Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những cay thuốc và tác dụng (Sưu tầm)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Huyền sâm

    HUYỀN SÂM, hắc sâm, nguyên sâm.
    SCROPHULARIA NINGPOENSIS Hemsl. SCROPHULARIACEAE
    MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1,5-2m. Có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân vuông, màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng. Hoa màu vàng nâu mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành. Quả và hạt màu đen.

    MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 10.
    PHÂN BỔ: Cây nhập trồng, phát triển tốt ở đồng bằng, trung du và miền núi cao.
    BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.
    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo và đường.
    CÔNG DỤNG: Thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, dùng khi sốt nóng về chiều, phát ban, miệng lưỡi khô khát, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm họng, lở miệng, viêm amidan: ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc viên.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • Hy thiêm

      HY THIÊM, cỏ đĩ, cỏ bà a, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn, nhả khỉ cáy(Tày), co boóng bo ( Thái).
      SIEGESBECKIA ORIENTALIS L. ASTERACEAE
      MÔ TẢ: Cây cỏ, sống hàng năm, cao 30- 60cm. Thân và cành và có lông. Lá mọc đối, hình gần tam giác đến hình thoi, mép có răng cưa thô, 3 gân chính từ gốc. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ỏ kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có lông dính. Quả bế, hình trứng, nhẵn, màu đen.

      MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 10.
      PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường gặp trên đất ẩm, bãi sông, ruộng ngô.
      BỘ PHẬN DÙNG: Thân, cành mang lá. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa chất đắng, tinh dầu, darutin, diterpen.
      CÔNG DỤNG: Chống viêm. Chữa thấp khớp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, lưng gối đau, mụn nhọt, lở ngứa, rắn cắn, kinh nguyệt không đều: ngày dùng 10- 15g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn, tán. Dùng ngoài, lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ong đốt, rắn cắn.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • Thổ phục linh

        THỔ PHỤC LINH, khúc khắc, khau đâu (Tày), d’rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K’ho), lái (K’dong), mọt hoi đòi (Dao).
        SMILAX GLABRA Roxb. SMILACACEAE
        MÔ TẢ: Dây leo, dài 4- 5m. Thân rễ (củ) nạc; vỏ nâu. Cành không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, 3 gân hình cung. Cuống lá mang 2 tua cuốn nhỏ do lá kèm biến thành. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành tán đơn ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 cạnh, khi chín màu đen. Cây dây kim cang (Heterosmilax erythrantha Baill.) cũng được dùng để thay thế.

        MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.
        PHÂN BỔ: Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du.
        BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô.
        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa -sitosterol, stigmasterol, saponin.
        CÔNG DỤNG: Thuốc chống viêm, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, trị lở ngứa, mụn nhọt, viêm tấy, vảy nến, tổ đỉa, thấp khớp, đau nhức xương, lao hạch, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngày 15- 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • Cà gai leo

          CÀ GAI LEO, cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh , cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na).
          SOLANUM HAINANENSE Hance. SOLANACEAE
          MÔ TẢ: Cây bụi, nhiều gai, mọc dựa hay bò. Lá mọc so le, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới phủ lông mềm hình sao. Cụm hoa hình xim, ở kẽ lá, gồm 2-5 hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thân dẹt, màu vàng. Tránh nhầm với loài Solanum thorelli Bonat.

          MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 6; Quả: Tháng 7 - 9.
          PHÂN BỔ: Cây mọc lẫn trong các lùm bụi ven làng, bãi hoang; ở các tỉnh đồng bằng và trung du.
          BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn; phơi hay sấy khô.
          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid.
          CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống xơ hóa. Dùng chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: ngày 16- 20g rễ hoặc 30- 40g thân lá dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Cao lỏng dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • cà hôi

            NGOI, cà hôi, cà long.
            NGOI, cà hôi, cà long, la rừng, phô hức (Tày), co sà lang (Thái), toong muốc.
            SOLANUM VERBASCIFOLIUM L. SOLANACEAE
            MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1-3m, thân và cành non có lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, mép nguyên và có lông ở cả hai mặt. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hoa màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu vàng. Nhiều hạt.

            MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-6; Quả: Tháng 7-10.
            PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.
            BỘ PHẬN DÙNG: Lá thu hái quanh năm. Dùng tươi.
            THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu, saponin và các alcaloid: solanin, solasodin.
            CÔNG DỤNG: Chữa trị, lao hạch: Lấy lá tươi, giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ trĩ đã rửa sạch hoặc chỗ hạch, băng lại. Nên đắp thuốc vào buổi tối. Chữa hắc lào, ghẻ lở: Nước ép đặc từ lá tươi giã nát, dùng bôi. Chữa sán trâu bò: Lá nấu nước cho uống.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • Hoè

              HOÈ, hòe hoa, hòe mễ, lài luồng.
              SOPHORA JAPONICA L. FABACEAE
              MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-7m, có khi hơn. Thân cành luôn có màu lục, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 13-17 lá chét, mặt dưới hơi có lông. Hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu, nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn dài. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng.

              MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 8; Quả: Tháng 9 - 11.
              PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, nhất là Thái Bình, Nghệ An, Ninh Bình...
              BỘ PHẬN DÙNG: Nụ hoa và quả. Nụ hoa ( không dùng loại hoa đã nở) thu hoạch vào tháng 5 - 8.
              THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Nụ hoa và quả chứa rutin: 8-30%(ở nụ hoa), sophoraflavonolosid, sophoricosid, sophorabiosid, D-maackiain glucosid và DL- maackiain. Lá có alcaloid cytisin. Hạt có dầu béo, nhiều acid linoleic, protein và chất nhầy.
              CÔNG DỤNG: Thuốc hạ huyết áp và làm bền vững thành mạch. Thường dùng chữa huyết áp cao, phòng ngừa đứt mạch máu não, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ ra máu: ngày dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên, 8-16g thuốc hãm hay sắc.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • Bach bộ

                BACH BỘ, dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H’mông), hơ linh (K’ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao).
                STEMONA TUBEROSA Lour. STEMONACEAE
                MÔ TẢ: Dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5-6m. Rễ củ nhiều, nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt.

                MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả: Tháng 6 - 8.
                PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.
                BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50- 60ºC đến khô.
                THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa các alcaloid stemonin, tuberstemonin, isotuberostemonin, stemonidin, sinostemonin; glucid 2,3%; lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, succinic…).
                CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, long đờm. Chữa ho, tẩy giun đũa, giun kim: ngày 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4- 6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • BÌNH VÔI, củ một, dây mối trơn, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), của gà ấp, tở lùng dòi (Dao).
                  STEPHANIA SPP. MENISPERMACEAE
                  MÔ TẢ: Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc, có khi nặng tới 50kg. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Một hạt, hình móng ngựa, có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên bình vôi như Stephania brachyandra Diels; S. Cambodica Gagnef...; S. cepharantha Hayata; S.glabra Lour; S. sinica Diels; S. kwangsiemsis Lour...đều được dùng.

                  MÙA HOA QUẢ: Tháng 2 - 6.
                  PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng núi đá vôi.
                  BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu, đông. Cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Còn là nguyên liệu chiết L.tetrahydro palmatin.
                  THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các alcoloid là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin.
                  CÔNG DỤNG: Thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho hen. Ngày 3- 6g, dạng bột hoặc rượu thuốc. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần. Ngày 1-3 viên (mỗi viên: 50mg).
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • Hà thủ ô trắng

                    HÀ THỦ Ô TRẮNG, dây sừng bò, khau cần cà (Tày), chừa ma sìn (Thái), dây mốc, xạ ú pẹ (Dao).
                    STREPTOCAULON JUVENTAS (Lour.) Merr. ASCLEPIADACEAE
                    MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Thân màu nâu, có lông. Rễ củ dài, nạc. Lá mọc đối, hình trứng ngược, nhiều lông. Hoa nhỏ, màu vàng nâu, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hai đại, mọc choãi ra. Hạt nhỏ, có mào lông. Toàn cây có nhựa mủ và có lông dày.

                    MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 12.
                    PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du.
                    BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, nấu với nước đậu đen rồi thái lát, phơi hoặc sấy khô.
                    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Sơ bộ thấy có tinh bột, alcaloid trong rễ.
                    CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa thiếu máu, suy gan thận, ăn ngủ kém, ít sữa, thần kinh suy nhược, sốt rét mạn tính, thấp khớp, nhức xương, tê bại, kinh nguyệt không đều, khí hư, ỉa ra máu, mẩn ngứa, rắn cắn. Uống lâu làm đen râu tóc, trẻ lâu. Liều dùng ngày 12 - 20g dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc.
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • Chàm mèo

                      CHÀM MÈO, chàm nhuộm, chàm lá to, mã lam, thanh đại, mạy ốt (Tày), co sơm (Thái), tần gàm (Dao). STROBILANTHES CUSIA (Nees) Kuntze, ACANTHACEAE
                      MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 50-70cm. Thân nhẵn, phình ở các mấu. Lá hình bầu dục, mềm thuôn, mọc đối, mép khía răng. Hoa có tràng hơi cong, màu lam tím hoặc tím hồng mọc thành bông ít hoa ở kẽ lá. Quả rang, nhẵn, hẹp và dài.

                      MÙA HOA QUẢ: Tháng 12 - 2.
                      PHÂN BỔ: Vốn mọc hoang dại, hiện chủ yếu được trồng ở vùng núi cao.
                      BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thu hái vào mùa thu, trước khi cây ra hoa, phơi trong râm đến khô. Cách chế bột chàm: Lá tươi ngâm nước sạch ở 30ºC trong 12 giờ cho lên men. Lọc. Kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4-6 giờ. Lọc gạn lấy bột chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi trong mát đến khô. Bột chàm tốt phải chứa 60-70% indigotin.
                      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Glucosid indican, thủy phân cho glucosa và indoxyl. Indoxyl oxy hoá cho indigotin màu lam.
                      CÔNG DỤNG: Kháng nội tiết sinh dục nữ, gây co bóp tử cung. Chữa rong kinh, rong huyết, sốt, viêm họng, viêm lợi. Ngày 4- 6g lá dạng thuốc sắc. Với liều cao, có thể gây sẩy thai khi thai còn ít tháng. Dùng ngoài, cao đặc bôi chữa chàm má trẻ em, chốc đầu.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • Sừng dê

                        SỪNG DÊ, sừng bò, dương giác ảo, dây vòi voi, coóc bẻ (Tày). STROPHANTHUS DIVARICATUS (Lour.) Hook. et Arn. APOCYNACEAE
                        MÔ TẢ: Cây bụi, có cành vươn dài 3- 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn, Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang, gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ.

                        MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.
                        PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển.
                        BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả vào tháng 11-12. Lấy hạt, bỏ chùm lông, phơi hoặc sấy khô. Là nguyên liệu chiết xuất D. strophantin.
                        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa các glucosid: divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đường là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid…
                        CÔNG DỤNG: D.Strophantin là hỗn hợp glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trường hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1- 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D.Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • Mã tiền

                          MÃ TIỀN, củ chi, mác chèn sứ (Tày), co bên kho (Thái). STRYCHNOS NUX-VOMICA L. LOGANIACEAE
                          MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới hơn 10m, cành non có gai. Lá mọc đối, mặt trên xanh bóng, 5 gân hình cung. Cụm hoa hình ngù, mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình cầu, đường kính 3-5cm, khi chín màu vàng cam. Hạt hình đĩa dẹt, một mặt hơi lõm, có lông màu xám bạc.

                          MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 8.
                          PHÂN BỔ: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi phía nam.
                          BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả già vào mùa thu. Tách quả lấy hạt, ngâm nước gạo 1 ngày, 1 đêm. Cạo vỏ ngoài, bỏ mầm. Thái mỏng. Tẩm dầu vừng 1 ngày, sao cho vàng đậm.
                          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin.
                          CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1-3 lần dạng sắc hoặc bột. Còn dùng thuốc tiêm strychnin tinh khiết. Rượu thuốc hạt để xoa bóp. Thuốc độc, dùng thận trọng.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • Hoàng nàn

                            HOÀNG NÀN, mã tiền lá quế, vỏ doãn. STRYCHNOS WALLICHIANA Steud. ex DC. LOGANIACEAE
                            MÔ TẢ: Dây leo, thân gỗ, có móc hoặc tua cuốn đơn hay kép. Lá mọc đối, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy dạng ngù, mọc ở đầu những cành nhỏ. Hoa màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, đường kính 4- 5cm, có nhiều hạt dẹt. Hạt có lông mượt màu vàng ánh bạc. Tránh nhầm lẫn với nhiều loài Strychnos khác cũng dạng dây leo.

                            MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-8; Quả: Tháng 9-11.
                            PHÂN BỔ: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi.
                            BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân và vỏ cành. Thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô.
                            THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,23%, strychnin 2,37- 2,43%, brucin 2,8%.
                            CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, đau nhức xương, chân tay co quắp tê cứng, đau lưng, đau hông, đau bụng, ỉa chảy. Còn làm cường dương. Uống tối đa 1 lần: 0,10g; 24 giờ: 0,40g dạng bột. Dùng ngoài chữa ghẻ, hủi và một số bệnh ngoài da khó chữa. Thuốc độc, không có kinh nghiệm không dùng. Ngoài ra hạt cũng được dùng như hạt mã tiền.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • Râu hùm

                              RÂU HÙM, phá lủa (Tày), nưa, cẩm địa la, pinh đỏ (K’dong), cu dòm (Ba Na). TACCA CHANTRIERI André, TACCACEAE
                              MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mọc nổi trên mặt đất, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có cuống dài, mép nguyên lượn sóng. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong. Tổng bao có 4 lá bắc to, nhỏ mọc đối chéo nhau. Lá bắc con hình sợi dài cùng màu. Quả nang dài. Hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím.

                              MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7- 8; Quả: Tháng 9- 10.
                              PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven suối, dưới tán rừng ẩm; ở hầu hết các tỉnh miền núi.
                              BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
                              THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa saponin steroid thủy phân cho diosgenin, taccaosid, β-sitosterol.
                              CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp: 50g thân rễ giã nhỏ, ngâm rượu xoa bóp. Không được uống. Còn là nguyên liệu để chiết diosgenin.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • Thổ nhân sâm

                                THỔ NHÂN SÂM, thổ cao ly sâm, đông dương sâm, mằn sâm đăm (Tày), cửa ly sinh (Thái). TALINUM PATENS (L.) Willd. PORTULACACEAE
                                MÔ TẢ: Cây cỏ, có rễ củ, sống nhiều năm, cao 30- 50 cm. Thân và cành có khi màu đỏ tía, mọng nước. Lá phía gốc mọc so le, phía ngọn gần như mọc đối, hình trứng. Phiến lá dày, gân lá mờ. Hoa nhỏ, màu hồng mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả nhỏ, màu đỏ nâu. hạt dẹt, màu đen nhánh.

                                MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6- 8; Quả: Tháng 9- 11.
                                PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên các hốc mùn đá, ở các tỉnh có núi đá vôi. Cây đã được trồng để làm thuốc.
                                BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ủ mềm, thái mỏng, tẩm nước gừng hoặc nước đường. Đồ chín.
                                CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa suy nhược thần kinh, ho, đau dạ dày, lao phổi. Dùng rễ củ, cạo bỏ vỏ rồi nướng chín ăn hoặc dạng thuốc sắc. Liều dùng ngày 20-30g. Còn chữa ỉa chảy mất nước. Lá tươi nấu canh ăn làm dễ tiêu.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X