14 ma hạnh thạch cam thang
( Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 8 - 12g
Chích thảo 2 - 4g
Hạnh nhân 6 - 12g
Thạch cao 8 - 12g ( sắc trước)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, gíang khí, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc:
• Tác dụng phát hãn, tuyên phế, trọng dụng Thạch cao để hỗ trợ Ma hoàng chỉ khái, bình suyễn.
• Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
• Trong bài thuốc 4 vị thuốc phối hợp có thể vừa giải biểu vừa tuyên thông phế khí vừa thanh lý nhiệt, cho nên có tác dụng tốt đối với bệnh hen suyễn có sốt.
Ứng dụng lâm sàng:
1. Nếu suyễn ra mồ hôi tức phế nhiệt nặng, lượng Thạch cao tăng gấp 5 lần lượng Ma hoàng.
2. Nếu suyễn mà không có mồ hôi là triệu chứng nhiệt bế tại phế dùng lượng Thạch cao tăng gấp 3 lần Ma hoàng.
3. Trường hợp bệnh sởi, sốt cao, khát nước, bứt rứt, ho khó thở ( có khả năng biến chứng viêm phổi) sởi có mọc hay chưa đều có thể sử dụng bài thuốc tốt nhưng lượng Ma hoàng tùy tình hình mà gia giảm và gia thêm những thuốc giải độc.
Bài thuốc thường dùng có hiệu quả với các bệnh viêm phế quản cấp, viêm phổi thùy, phổi đốm.
1. Nếu đờm nhiều khó thở gia Đình lịch tử, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp để túc giáng phế khí.
2. Nếu ho nhiều, đờm vàng đặc gia Qua lâu bì, Bối mẫu để thanh nhiệt hóa đờm.
3. Nếu ho suyễn sốt cao, khát nước ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng tăng lượng Thạch cao, thêm Tri mẫu, Hoàng cầm, Qua lâu nhân để thanh tả phế vị nhiệt.
Tài liệu tham khảo:
• Theo tài liệu nước ngoài ( Trung quốc) bài Ma hạnh thạch cam thang gia Địa long khô trị viêm xoang mũi mạn có kết quả tốt. Bài thuốc được dùng:
Ma hoàng sống 8g
Sinh thạch cao 80g
Hạnh nhân 8g
Sinh Cam thảo 4g
Địa long khô 7 con
( Theo báo Trung y Phúc kiến).
• Bài thuốc có thể dùng để chữa viêm phổi trẻ em có kết quả, sử dụng thuốc cao có gia thêm các vị Mạch môn, Thiên hoa phấn, Bạch mao căn, Kim ngân hoa, Trắc bá diệp, Ngưu bàng tử, Xuyên bối mẫu. Chế thành Ma hạnh hợp tể ( Trung y dược tạp chí, Thượng hải.
( Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 8 - 12g
Chích thảo 2 - 4g
Hạnh nhân 6 - 12g
Thạch cao 8 - 12g ( sắc trước)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, gíang khí, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc:
• Tác dụng phát hãn, tuyên phế, trọng dụng Thạch cao để hỗ trợ Ma hoàng chỉ khái, bình suyễn.
• Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
• Trong bài thuốc 4 vị thuốc phối hợp có thể vừa giải biểu vừa tuyên thông phế khí vừa thanh lý nhiệt, cho nên có tác dụng tốt đối với bệnh hen suyễn có sốt.
Ứng dụng lâm sàng:
1. Nếu suyễn ra mồ hôi tức phế nhiệt nặng, lượng Thạch cao tăng gấp 5 lần lượng Ma hoàng.
2. Nếu suyễn mà không có mồ hôi là triệu chứng nhiệt bế tại phế dùng lượng Thạch cao tăng gấp 3 lần Ma hoàng.
3. Trường hợp bệnh sởi, sốt cao, khát nước, bứt rứt, ho khó thở ( có khả năng biến chứng viêm phổi) sởi có mọc hay chưa đều có thể sử dụng bài thuốc tốt nhưng lượng Ma hoàng tùy tình hình mà gia giảm và gia thêm những thuốc giải độc.
Bài thuốc thường dùng có hiệu quả với các bệnh viêm phế quản cấp, viêm phổi thùy, phổi đốm.
1. Nếu đờm nhiều khó thở gia Đình lịch tử, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp để túc giáng phế khí.
2. Nếu ho nhiều, đờm vàng đặc gia Qua lâu bì, Bối mẫu để thanh nhiệt hóa đờm.
3. Nếu ho suyễn sốt cao, khát nước ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng tăng lượng Thạch cao, thêm Tri mẫu, Hoàng cầm, Qua lâu nhân để thanh tả phế vị nhiệt.
Tài liệu tham khảo:
• Theo tài liệu nước ngoài ( Trung quốc) bài Ma hạnh thạch cam thang gia Địa long khô trị viêm xoang mũi mạn có kết quả tốt. Bài thuốc được dùng:
Ma hoàng sống 8g
Sinh thạch cao 80g
Hạnh nhân 8g
Sinh Cam thảo 4g
Địa long khô 7 con
( Theo báo Trung y Phúc kiến).
• Bài thuốc có thể dùng để chữa viêm phổi trẻ em có kết quả, sử dụng thuốc cao có gia thêm các vị Mạch môn, Thiên hoa phấn, Bạch mao căn, Kim ngân hoa, Trắc bá diệp, Ngưu bàng tử, Xuyên bối mẫu. Chế thành Ma hạnh hợp tể ( Trung y dược tạp chí, Thượng hải.
Comment