên có triệu chứng táo nhiệt.
                1. Trường hợp họng khô đau gia Ngưu bàng tử, Bàng đại hải ( đười ươi) để thanh nhiệt yết hầu; chảy máu cam gia Mao căn, Nhọ nồi để chỉ huyết. Ho đờm đặc gia Qua lâu nhân, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt trừ đờm.
                2. Trường hợp sởi trẻ em, lúc sởi bay còn có triệu chứng da khô, mũi họng khô đau, hơi sốt, khát nước, ho khan, rêu lưỡi trắng mỏng khô, có thể dùng bài này để chữa và gia thêm Lô căn, Qua lâu nhân để thanh nhiệt sinh tân.
                3. Trường hợp giãn phế quản, ho ra máu dùng bài thuốc này bỏ Đạm đậu xị gia Tử uyển, Thuyên thảo căn, Trắc bá diệp để tuyên phế nhuận táo chỉ huyết, có kết quả nhất định.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • 108 thanh táo cứu phế thang

                  ( Y môn pháp luật )
                  Thành phần:
                  Tang diệp 8 - 12g
                  Nhân sâm ( Đảng sâm) 8 - 12g
                  Hồ ma nhân 8 - 12g
                  Mạch môn 8 - 12g
                  Tỳ bà diệp 8 - 12g
                  Thạch cao 16 - 30g
                  A giao 8 - 12g
                  Hạnh nhân 8 - 10g
                  Cam thảo 4g
                  Cách dùng: sắc nước uống.
                  Tác dụng: Thanh phế nhuận táo.
                  Giải thích bài thuốc:
                  Bài này chủ trị chứng phế khí âm hư do ôn táo thương phế, triệu chứng thường thấy là sốt đau đầu, ho khan, suyễn tức khó thở, mũi mồm họng khô, ngực đầy, sườn đau, lưỡi khô không rêu. Trong bài thuốc:
                  • Tang diệp thanh nhuận phế táo. Thạch cao thanh phế vị táo nhiệt đều là chủ dược.
                  • Mạch môn, A giao, Hồ ma nhân tư âm nhuận phế.
                  • Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng phế khí.
                  • Đảng sâm ích khí sinh tân.
                  • Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
                  Các vị thuốc hợp lại có tác dụng thanh phế nhuận táo.
                  Ứng dụng lâm sàng:
                  1. Trường hợp âm hư huyết nhược gia Sinh Địa hoàng để dưỡng âm thanh nhiệt, đờm nhiều gia Qua lâu, Bối mẫu để thanh nhuận hóa đàm, ho ra máu gia Trắc bá diệp, Cỏ nhọ nồi, Hoa hòe để cầm máu.
                  2. Trên lâm sàng thường dùng để chữa chứng viêm phế quản mãn tính, ho kéo dài hoặc trường hợp dãn phế quản tùy chứng gia giảm đều có kết quả nhất định.
                  Phụ phương:
                  SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG
                  ( Ôn bệnh điều biện)
                  Thành phần:
                  Sa sâm 12 - 20g
                  Ngọc trúc 8 - 12g
                  Mạch môn 12 - 16g
                  Tang diệp 8 - 12g
                  Sinh Biển đậu 8 - 12g
                  Thiên hoa phấn 8 - 12g
                  Cam thảo 3 - 4g
                  Cách dùng: sắc nước uống.
                  Tác dụng: Thanh dưỡng phế âm, sinh tân nhuận táo.
                  Ứng dụng lâm sàng: thường dùng chữa các chứng viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, lao phổi có hội chứng phế âm hư, tùy chứng gia giảm có kết quả tốt.

                  A. CHỮA CHỨNG NỘI TÁO
                  Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên.
                  1. Nếu gây tổn thương ở phần trên ( phế) xuất hiện các chứng ho khan, họng khô hoặc ho ra máu do phế âm bị tổn thương. Phép trị là thanh táo nhuận phế.
                  2. Nếu táo ở phần giữa ( trung tiêu) xuất hiện là chứng dễ đói, mồm khô khát, hoặc nấc cụt, ợ khan là do âm vị tổn thương. Phép trị là sinh tân dưỡng vị.
                  3. Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát, họng khô hoặc táo bón, các chứng thận âm hư. Phép chính chữa nội táo là tư dưỡng âm dịch. Các vị thuốc thường dùng là Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Bách hợp, Hồ ma nhân, Sa sâm, Ngọc trúc, Hoàng tinh.
                  Bài thuốc thường dùng có:
                  • Dưỡng âm thanh phế thang.
                  • Bách hợp cố kim thang.
                  • Mạch môn đông thang.
                  • Tăn g dịch thang.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • 109 dưỡng âm thanh phế thang

                    ( Trùng lâu Ngọc hồ)
                    Thành phần:
                    Sinh địa 12 - 20g
                    Huyền sâm 8 - 16g
                    Xích thược 8 - 12g
                    Mạch môn 8 - 16g
                    Đơn bì 8 - 16g
                    Bối mẫu 8 - 12g
                    Bạc hà 6 - 8g
                    Cam thảo 6 - 8g
                    ( Có thang dùng thêm Sao Bạch thược)
                    Cách dùng: sắc nước uống.
                    Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc.
                    Giải thích bài thuốc:
                    Đây là bài thuốc kinh nghiệm chữa bạch hầu. Đông y cho rằng Bạch hầu thuộc tà táo nhiệt dễ tổn thương âm dịch cho nên phép chữa chính là dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc. Trong bài:
                    • Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng dưỡng âm lương huyết, thanh nhiệt giải độc là chủ dược.
                    • Bạch thược hỗ trợ Sinh địa dưỡng âm.
                    • Đơn bì hỗ trợ Huyền sâm.
                    • Sinh địa lương huyết giải độc.
                    • Bối mẫu chỉ khái hóa đàm thanh nhiệt.
                    • Sinh Cam thảo thanh nhiệt giải độc.
                    • Bạc hà tuyên phế lợi yết.
                    Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng dưỡng âm thanh phế lương huyết giải độc.
                    Ứng dụng lâm sàng:
                    1. Bài thuốc thường dùng các chứng bệnh viêm amydale cấp, viêm họng sưng đau, bạch hầu có triệu chứng sốt phế âm hư.
                    2. Trường hợp thận âm hư gia Thục địa để tư bổ thận âm, nhiệt độc nặng gia Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.
                    3. Trường hợp có biểu chứng gia Tang diệp, Cát căn.
                    Phụ phương:
                    KHÁNG BẠCH HẦU HỢP TỂ
                    ( Kinh nghiệm Bệnh viện Thiên tân)
                    Thành phần:
                    Liên kiều 24g
                    Hoàng cầm 24g
                    Mạch môn 12g
                    Sinh địa 40g
                    Huyền sâm 12g
                    Cách dùng: mỗi thang cho nước 500ml sắc còn 60ml, ngày uống 1 thang chia 4 lần.
                    Tác dụng: Thanh nhiệt dưỡng âm giải độc.
                    Chữa trị: bạch hầu thời kỳ mới bắt đầu có kết quả tốt.
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • 110 bách hợp cố kim thang

                      ( Y phương tập giải )
                      Thành phần:
                      Sinh Địa hoàng 8 - 12g
                      Bối mẫu 8 - 12g
                      Đương qui 8 - 12g
                      Cam thảo 4 - 8g
                      Mạch môn 8 - 12g
                      Thục địa 12 - 16g
                      Bách hợp 8 - 12g
                      Huyền sâm 8 - 12g
                      Sao Bạch thược 8 - 12g
                      Cát cánh 8 - 10g
                      Cách dùng: sắc nước uống.
                      Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế hóa đàm.
                      Giải thích bài thuốc:
                      Bài thuốc này trị chứng phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên sinh ra hầu họng đỏ đau, ho khó thở, đàm vàng có máu, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác cho nên phép chữa là dưỡng âm thanh nhiệt nhuận phế hóa đàm. Trong bài:
                      • Bách hợp, Sinh thục địa dưỡng âm thanh nhiệt, tư nhuận phế thận là chủ dược.
                      • Mạch môn hỗ trợ Bách hợp nhuận phế chỉ khái.
                      • Huyền sâm trợ giúp Sinh Thục địa tư thận thanh nhiệt.
                      • Đương qui, Bạch thược dưỡng huyết hòa âm.
                      • Bối mẫu, Cát cánh thanh phế hóa đàm.
                      • Cam thảo điều hòa các vị thuốc, còn hợp với Cát cánh có tác dụng lợi yết hầu.
                      Ứng dụng lâm sàng:
                      1. Trường hợp đàm nhiều gia Qua lâu để thanh hiệt hóa đàm, ho ra máu nhiều gia Mao căn, Ngẫu tiết, Nhọ nồi, Tiên hạt thảo để cầm máu.
                      2. Bài này có thể dùng đối với các chứng bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản có hội chứng phế thận âm hư, ho ra máu. Bài thuốc này có nhiều vị ngọt hàn nê trệ nên gặp những trường hợp tỳ hư tiêu lỏng không nên dùng.
                      3. Có báo cáo lâm sàng dùng bài thuốc trị bệnh bụi phổi có gia thêm Sa sâm, Thạch hộc, Tang bạch bì, Đại cốt bì, Tri mẫu, Uất kim, La bạc tử có kết quả khả quan.
                      Phụ phương:
                      BỒ PHẾ A GIAO THANG
                      ( Tiểu nhi dược dụng trực quyết)
                      Thành phần:
                      A giao ( mạch sao) 60g
                      Mã đầu linh 20g
                      Ngưu bàng tử 10g
                      Chích thảo 10g
                      Hạnh nhân 6 - 7g
                      Gạo nếp sao 40g
                      Cách dùng: tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8g, sắc nước uống. Có thể dùng thuốc thang, lượng mỗi vị thuốc có thể gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
                      Tác dụng: Dưỡng âm bổ phế, chỉ khái huyết.
                      Chủ trị: chứng lao phổi ho ra máu, thuộc chứng phế âm hư.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • 111 mạch môn đông thang

                        ( Kim quĩ yếu lược )
                        Thành phần:
                        Mạch môn 12 - 24g
                        Đảng sâm 12 - 16g
                        Chế Bán hạ 8 - 10g
                        Đại táo 4 quả
                        Cam thảo 4g
                        Gạo tẻ 20 - 40g
                        Cách dùng: sắc nước uống.
                        Tác dụng: ích vị sinh tân, giáng nghịch hạ khí.
                        Giải thích bài thuốc:
                        Bài thuốc chủ trị chứng Phế nuy do vị tân dịch bất túc, hư nhiệt gây nên, thường có các triệu chứng ho đờm dãi rất nhiều, khí suyễn khó thở, họng khô mồm táo, lưỡi đỏ khô ít rêu, mạch hư sác. Do đó, phép chữa là ích vị sinh tân giáng khí nghịch. Trong bài:
                        • Mạch môn thanh vị hư nhiệt mà sinh tân dịch là chủ dược.
                        • Sâm, Cam, Táo, Gạo tẻ có tác dụng ích vị khí sinh âm dịch làm cho tân dịch có thể dưỡng được phế âm.
                        • Bán hạ khai thông vị khí, giáng khí nghịch hóa đờm dãi.
                        • Cam thảo dùng sống có tác dụng thanh nhiệt lợi yết hầu.
                        Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng dưỡng vị, nhuận phế giáng hư hỏa, lợi yết hầu làm cho ho khó thở tự khỏi.
                        Ứng dụng lâm sàng:
                        Đây là bài thuốc chủ yếu trị Phế nuy thuộc hội chứng âm hư.
                        1. Nếu tân dịch tổn thương nặng gia thêm Sa sâm, Ngọc trúc để dưỡng phế vị tư âm sinh tân.
                        2. Nếu có triệu chứng ( sốt về chiều) gia Ngân sài hồ, Địa cốt bì.
                        3. Bài thuốc có thể dùng chữa lóet dạ dày hành tá tràng thuộc thể âm hư có các triệu chứng vùng thượng vị nóng đau, mồm khô, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, gia thêm Thạch hộc, Bạch thược, rễ lúa nếp, Mai mực để dưỡng âm chỉ thống.
                        4. Trường hợp phế nuy thuộc chứng hư hàn không nên dùng bài này.
                        Phụ phương:
                        ÍCH VỊ THANG
                        ( Ôn bệnh điều biện )
                        Thành phần:
                        Sa sâm 12g
                        Mạch môn 12 - 20g
                        Sinh địa 12 - 20g
                        Ngọc trúc 6 - 8g
                        Cách dùng: sắc nước xong cho 4 - 6g đường phèn uống.
                        Tác dụng: Ích vị sinh tân mạnh hơn bài Mạch môn thang.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • 112 tăng dịch thang

                          ( Ôn bệnh điều biện)
                          Thành phần:
                          Huyền sâm 40g
                          Mạch môn 32g
                          Sinh địa 32g
                          Cách dùng: sắc nước uống, nếu chưa đại tiện, uống thang nữa.
                          Tác dụng: Tăng dịch nhuận táo.
                          Giải thích bài thuốc:
                          Bài thuốc chủ trị bệnh nhiễm sốt, tân dịch hao tổn có triệu chứng táo bón, mồm khát, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác. Trong bài:
                          • Huyền sâm dùng nhiều có tác dụng dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo là chủ dược.
                          • Mạch môn, Sinh địa dưỡng âm thanh nhiệt.
                          Ba vị hợp lại có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận tràng thông tiện.
                          Ứng dụng lâm sàng:
                          Bài thuốc được dùng có hiệu quả với tất cả các chứng âm hư táo bón.
                          1. Trường hợp táo bón nặng, nếu dùng bài này vẫn chưa thông tiện gia thêm Thừa khí thang.
                          2. Trường hợp vị âm bất túc, chất lưỡi đỏ trơn, môi táo mồm khô dùng thêm Sa sâm, Ngọc trúc, Thạch hộc để dưỡng âm sinh tân.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • THUỐC TIÊU ĐÀM

                            Đàm là sản vật bệnh lý của tân dịch. Đàm gặp trong nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau: thường gặp trong bệnh lý bộ máy hô hấp do chất xuất tiết của niêm mạc đường hô hấp như ho suyễn có đàm, ngực đầy tức khó thở, nôn, buồn nôn, đau đầu chóng mặt, bệnh tràng nhạc ( loa lịch hạch đàm) và đàm cũng là bệnh lý của các chứng trúng phong, kinh giản, kinh quyết.
                            Nguyên nhân sinh đàm có thể do nội thương tạng phủ, tạng phủ chức năng rối loạn ( chủ yếu là ba tạng tỳ, phế, thận) và cũng có thể do ngoại cảm lục dâm ( phong hàn thấp táo hỏa) cho nên tính chất đàm có khác nhau: thấp đàm, táo đàm, nhiệt đàm, hàn đàm, phong đàm.
                            Cho nên để chữa chứng đàm, Đông dược có những loại thuốc khác nhau như táo thấp hàn đàm, nhuận táo hóa đàm, thanh nhiệt hóa đàm, ôn hóa hàn đàm, trừ phong hóa đàm.
                            1. TÁO THẤP HÓA ĐÀM : là bài thuốc trị chứng đàm thấp, thường dùng bài: Nhị trần thang.
                            2. KHU HÀN HÓA ĐÀM: dùng trị các chứng hàn đàm do tỳ thận dương hư phế hàn tích tụ nhiều đàm. Thường dùng các loại thuốc ôn dương trừ hàn hóa đàm như Can khương, Bạch truật, Tế tân, Cam thảo.
                            3. THANH NHIỆT HÓA ĐÀM: là những bài thuốc dùng chữa các hội chứng bệnh lý nhiệt đàm biểu hiện lâm sàng là: ho, đàm vàng, khó khạc kèm theo có sốt hoặc không rêu lưỡi vàng, mạh sác. Thường gồm các vị thuốc đắng hàn thanh nhiệt hợp với thuốc hóa đàm như Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền sâm, Qua lâu, Bối mẫu. Bài thuốc thường dùng là: Bối mẫu qua lâu tán, Tiểu hãm hung thang.
                            4. PHONG ĐÀM: nguyên nhân của phong đàm có thể do ngoại cảm phong tà, phế khí không thông, đàm ứ trệ tại phế, thường ho nhiều đàm. Nếu do nội thương, phong đàm là do chức năng tỳ vị rối loạn, tỳ thấp sinh đàm, đờm trọc nhiễu động, nội phong sinh đau đầu chóng mặt. Bài thuốc trị ngoại phong thường gồm các vị thuốc tuyên tán ngoại cảm kiêm hóa đờm như: Cát cánh, Kinh giới, Tô tử, Tử uyển, thường dùng là bài thuốc Chỉ thấu tán. Trị nội sinh phong đàm thường dùng các vị thuốc tức phong hóa đàm như Thiên ma, Bán hạ thường dùng là bài Bán hạ Bạch truật thiên ma thang.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • 113 nhị trần thang

                              ( Hòa tể cục phương )
                              Thành phần:
                              Bán hạ 8 - 12g.
                              Trần bì 8 - 12g.
                              Cam thảo 4g.
                              Phục linh 1g
                              ( nguyên phương có Sinh khương, Ô mai, trên lâm sàng hiện nay không dùng).
                              Cách dùng: sắc nước uống.
                              Tác dụng: táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.
                              Giải thích bài thuốc:
                              Bài thuốc dùng trong các trường hợp ăn phải chất sống lạnh, chức năng tỳ vị bị rối loạn, thấp sinh đàm. Trong bài:
                              • Bán hạ cay táo ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu tán tích kết là chủ dược.
                              • Trần bì lý khí hóa đàm.
                              • Bạch linh kiện tỳ lợi thấp.
                              • Cam thảo hóa trung kiện tỳ.
                              Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung. Trong bài các vị Trần bì, Bán hạ đều phải dùng loại lâu năm để bớt tính cay táo, nên gọi là Nhị trần thang.
                              Ứng dụng lâm sàng:
                              Trên lâm sàng bài này thường dùng để hóa đàm hòa vị nên dùng nhiều trong các chứng đàm. Nếu chứng thuộc phong đàm gia Chế nam tinh, Bạch phụ tử để trừ phong hóa đàm. Nếu thuộc hàn đàm, gia Can khương, Tế tân để ôn hóa đàm. Nếu thuộc nhiệt đàm gia Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm để thanh nhiệt hóa đàm. Nếu thuộc thực đàm gia La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực hóa đàm.
                              1. Trường hợp viêm phế quản mạn tính, ngực tức khó thở, ho đàm nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt dùng bài Nhị trần thang gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hóa đàm chỉ khái.
                              2. Trường hợp rối loạn tiêu hóa, bụng đầy chán ăn, buồn nôn, có thể dùng bài này để hòa vị chỉ ẩu tiêu thực.
                              3. Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này chữa bướu cổ đơn thuần có gia thêm Côn bố, Hải tảo có kết quả.
                              Phụ phương:
                              ÔN ĐỞM THANG
                              ( Thiên kim phương )
                              Thành phần:
                              Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
                              Trúc nhự 8 - 12g
                              Chỉ thực 8 - 12g
                              Sinh khương 3 lát
                              Đại táo 2 quả
                              Cách dùng: sắc nước uống.
                              Tác dụng: Thanh đởm hòa vị, tiêu đàm, cầm nôn.
                              Chủ trị: chứng đởm hư đàm nhiệt xông lên, gây bứt rứt khó ngủ, ngực đầy tức, mồm đắng nôn đàm, có thể dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, ăn kém, khó ngủ, bụng đầy, váng đầu, tim hồi hộp, có thể dùng tong các trường hợp người béo phị, đau tức ngực do đàm thấp.
                              KIM THỦY LỤC QUÂN TIỂN
                              ( Cảnh nhạc toàn thư)
                              Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
                              Đương qui 8 - 12g
                              Thục địa 16 - 20g
                              Gừng tươi 3 lát.
                              Cách dùng: Sắc nước uống.
                              Tác dụng: Dưỡng âm huyết hóa đàm.
                              Chủ trị: chứng phế thận âm hư, tỳ thấp sinh đàm ho suyễn đàm nhiều, nôn, họng khô mồm táo.
                              ĐẠO ĐÀM THANG
                              ( Tế sinh phương )
                              Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
                              Đởm nam tinh 6 - 10g
                              Đảng sâm 4 - 8g
                              Xương bồ 4 - 8g
                              Trúc nhự 2 - 4g
                              Sinh khương 3lát
                              Đại táo 2 quả
                              Cách dùng: sắc nước uống.
                              Tác dụng: Ích khí, trừ đàm hóa trọc, khai khiếu.
                              Chủ trị: chứng trúng phong, đàm mê tâm khiếu, cứng lưỡi không nói được.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • 114 linh cam ngũ vị khương tân thang

                                ( Kim quĩ yếu lược )
                                Thành phần:
                                Phục linh 12 - 16g
                                Can khương 8 - 12g
                                Ngũ vị tử 4 - 8g
                                Tế tân 4 - 8g
                                Cam thảo 4 - 8g
                                Cách dùng: sắc nước uống.
                                Tác dụng: Ôn phế hóa đàm.
                                Giải thích bài thuốc:
                                Bài này chủ trị chứng hàn đàm thủy ẩm tích tụ tại phế, gây nên ho khó thở. Trong bài:
                                • Bạch phục linh kiện tỳ thẩm thấp hóa đàm. Can khương, Tế tân ôn phế tán hàn đều là chủ dược.
                                • Ngũ vị tử ôn liễm phế khí.
                                • Cam thảo kiện tỳ điều hòa các vị thuốc.
                                Các vị thuốc cùng dùng vừa có tác dụng tán và liễm vừa khai và hợp làm cho Phế được ấm, đàm ẩm sẽ tiêu tan.
                                Ứng dụng lâm sàng:
                                Bài thuốc dùng điều trị chứng phế hàn đàm.
                                1. 1. Trường hợp nôn đàm nhiều gia Chế Bán hạ để giáng nghịch cầm nôn, táo thấp hóa đàm; nếu ho nhiều gia Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông hoa để giáng khí chỉ khái; nếu khí trệ, ngực đầu tức gia Trần bì, Sa nhân để hành khí tiêu trệ.
                                2. 2. Trường hợp tỳ hư, mệt mỏi ăn ít gia Ðảng sâm, Bạch truật để ích khí kiện tỳ.
                                3. 3. Bài thuốc này dùng để chữa các bệnh viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản có hội chứng "phế hàn đàm" có kết quả nhất định.
                                Chú ý: Không được dùng trong trường hợp ho khó thở lâu ngày có triệu chứng " Phế táo âm hư"
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...