Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những cay thuốc và tác dụng (Sưu tầm)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vị thuốc và bài thuốc điều trị suy yếu chức năng sinh dục

    Tơ hồng

    Nhục thung dung
    Đặc tính của cây
    Nhục thung dung (NTD) là cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân có hình trụ, cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng sẫm xếp như lợp ngói. Hoa tự bông mọc ở ngọn, mùa thu hoa nở màu tím sẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt. Cây mọc chủ yếu trên núi cao ở các cây to râm mát. Cây có ở Trung Quốc, Nhật Bản.
    Ở nước ta, NTD được nhập từ Trung Quốc để sử dụng trong Y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoài có vảy mịn mềm, đen, không mốc là tốt. Cách chế biến: để nguyên củ, đồ (hấp) chín, phơi sấy khô khi dùng rửa sạch, thái lát dày khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thể đồ mềm, cho dễ thái.
    Tác dụng dược lý
    Cao chiết NTD cho động vật thử nghiệm uống hàng ngày liên tục trong một tuần, có tác dụng làm cho động vật tăng trọng nhanh, tăng sức vận động thể lực trong thử nghiệm trên động vật bắt buộc phải vận động gắng sức liên tục, cho tới khi kiệt sức và làm tăng khả năng chịu đựng đối với điều kiện thiếu oxy mô. Dược thảo này có hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏi bị tổn hại do các gốc tự do, các gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
    NTD có tác dụng kích thích hệ dưới đồi tuyến yên, dẫn đến sự tăng tiết hormone kích thích nang trứng và sự rụng trứng. Nó cũng làm tăng hoạt tính miễn dịch và sự thực bào của đại thực bào. Hai hoạt chất acteosid và echinocosid có tác dụng làm tăng chức năng sinh dục và làm tăng khả năng của trí nhớ. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn hoạt động tình dục. Ngoài ra, NTD còn có tác dụng chống viêm và giảm đau.
    Công dụng
    Theo Y học cổ truyền, NTD có tác dụng bổ thận, cường dương, thêm tinh, mạnh sức, nhuận tràng. NTD được dùng làm thuốc tăng lực, bồi bổ tinh khí, chữa di tinh, mộng tinh, liệt dương, lưng gối lạnh đau, táo bón, chữa băng huyết, bạch đới. Dùng liều lớn có tác dụng nhuận tràng. Ngày dùng 8-20g, phối hợp với các vị khác.
    Kiêng kỵ: người đang tiêu chảy không dùng.
    Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, NTD được dùng để bổ tinh, làm mạnh xương, tăng tuổi thọ, chống lão suy và điều trị các chứng bệnh liệt dương vô sinh, đau lưng, táo bón. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc tăng cường miễn dịch, an thần và giảm đau.
    Bài thuốc có NTD
    Chữa liệt dương xuất tinh sớm:
    NTD 12g,
    phá cố chỉ 8g,
    ngũ vị tử 4g,
    nước 600ml.
    Sắc còn 200ml,
    chia làm 2 lần uống sáng và chiều.
    Chữa nam giới liệt dương và người già thận yếu, đau lưng mỏi gối: NTD, đổ trọng, ba kích, phá cố chỉ, kỷ tử, mỗi vị 100g, dương vật con chó khỏe hay con dê 1 cái. Ngâm với 1 lít rượu 40 độ trong 1 tháng... Mỗi ngày uống 30ml, hoặc nấu cháo NTD vớI thịt dê ăn.
    Chữa phụ nữ khí huyết suy tổn khó có khả năng mang thai: NTD, cao ban long, đỗ trọng, đương quy, mạch môn, các vị lượng bằng nhau. Làm viên, uống mỗi ngày 20-30g.
    Chữa người yếu thận, đi tiểu nhiều lần: NTD 20g, thục địa 16g, thỏ ty tử 12g, ngũ vị tử 8g. Các vị trên tán nhỏ, dùng hoài sơn nấu chín làm hồ luyện thành viên. Ngày dùng 30g, chia 2 lần.
    Tơ hồng vàng
    Đặc tính của cây
    Tơ hồng (TH) vàng là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Thân hình sợi, màu vàng sẫm pha đỏ, mọc quấn. Cây có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, TH tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, song cũng có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Bộ phận dùng là hạt đã được phơi hay sấy khô (thỏ ty tử).
    Tác dụng dược lý TH vàng có tác dụng kích thích miễn dịch, chống viêm, an thần, giảm đau và tác dụng phòng ngừa ung thư.
    Công dụng
    Theo Y học cổ truyền, hạt TH có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng. Hạt TH được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục. Ngày dùng 12-20g phối hợp với các vị khác. Kiêng kỵ: người táo bón không dùng.
    Bài thuốc có TH vàng
    Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: hạt TH 8g, thục địa, cao ban long, mỗi vị 12g, hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, mỗi vị 8g, sơn thù 6g, nhục quế 4g. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.
    Chữa liệt dương: hạt TH 12g, lộc giác giao 20g, thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, mỗi vị 12g. Làm viên, mỗi ngày uống 20-30g.
    Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: hạt TH 12g, cẩn tích, củ mài, mỗi vị 20g, bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
    Chữa khí hư do thận hư: hạt TH 8g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g, sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • Khổ sâm chữa rối loạn nhịp tim

      Khổ sâm có tên khoa học là Sophora flavescens Ait. Mùa thu và mùa xuân đào lấy rễ, cắt bỏ thân rễ và rễ non, rửa sạch, phơi khô hoặc thái phiến tươi, rồi phơi khô để làm thuốc. Khổ sâm có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, sát khuẩn, lợi niệu. Trong y học cổ truyền khổ sâm được sử dụng để điều trị: nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa... Liều dùng: thường 5-10g/ngày dưới dạng sắc uống.

      Khổ sâm được dùng chủ yếu để chống rối loạn nhịp tim. Nó làm hạ thấp nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích cơ tim. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi atropin hay tác nhân beta - adrenergic. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng D-matrin một hoạt chất của khổ sâm có hoạt động chống rối loạn nhịp tim trên động vật bởi tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ. Khổ sâm cũng có tác dụng làm tăng lượng bạch cầu và đã biểu hiện bản chất chống vi khuẩn và chống ung thư.
      Người ta cũng thấy khổ sâm ức chế tổng hợp protein virut gây ra giảm sự sao chép virut.
      Những dẫn xuất của matrin cũng có tác dụng chống viêm nhiễm và ức chế định thấm mao mạch bởi histamin.
      Khổ sâm được dùng hiện nay chủ yếu chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra trên lâm sàng ôxy matrin có tác dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bởi ức chế sự mất kết hạt của các tế bào mastocyt.
      Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng khổ sâm trong chống sốt và ẩm ướt cơ thể, thuốc chống sán lãi, chữa tiếng tim đập không đều, eczema, tiêu chảy cấp, viêm tai giữa, viêm kết mạc mạn tính và cấp, nhiễm trùng roi âm đạo.
      Khổ sâm chống lại tia X nên dùng trong chống bệnh máu trắng và sử dụng lợi niệu khi phù nề.
      Bài 1: Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
      Bài 2: Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim. Khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.
      Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • Gừng - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ
        Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu có xu hướng nóng lên, trong những năm gần đây, ở miền Bắc và miền Trung nước ta thường xuất hiện những trận mưa lũ lớn hoặc cực lớn trái mùa vào tháng 9, 10 âm lịch. Đây là thời gian chuyển mùa giữa cuối thu đầu đông. Những người có thể tạng yếu hoặc phải vận lộn với gió mưa, lạnh giá rất dễ bị cảm lạnh hoặc bệnh đường ruột.

        Ở những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc bị lũ cách ly với những cơ sở khám chữa bệnh, mỗi gia đình nên phòng bị vài củ gừng, vừa làm thức ăn, gia vị (dược thiện), vừa phòng chống bệnh kịp thời trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
        Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi (sinh khương) vị cay, tính ấm, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô (can khương) vị cay, tính ấm, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết...
        Cách dùng gừng trong các chứng cảm
        - Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.
        - Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn chỉ cần một nhánh gừng băm nhỏ với 2 – 3 củ sả, 1 quả ớt (chín hoặc xanh đều được) gia vị vừa đủ đánh lẫn với trứng gà, vịt, tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ ăn sẽ ấm lên. Nếu người biếng ăn, ăn liên tục 2 – 3 ngày.
        - Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước nóng, người sẽ ấm lên.
        - Lội nước bị cảm lạnh, lấy một nhánh gừng giã với tóc rối, trộn với rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm.
        Nếu có đồng tiền bạc cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt. Bạc sẽ thu liễm các axít độc ra khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển màu đen) người sẽ càng nhanh khỏi...
        Các chứng cảm
        Bị cảm lạnh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép, chân tay không co duỗi được: Nước cốt gừng (khương trấp) 1 chén nhỏ, nước vòi măng tre (trúc lịch) 2 chén nhỏ. Hòa cùng nhau uống (Nam dược thần hiệu).
        Nếu cảm mà mình nóng, muốn nôn oẹ: Gạo nếp (1/3 bát) sao vàng, gừng 1 củ đập giập. Nấu cháo ăn nóng bất kể giờ giấc.
        Bị cảm, miệng lập cập, tay run rẩy không cầm nắm gì được: Gừng khô (can khương) 1 phần (khoảng 3g), nhục quế (cạo bỏ vỏ) 2 phần, thạch hộc 6 phần, ngưu tất 8 phần, ngũ gia bì 10 phần. Đun với 2 bát nước lấy 1 bát (8 phân). Nếu có đồng bạc ngâm sẵn trong dầu vừng bỏ vào sắc chung uống bất kỳ lúc nào thì càng tốt. Người ấm lên ngay, hết run, nói được.
        Nếu mình nóng, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt (bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính – ta gọi là cảm cúm) thì dùng ngay bài thuốc sau: gừng tươi 3 lát, trần bì (vỏ quýt) 5g, thanh bì (vỏ quýt non) 5g, chỉ xác (quả trấp, bỏ ruột) 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ (củ cỏ gấu) 12g, cam thảo 3g.
        Nếu ho nhiều gia thêm tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo bỏ vỏ đỏ ở ngoài) hoặc mạch môn đông 8g sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát uống ấm, nếu có chua me đất hoa vàng thì gia thêm 1 nắm, nếu có nước tre non (nướng lên rồi đập, giã, ép lấy nước) uống cùng thì sẽ hạ sốt nhanh. Nên uống trước bữa ăn, sau đó ăn cháo hành thì càng tốt, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
        Người không ra được mồ hôi, rét trong, nóng ngoài: Gừng sống 1 củ, hành tăm cả rễ 7 nhánh, hạt đào cả vỏ giã nát 7 hạt, chè tươi 1 nắm. Sắc uống ấm (đổ hai bát nước lấy 2/3 bát thuốc).
        Hoặc làm như sau: Gừng sống 1 củ, hành cả rễ 3 củ, đậu sị 1 thìa. Cả 3 thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng buộc vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.
        Ngâm mình lâu trong nước trúng cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt: gừng sống 1 nhánh, vỏ quýt 1 nhúm, tai quả hồng 3 – 5 cái. Sắc với nước uống nóng.
        Các chứng đường tiêu hóa
        Thình lình đau bụng: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa), muối sao vàng 5g, nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.
        Tiêu chảy liên tục do bị lạnh: Gừng tươi 1 củ rửa sạch vỏ, đập giập, búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu (loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát nước lấy một bát uống ngay, uống liên tục nhiều lần trong ngày sẽ ngừng.
        Lỵ ra máu: Gừng tươi đập dập 1 nhánh, cành lá phèn đen 1 nắm, tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc uống ấm.
        Hoặc: Gừng tươi 1 nhánh, rễ cỏ tranh 1 nắm, phèn đen 1 nắm, cỏ seo gà 1 nắm, mơ lông (mơ trắng, mơ hôi) 1 nắm.
        Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống ấm; hoặc như bài 2 nhưng thay vì búp ổi để tươi (chữa tiêu chảy) thì nay sao vàng hạ thổ chữa kiết lỵ.
        Đau bụng (miệng nôn trôn tháo): Gạo nếp 1 vốc, gừng sống 1 nhánh, cũng giã nát, hòa đều với nước, bỏ bã uống nước.
        Hoặc: Gừng sống 1 nhánh nhỏ, lá tre 20 lá (loại bánh tẻ không già quá), cát căn 10g (nếu xa hiệu thuốc thì lấy bột sắn dây hoặc 1 khúc sắn dây). Cơm gạo tẻ sao vàng (một chút bằng quả quýt). Tất cả cùng đem sắc uống (3 phần nước lấy 1 phần thuốc).
        Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được: Gừng sống sao vàng 7 miếng, muối trắng khoảng 50g, nước đái trẻ em (đồng tiện) bỏ phần đầu và phần cuối lấy 2 bát sắc còn một nửa, uống lúc ấm.
        Hoặc: Gừng sống 1 lạng, rễ lau (lô căn) 1 lạng, vỏ quýt (trần bì) 20g, nước 1 bát, sắc còn một nửa, chia đôi uống.
        Dạ dày đầy cứng, ăn uống không ngon, cồn cào (phiên vị) oẹ mửa: Gừng khô (can khương), giềng ấm (lương khương). Hai thứ bằng nhau, sắc uống. Nếu có điều kiện, tán bột, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô uống dần, lần đầu 15 viên, lần sau 20 viên.
        Chạm thương
        Trong khi phòng chống bão lụt rất dễ chạm thương, chảy máu thì dùng 1 củ gừng tươi (tùy theo vết thương to, nhỏ) rửa sạch, giã nát băng vào vết thương, vừa chống nhiễm khuẩn, nhanh lên da non và không để lại sẹo lồi, lõm.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • Mần tưới trị bệnh và trừ côn trùng


          Mần tưới, có tên khác là trạch lan, lan thảo, hương thảo. Nhân dân thường lấy ngọn non mần tưới để ăn sống làm rau gia vị như các loại rau thơm hoặc băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

          Ngoài ra, mần tưới còn được dùng để trị bệnh và trừ côn trùng.
          Trị bệnh: Theo kinh nghiệm dân gian, cả cây mần tưới, nhất là lá thu hái trước khi cây có hoa, phơi khô, lấy 20g thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để giải nhiệt, giúp tiêu hóa. Mần tưới phối hợp với củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi (mỗi thứ 120g) phơi khô, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên to bằng hạt ngô là thuốc dùng cho phụ nữ, chủ trì thiếu máu, suy nhược, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 25-30 viên.
          Để chữa rong huyết, lấy mần tưới, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Phụ nữ sau khi đẻ bị sốt, ho, kém ăn, mệt mỏi, lấy mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, sắc uống trong ngày. Dùng 10 ngày liền.
          Trừ côn trùng: Mần tưới diệt được chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn, kiến và hạn chế hoạt động của ruồi, muỗi. Muốn diệt chấy rận, lấy cả cây mần tưới, cắt nhỏ, nấu nước đặc, dùng gội đầu, giặt quần áo, chăn màn hoặc đổ nước sắc vào khe giường để trừ rệp. Nếu nấu lẫn mần tưới với lá sả, tác dụng càng tốt hơn. Cho mần tưới tươi vào hũ, đậy kín chống được mọt đỗ xanh, đỗ đen, cau khô.
          Để trừ bọ chó, mạt gà, người ta dọn sạch phân và rác bẩn ở chuồng chó, ổ gà, rồi lấy cành lá mần tưới tươi để nguyên hoặc vò nát, lót vào, khoảng 3-5 ngày thay một lần. Lá mần tưới phơi khô, tán bột, rắc vào hòm, tủ để trừ mọt, nhậy.
          DS. Bảo Hoa
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • Công dụng của cây rau má

            Cây rau má còn gọi là tích tuyết thảo, phanok (Vientian), trachiek kranh (Campuchia). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L. Trisanthus cochinchinesis Lour.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
            Mô tả cây

            Rau má là một loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu. Thân gầy, nhẵn. Lá hình mắt chim, khía tai bèo, rộng 2-4cm, cuống dài 2-4cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12cm trong những nhánh thường. Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1-5 hoa nhỏ. Quả dẹt rộng 3-5mm, có sống hơi rõ.
            Phân bố, thu hái và chế biến
            Mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ…
            Toàn cây khi tươi có vị đắng, hơi hăng khó chịu; khi khô chỉ còn mùi cỏ khô. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.
            Công dụng và liều dùng
            Rau má hiện nay còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, đồng thời còn là loại rau ăn.
            Nhân dân ta coi vị rau má là một loại thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa.
            Ngày dùng 30-40g tươi, vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Thuốc làm từ rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được.
            Tại một số nước, người ta còn nghiên cứu rau má để tìm tác dụng chữa bệnh hủi và bệnh lao.
            Ở vài nước, người ta chế rau má dưới dạng:
            1. Viên nén chứa 0,01g rau má để chữa các chứng giãn tĩnh mạch, chứng nặng chân do máu ở các tĩnh mạch chân chậm trở về tim.
            Ngày uống 3-6 viên vào bữa ăn.
            2. Thuốc tiêm 1ml chứa 0,02g cao rau má. Cách 1 ngày tiêm bắp 1 ống phối hợp bôi thuốc mỡ (1% cao rau má) hoặc thuốc bột chứa 2% cao rau má để chữa các vết bỏng, vết thương do chấn thương hoặc vết phẫu thuật, các tổn thương ở da và niêm mạc (tai, mũi, họng).
            Các đơn thuốc có rau má
            1. Chữa đau bụng, đi tiêu lỏng, đi lỵ:
            Rau má (cả dây, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g (kinh nghiệm nhân dân). Có thể luộc rau má ăn như ăn rau.
            2. Chữa phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng:
            Rau má hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống một lần vào buổi sáng, mỗi lần hai thìa cà phê gạt ngang.
            3. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa:
            Hàng ngày ăn rau má trộn dầu dấm; Hoặc rau má hái về, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường vào uống hàng ngày.
            GS. Đỗ Tất Lợi
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • Công dụng của lá trầu không.
              Lá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.

              Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.
              Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.
              Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.
              Bệnh đái dắt
              Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.
              Suy nhược thần kinh
              Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.
              Chữa đau đầu
              Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
              Các bệnh về phổi
              Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.
              Táo bón
              Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
              Đau họng
              Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
              Chống viêm nhiễm
              Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.
              Làm lành vết thương
              Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
              Bỏng nước sôi
              Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
              Giảm đau lưng
              Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
              Bị tắc sữa
              Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
              Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi...
              Các công dụng khác
              Trầu không có tác dụng tăng sinh lực, làm sạch răng và làm ngọt miệng.
              Theo Dantri
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • Chữa viêm họng bằng cỏ nhọ nồi.

                Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:

                Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
                Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
                Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
                Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
                Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
                Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
                Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
                Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
                Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
                Theo SK&ĐS
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • Thuốc chữa rụng tóc sau khi sinh .
                  Phụ nữ sau khi đẻ khoảng 3 tháng, là thời gian tóc rụng nhiều nhất. Một số người bị rụng quá nhiều, tóc trên đầu trở nên lưa thưa, hoặc rụng từng mảng, rất khó coi, ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ.

                  Địa hoàng (Thục địa)
                  Quan điểm hiện đại: Y học hiện đại cho rằng, hiện tượng rụng tóc sau sinh đẻ, có liên quan đến một số nhân tố sau: 1. Rối loạn nội tiết tố (hormone), đặc biệt là sự thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) - một chất có tác dụng kích thích sinh trưởng tóc. Trong thời gian mang thai, lượng estrogen được tuyến nội tiết tiết ra tương đối nhiều. Sau khi sinh đẻ, lượng estrogen ở một số phụ nữ hạ xuống quá thấp, khiến tóc phát triển chậm và bị rụng nhiều.
                  2. Nhân tố tâm lý: Một số nguyên nhân có thể tạo ra những áp lực về mặt tinh thần. Chấn thương tinh thần lại ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh lý, khiến cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn, máu lưu thông kém, tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên dễ bị rụng.
                  3. Rối loạn dinh dưỡng: Phụ nữ sau khi sinh đẻ cơ thể đã bị thương tổn, lại phải tạo sữa cho con bú, nên nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể lớn hớn hơn bình thường. Nếu không chú ý bổ sung dinh dưỡng, hoặc bị mắc một số bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, cũng có thể khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xâu tới sự phát triển của tóc.
                  Để chữa trị, y học hiện đại chủ yếu sử dụng các biện pháp bổ sung, cân bằng dinh dưỡng và điều dưỡng về mặt tinh thần; Nói chung không chủ trương bổ sung nội tiết tố (hormone), vì chất nội tiết có thể tiết ra cùng với sữa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.
                  Quan điểm của Đông y: Hiện tượng rụng tóc quá nhiều sau khi đẻ, thường do 2 nguyên nhân chủ yếu gây nên. Thứ nhất, trong quá trình sinh đẻ, cơ thể người mẹ bị thương tổn, mất rất nhiều sức và nhiều máu.
                  Sau khi sinh đẻ, nếu không biết cách kiêng cữ và điều dưỡng, có thể khiến khí huyết càng hư tổn nặng, không đủ sức nuôi dưỡng cơ thể cũng như lông tóc, khiến tóc bị rụng. Thứ hai, một số nhân tố tâm lý có thể khiến tâm trạng sản phụ không thoải mái, hoặc công việc bận rộn, mệt nhọc quá mức, dẫn tới tình trạng mà Đông y gọi là "Can khí uất kết".
                  Tạng Can trong Đông y có chức năng "sơ tiết", "điều sướng khí cơ", liên quan mật thiết tới hoạt động tình chí và toàn bộ quá trình trao đổi chất, cũng như quá trình chuyển hóa và bài tiết dịch thể trong cơ thể. "Can khí uất kết", mất chức năng sơ tiết, sẽ khiến khí huyết mất điều hòa, hoạt động tạng phủ bị rối loạn, cơ thể bị suy yếu và tóc bị rụng
                  Để chữa trị tóc rụng sau khi đẻ, Đông y thường tiến hành theo 2 hướng: Thứ nhất là dùng thuốc theo nguyên tắc "biện chứng luận trị"; Thứ hai là sử dụng nghiệm phương, nghĩa là những bài thuốc một số người đã sử dụng có kết quả tốt.
                  Biện chứng luận trị: Trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào chứng trạng, biểu hiện cụ thể ở người bệnh, chia rụng tóc sau khi đẻ thành 2 loại hình chính (thể bệnh) như sau, để tiến hành dùng thuốc chữa trị,:
                  1. Khí huyết suy hư:
                  - Chứng trạng biểu hiện: Thường do sau khi sinh đẻ khí huyết bị tổn thương. Chứng trạng chủ yếu: Tóc khô, không mượt, rụng ngày càng nhiều, có thể xuất hiện những đốm tóc rụng nằm rải rác trên đầu, chân tóc không chặt, chỉ cần vuốt nhẹ tay đã thấy tóc rụng, da đầu nhão, nhăn nheo; Thường kèm theo sắc mặt kém tươi, môi nhợt nhạt, ngủ không ngon giấc, trống ngực, thở nông, tiếng nói yếu, váng đầu, người mệt mỏi, thích nằm; Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng; Mạch tế nhược (nhỏ yếu).
                  - Phép chữa: Dùng các loại thuốc có tác dụng ich khí, dưỡng huyết, sinh phát (kích thích tóc phát triển).
                  Bài thuốc thường dùng:
                  (1) Bất trân thang: Nhân sâm 6g, bạch truật 9g, bạch phục linh 10g, đương quy (sao rượu) 10g, xuyên khung 6g, bạch thược 10g, thục địa hoàng 9g, chích cam thảo 2g, sinh khương (gừng tươi) 6g, đại táo (táo tầu) 3 trái. Sắc nước uống trong ngày. Tác dụng: Bổ ích khí huyết, kích thích tóc mọc, làm mượt tóc. Dùng chữa tóc rụng nhiều do khí huyết suy nhược.
                  (2) Thần ứng dưỡng chân thang: Khương hoạt 3g, mộc qua 6g, xuyên khung 3g, đương quy 3g, bạch thược 5g, thỏ ty tử 5g, thục địa hoàng 10g, sinh khương (gừng tươi) 5g, hồng táo (táo tầu) 10 trái. Cách sắc thuốc: Khương hoạt, mộc qua, xuyên khung, đương quy, bạch thược và thỏ ty tử đem bọc trong túi vải, cho vào nồi cùng với thục địa hoàng, sinh khương và đại táo; thêm 1 lít nước; Nấu sôi, đun nhỏ lửa thêm 20 phút; bỏ túi bọc thuốc ra; Chia ra 3 lần dùng trong ngày; uống nước thuốc và ăn cả thục địa hoàng, gừng và hồng táo. Tác dụng: Dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu trên da đầu, kích thích tóc mọc. Dùng chữa tóc rụng do khí huyết suy nhược
                  2. Can khí uất kết:
                  - Chứng trạng biểu hiện: Thể bệnh này thường do tinh thần không thoải mái, công việc bận rộn, mệt nhọc quá mức, khiến cho can khí bị uất trệ gây nên. Chứng trạng chủ yếu: Tóc trên đầu đột nhiên bị rụng từng mảng hình tròn hay hình bầu dục; số mảng cũng như kích thước, từng vị trí không giống như nhau; da chỗ tóc rụng nhẵn bóng sáng loáng, không viêm tấy; Kèm theo tình chí uất ức khó giải tỏa, mạng sườn đầy tức nhấm nhói đau, hoặc người bồn chồn, dễ nổi cáu, mặt ửng hồng, mắt đỏ tía, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền sác (căng, nhanh).
                  - Phép chữa: Hành khí, hoạt huyết, dưỡng phát, sinh phát.
                  Bài thuốc thường dùng:
                  (1) Sài hồ sơ can tán: Sài hồ 10g, trần bì 8g, xích thược 10g, chỉ xác 10g, chích cam thảo 4g, xuyên khung 10g, hương phụ 10g. Sắc nước uống trong ngày. Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, dưỡng phát sinh phát; Chữa tóc rụng, tóc biến vàng, tóc rụng dần hoặc rụng từng mảng.
                  (2) Tiêu dao tán: Sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 30g, bạch truật 10g, phục linh 15g, cam thảo 10g. Tác dụng: Sơ can giải uất, dưỡng huyết kiện tỳ; Chữa rụng tóc nhiều do tỳ hư (chức năng tiêu hóa kém), can khí uất kết.
                  (3) Giải uất hoạt huyết thang: Kê huyết đằng 20g, đan sâm 10g, hà thủ ô chế 15g, đương quy 10g, sài hồ 6g, xuyên khung 6g, bạch thược 10g, phục linh 8g, hương phụ 12g, uất kim 6g, cát cánh 6g ; Sắc nước uống ngày 1 thang. Nếu mất ngủ, trống ngực: thêm táo nhân 15g; nếu bụng trướng: thêm kê nội kim 8g, hậu phác 10g. Tác dụng: Sơ can lý khí, hoạt huyết hóa ứ; chữa tóc rụng do khí trệ huyết ứ.
                  Thuốc kinh nghiệm
                  - Bài thuốc 1: Hà thủ ô 30g, trứng gà 2 quả, thêm nước, nấu tới khi trứng chín; vớt trứng ra, bóc bỏ vỏ, lại cho vào nồi nấu thêm khoảng 10 phút là được; ăn hết 1 lần, hoặc chia 2 lần trong ngày; ăn trứng gà và uống nước thuốc.
                  - Bài thuốc 2: Tang ký sinh (tầm gửi cây dâu tằm) 30g, lạc nhân 60g, thịt lợn nạc 100g; nấu thành món canh; Khi ăn vớt bỏ tang ký sinh ra ngoài, ăn thịt lợn, lạc và uống nước canh.
                  - Bài thuốc 3: Hoàng tinh 100g, thịt gà tre 250g; nấu thành món hầm, ăn trong ngày; ăn thịt gà và uống nước canh.
                  - Bài thuốc 4: Tang thầm tử (quả dâu tằm chín) 100g, đường đỏ lượng thích hợp; sắc lấy nước, chia ra uống trong ngày; người béo phì không nên sử dụng.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • Làm thuốc từ quả vả.

                    Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae), người Tày gọi với tên Mác ngoa.
                    Cây vả có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Phân bố ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây mọc tự nhiên trong quần hệ rừng kín, mưa ẩm, không chịu nắng nóng nên tại rừng núi nước ta thường thấy cây vả xuất hiện ven sông suối, khe nước... mọc ở dưới tán rừng ở độ cao so với mặt nước biển từ 1.000m trở xuống.
                    Cây vả cũng được trồng ven bờ ao làm cây che mát và lấy quả để ăn. Quả vả chín ăn cũng ngon ngọt. Cây cao khoảng 5 – 10m, to, có tán rộng, cành mập, lá to, quả phức, thường to bằng nắm tay, khi chín có màu đỏ nâu sẫm, thịt mềm, mặt ngoài có lông nhỏ mịn, bên trong quả có dịch ngọt đường sánh như keo, ăn vừa thơm lại ngọt mát. Mùa hoa quả từ tháng 12 – 3 hàng năm. Cây rất sai quả và tái sinh nhờ những hạt ở các quả vả chín bị chim chóc hay động vật gậm nhấm hoặc loại bò sát ăn làm rơi vãi xuống các dòng chảy của khe suối đến các vùng mà đọng lại rồi phát triển thành các cây mới.
                    Quả, rễ, lá đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn. Cụ thể thu hoạch quả chín hoặc quả non làm thuốc hay phơi, sấy khô để sử dụng dần. Quả vả còn được sử dụng để trị kiết lỵ, táo bón, chữa suy nhược, kém ăn, gầy yếu...
                    Theo đông y thì quả vả là loại bình bổ (vị ngọt tính bình), có công năng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, ngoài ra còn thấy trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm ỉa chảy. Là loại thích hợp sử dụng cho những người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hoá kém, trẻ em ỉa chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu gần đây còn cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Còn rễ và lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm chỉ thống.
                    Để tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị bệnh từ quả vả.
                    * Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500g, thái nhỏ ngâm trong 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10 – 20 ngày là được. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, vào trước khi ăn hai bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1ly nhỏ chừng 20 – 30ml.
                    * Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, bôi vài ngày sẽ khỏi.
                    * Chữa tỳ hư ỉa chảy lâu ngày, tiêu hoá kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.
                    * Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200g, quả sung 200g, lá móc mèo 50g, rễ canh châu 50g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trong ngày.
                    * Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100g, lá chó đẻ 50g, búp tre 30g. Rửa sạch các vị, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ. Ngày làm 2 lần. Cần làm vài ngày.
                    * Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy quả vả 150g, sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5g vả, ngày uống 3 lần.
                    * Chữa trĩ, lòi dom, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày.
                    * Chữa trĩ: Lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.
                    * Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
                    * Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3 – 5 ngày.
                    * Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày 3 lần
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • Cần tây: Vị thuốc cao cấp.
                      Cần tây là loại rau ăn cao cấp chứa nước 90,5%, hợp chất nitơ 1,95%, chất béo 0,07%, xenlulo 1,15% và tro 1,13%, các vitamin A, B, C, các khoáng chất như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, P, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axit glutamic. Tinh dầu có mùi thơm đặc trưng của cần tây là chất selinene và butyl phthalide.
                      Nước ép cần tây phối hợp với nước ép cà chua có tác dụng kích thích thần kinh và bổ dưỡng cho cơ thể.
                      Nước ép rau cần tây dùng súc miệng hàng ngày có thể chữa được lở loét miệng, viêm họng và khản tiếng.
                      Trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol
                      Cách bào chế thuốc: Dùng rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ đều có lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
                      Có nơi lại dùng rễ cây cần tây. Lấy 10 bộ rễ tươi (dùng rễ tươi tốt hơn rễ khô), rửa sạch, sau rửa lại bằng nước chín, giã nát, cho vào 10 quả táo tàu, tất cả sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi đợt trị liệu khoảng từ 15-20 ngày, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt.
                      Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa
                      Dùng rễ cần tây cắt sát gốc, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói.
                      Tại các nước phương Tây người ta dùng cần tây làm thuốc lợi tiểu, còn Trung Quốc dùng làm thuốc thanh nhiệt, giảm ho, ăn ngon, hạ huyết áp...
                      Chữa cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: Lấy toàn bộ cây thân lá rễ nấu nước uống trong ngày.
                      Chữa nhọt, viêm nhiễm: Giã nát rau cần tây đắp lên chỗ mụn nhọt, nơi viêm nhiễm.
                      Chữa viêm gan mạn (rối loạn chức năng gan): Dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống rất tốt.
                      Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: Lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với quá trình đang điều trị tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt.
                      Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốtpho, giàu protit và đều gấp đôi các loại rau khác. Các axit amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, mannitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy trị đàm, đầy ngực, lao hạch...
                      Chữa sâu răng: Đặc biệt trong cần tây còn chứa hợp chất lưu hóa có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy khi ăn cần tây còn phòng ngừa được chứng sâu răng, làm hạ áp và lượng choresterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, thiếu máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
                      Chữa cảm cúm: Ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • Cỏ bợ mà nấu canh cua...
                        Cỏ bợ còn gọi là cỏ tần, tứ diệp thảo (vì mỗi lá có 4 lá chét), điền tự thảo (cây tự mọc ở ruộng đồng), dạ hợp thảo... là một loại cỏ mọc hoang ở khắp mọi miền của nước ta: bờ mương, bờ ao, bờ ruộng nhất là ở những ruộng mạ (sau khi đã nhổ mạ).
                        Cỏ bợ trông giống như cây me đất (chỉ khác nhau cây me đất mỗi lá có ba lá chét, còn mỗi lá của cỏ bợ có 4 lá chét).
                        Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng, nhân dân ta thường dùng cỏ bợ tươi để điều trị các chứng bệnh: bí tiểu tiện, đái dắt, đái buốt, đái ra máu, khí hư bạch đới và chứng mất ngủ...
                        Cách dùng: Dùng cỏ bợ tươi khoảng 1 nẹm tay, rửa sạch, đun sôi (với 200 ml), chừng 20 phút, gạn lấy nước uống (có thể ăn cả bã). Mỗi ngày 1 -2 lần, trong vòng 3 - 5 ngày sẽ thấy có hiệu quả. Hoặc phơi khô, sao vàng, mỗi lần dùng 30- 40 gr, sắc với 200 ml, còn 100 ml chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
                        Đặc biệt cỏ bợ là một loại rau dùng để nấu với cua đồng ăn rất ngon (sau khi ăn vẫn để lại dư vị trong miệng), có tác dụng giải nhiệt, an thần. Đây là món ăn dân dã "đặc sản" mà người miền quê hay dùng. Vì vị ngon của canh cỏ bợ mà nhân dân ta có câu rằng: "Cỏ bợ mà nấu canh cua/Người chết nửa mùa sống lại mà ăn".
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • 54 cây thuốc ở việt nam có tác dụng chống ung thư

                          Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta:
                          1-Cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata) , còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, twotooth Achyranthes: Sử dụng cành lá và rễ phơi khô
                          2-Cây Nam Sa sâm (Adenophora tetraphylla), còn gọi là cây Bào sa sâm, Fourleaf Ladybell: Sử dụng rễ khô.
                          3-Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis), còn gọi là cây Thiên đông, Thiên môn, Dây tóc tiên: Sử dụng rễ khô
                          4-Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala), còn gọi là Đông truật, Ư truật, Triết truật, Largehead Atractylodes: Sử dụng rễ khô.
                          5-Cây Xạ can (Belamcanda sinensis), còn gọi là cây rẻ quạt , la cho, Iris tigré, Blackberrylily: Sử dụng căn hành (thân rễ) khô
                          (Còn nữa)
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • 54 cây thuốc ở việt nam có tác dụng chống ung thư

                            6- Cây Rung rúc (Berchemia lineata), còn gọi là cây Rút dế, cứt chuột, Đồng bìa, Lineat Supplejack: Sử dụng rễ khô
                            7-Cây Đơn buốt (Bidens bipinnata), còn gọi là cây Đơn kim, Cỏ Quỷ trâm, Spanishneedles: Sử dụng phần trên mặt đất.
                            8-Cây Tâm giá (Capsella bursa-pastoris),còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa, Shepherdspurse: Sử dụng bộ phận trên mặt đất phơi khô.
                            9-Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc: Sử dụng hoa khô.
                            10-Cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi), còn gọi là cây Dĩ mễ, Dĩ nhân, Ý dĩ nhân, Bo bo: Sử dụng nhân hạt chín phơi khô
                            (Còn nữa)
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • 11-Cây Thài lài trắng (Commelina communis) còn gọi là Cỏ lài trắng, Cỏ chân vịt, Áp chích thảo,Common Dayflower: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô
                              12-Cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), còn gọi là cây Hoàn lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch, Tricuspid Cudrania: Sử dụng thân cành phơi khô
                              13-Cây Nghệ (Curcuma longa), còn gọi là cây Uất kim, Khương hoàng, Safran des Indes, Tumeric: Sử dụng thân rễ (củ)
                              14-Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis), còn gọi là Đậu ký sinh, Miễn tử: Sử dụng hạt cây tơ hồng
                              15-Cây Thạch hộc (Dendrobium nobile), còn gọi là cây kim thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo: Sử dụng thân cây tươi hoặc khô.
                              16-Cây Cúc áo (Eclipta prostrata), còn gọi là cây Hoa cúc áo, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Hắc chấp thảo, Cresson de Para, Yerbadetajo: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • 17-Cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica), còn gọi là Cỏ ngưu cân, Sam tử, Tất suất, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng, Cỏ bắc, Chỉ tía, Thiên cân Sử dụng toàn cây phơi khô.
                                18-Cây Sung thằn lằn, Trâu cổ (Ficus pumila), còn gọi là cây Sung thằn lằn, Trâu cổ, Climbing Fig: Sử dụng đế hoa khô.
                                19-Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), còn gọi là Nấm mộc chi, nấm Lim,
                                nấm trường thọ, Lucid Ganoderma (đã nuôi trồng nhân tạo được): Sử dụng mũ nấm khô
                                20-Cây Bồ kết (Gleditschia sinensis), còn gọi là Cây tạo giác, Tạo giáp, Man khét, Thiên đinh, Tạo đinh, Chinese Honeylocust: Sử dụng gai khô
                                21-Cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza glabra), còn gọi là cây Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão, Quang quả cam thảo, Hồng cam, Liquorice: Sử dụng căn hành và rễ khô.
                                22-Cây Bông vải (Gossypium herbaceum) còn gọi là Miên hoa, Thảo miên, Thổ hoàng kỳ, Levant cotton: Sử dụng rễ khô.
                                23-Cây Phù dung (Hibiscus mutabilis) còn gọi là cây Mộc liên, Địa phù dung, Hoa cửu đầu, Hoa tam biến, Cottonrose Hibiscus : Sử dụng lá khô
                                24-Cây Ban Nhật ( Hypericum japonicum), còn gọi là cây Điền cơ hoàng, Cỏ Hoàng hoa, Cỏ Đối diệp, Japonese St. John’swort : Sử dụng toàn cây phơi khô.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X