Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những cay thuốc và tác dụng (Sưu tầm)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • BA KÍCH, dây ruột gà

    BA KÍCH, dây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao).
    MORINDA OFFICINALIS How RUBIACEAE
    MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn; ngọn màu tím, có lông. Lá mọc đối, hình thuôn dài, có lông; lá kèm hình ống, Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (Morinda cochinchinensis DC.) và cây mặt quỉ (M. villosa Hook.)

    MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 10.
    PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, trung du và miền núi. Gần đây đã được trồng ở một số địa phương.
    BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Khai thác vào mùa thu, đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy. Khi gần khô, đập dẹt, bỏ lõi, rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.
    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol.
    CÔNG DỤNG: Rễ có tác dụng bổ, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao. Ngày dùng 8- 16g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Không dùng khi rong kinh, kinh sớm.
    Chú ý: Thuộc loài cây thuốc quí hiếm ở Việt Nam, cần bảo vệ và phát triển trồng thêm.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • TẰM, dâu cang

      TẰM, dâu cang (H’mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao).
      MORUS ACIDOSA Griff. MORACEAE
      MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-5m. Vỏ thân, cành có bì khổng.Lá mọc so le, nguyên hoặc chia 3 thuỳ, mép khía răng, 3 gân toả từ gốc. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông đuôi sóc ở kẽ lá. Quả phức màu đỏ, khi chín tím đen, ăn được.

      MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5.
      PHÂN BỔ: Cây mọc tự nhiên ở miền núi, hoặc được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc.
      BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.
      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic…); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ: succinic, propionic, isobutyric…, tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.
      CÔNG DỤNG: Chữa cảm, ho, mất ngủ: ngày 6-18g lá sắc uống. Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương: ngày 6-12g vỏ rễ sắc uống. Chữa thiếu máu, mắt mờ: quả ngâm rượu hoặc với đường uống, ngày 12-20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • Vương tùng

        VƯƠNG TÙNG, củ khỉ, hồng bì núi, sơn hoàng bì, xi hắc (H’mông), sọ khỉ, cây ton.
        MURRAYA GLABRA Guill. RUTACEAE
        MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-7m. Cành non màu tím đỏ. Lá kép, mọc so le, gồm 4-7 lá chét dày, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ. Cụm hoa hình xim phân đôi mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng, thơm. Quả hình bầu dục, khi chín màu đỏ. Vỏ quả sần sùi. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở lá và quả.

        MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4-6; Quả: Tháng 7-10.
        PHÂN BỔ: Cây mọc ở núi đá vôi, thuộc tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng (Cát Bà)..
        BỘ PHẬN DÙNG: Lá và rễ. Thu hái quanh năm; dùng tươi hay phơi khô. Có thể cất lấy tinh dầu từ lá và quả.
        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là lá và quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là isomenthon và menthon.
        CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, tê thấp, đau khớp. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc dùng tinh dầu xoa bóp. Lá giã đắp chữa gãy xương, sai khớp.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • Sen

          SEN, liên, bó bua (Thái), ngậu (Tày).
          NELUMBO NUCIFERA Gaertn. NELUMBONACEAE
          MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm ở nước. Thân rễ hình trụ, mọc bò lan dưới bùn. Lá hình tròn, có cuống dài, có gai, đính ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn. Hoa to, màu hồng, hay trắng, thơm. Nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung, sau thành quả, có vỏ cứng màu nâu đen khi già.

          MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 6-9.
          PHÂN BỔ: Cây mọc tự nhiên ở Đồng Tháp Mười. Trồng nhiều ở các ao hồ, ở nhiều địa phương.
          BỘ PHẬN DÙNG: Lá, hạt, gương sen, tua sen, ngó sen. Lá thu hái vào mùa thu, phơi khô (liên diệp). Quả chín, bóc vỏ ngoài (liên thạch), lấy hạt (liên nhục). Gương sen đã loại hạt, phơi khô (liên phòng). Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu phơi khô (liên tu).
          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa alcaloid: nuciferin, roemerin và nor-nuciferin; flavonoid quercetin. Ngó sen có protein, đường, các vitamin. Gương sen có quercetin.
          CÔNG DỤNG: Hạt sen chữa suy nhược thần kinh, di tinh, khí hư: ngày 10-30g dạng sắc hoặc bột. Lá sen (15-20g), tâm sen (2-4g) sắc uống chữa mất ngủ, chảy máu, thổ huyết. Ngó sen (6-12g), tua sen (5-10g), gương sen (15-30g) sắc uống chữa đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, thổ huyết.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • TRÚC ĐÀO, đào lê.

            NERIUM ODORUM Soland. APOCYNACEAE
            MÔ TẢ: Cây bụi, cao 3-6m, phân thành nhiều cành. Cành non có ba cạnh, vỏ ngoài màu xám tro. Lá mọc vòng 3 cái, hình mác hẹp, mặt trên xanh lục sẫm. Hoa màu hồng, trắng hay vàng, mọc thành xim ở ngọn thân và đầu cành. Quả gồm 2 đại mọc đứng. Hạt có mào lông màu hung.

            MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-8.
            PHÂN BỔ: Cây nhập trồng làm cảnh ở các vườn hoa công cộng và vườn gia đình.
            BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hè, thu, lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Cần phơi ngay cho khô sau khi thu hái.
            THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa glucosid trợ tim: Oleandrin, neriifolin, adynerin, neriantin; các flavonol glucosid bao gồm rutin và kaempferol – 3 rhamnoglucosid.
            CÔNG DỤNG: Dùng oleandrin (neriolin) chữa suy tim. Uống có tác dụng hấp thu nhanh và ít tích luỹ hơn digitoxin. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,1mg dưới dạng dung dịch 1/5000 trong cồn 70o hoặc viên 0,1mg. Có thể dùng hạt giã nát ngâm nước làm thuốc trừ sâu.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • Cây một lá

              CÂY MỘT LÁ, thanh thiên quỳ, trân châu diệp, lan cờ, slam lài, bưa thoọc (Tày).
              NERVILIA FORDH (Hance) Schltr. ORCHIDACEAE
              MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, phần trên mặt đất lụi vào mùa khô và mọc lên hàng năm vào mùa xuân. Thân ngầm dạng củ. Chỉ có một lá hình tim tròn, mép uốn lượn. Cụm hoa hình bông; hoa màu trắng, đốm tím hồng, có trước khi mọc lá. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ. Một số loài: N.aragoana Gaudich; N.crispata (Blume) Schlecter; N.plicata (Andr.) Schlecter cũng được dùng.

              MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4. Quả: Tháng 5-6.
              PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, rải rác ở các tỉnh miền núi.
              BỘ PHẬN DÙNG: Thường chỉ thu hái lá, vào mùa thu. Rửa sạch, phơi se, vò nhẹ rồi phơi lại. Phơi và vò, ngày 2-3 lần cho tới khô hẳn. Có thể đồ qua trước khi vò và phơi.
              CÔNG DỤNG: Thuốc lợi phổi, chữa lao phổi, ho, mụn nhọt, giải độc. Ngày 12-20g lá, dạng thuốc hãm hoặc sắc uống. Có thể dùng ngoài, giã nát lá, đắp lên chỗ lở loét, mụn nhọt, chỗ đau nhức để giảm đau.
              Chú ý: Các loài một lá kể trên đều là những cây thuốc quí hiếm, cần bảo vệ ở Việt Nam.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • Hương nhu trắng

                HƯƠNG NHU TRẮNG, é lá lớn.
                OCIMUM GRATISSIMUM L. LAMIACEAE
                MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 1-1,5m. Thân vuông, có lông, hóa gỗ ở gốc. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép khía răng thô, đầu nhọn dài, có lông. Hoa màu trắng mọc thành xim co ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế. Toàn cây có mùi thơm.

                MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10.
                PHÂN BỔ: Vốn mọc tự nhiên, nhưng chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu ở nhiều địa phương.
                BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
                THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu: 0,6-0,8%, trong có eugenol: 45-70%, methyl eugenol: 20%, carvacrol, ocimen, p-cymen, camphen, limonen,  và -pinen.
                CÔNG DỤNG: Chữa cảm nắng, đau đầu, làm ra mồ hôi, đau bụng: ngày 6-12g dạng thuốc xông hoặc thuốc sắc.Thường được cất lấy tinh dầu, rồi tách eugenol dùng trong khoa răng và tổng hợp vanillin.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • Hương nhu tía

                  HƯƠNG NHU TÍA, é tía, é đỏ.
                  OCIMUM SANCTUM L. LAMIACEAE
                  MÔ TẢ: Cây nhỏ, sống hàng năm hay sống dai, cao gần 1m. Thân, cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, thường màu nâu đỏ, có cuống khá dài, mép hơi khía răng, hai mặt đều có lông. Hoa màu tím hay trắng, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Quả bế. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

                  MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.
                  PHÂN BỔ: Cây được trồng rải rác trong nhân dân, ở khắp các địa phương.
                  BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
                  THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu có eugenol, methyl eugenol, carvacrol, α-cymen, p-cymen, camphen, limonen, α và β-pinen.
                  CÔNG DỤNG: Chữa cảm nắng, sốt nóng ớn lạnh, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, cước khí, thuỷ thũng. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc hoặc xông. Nước sắc dùng súc miệng, ngậm chữa hôi miệng (hương nhu 10g nấu sôi 15 phút với 200ml nước).
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • Mạch môn

                    MẠCH MÔN, tóc tiên, lan tiên, duyên giới thảo, xà thảo, phiéc kép phạ (Tày).
                    OPHIOPOGON JIANONICUS (L.f.) Ker.- Gawl. ASPARAGACEAE
                    MÔ TẢ: Cây cỏ sống nhiều năm; thân rễ rất ngắn. Rễ chùm phình lên thành củ. Lá hẹp, dài, mọc thẳng từ gốc, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, nhiều gân song song. Hoa nhỏ màu lục nhạt, tập trung thành một chùm trên cuống chung dài. Quả mọng, màu tím lam.

                    MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-8.
                    PHÂN BỔ: Cây vốn mọc tự nhiên ở vùng núi. Nay được trồng ở khắp nơi làm cảnh và làm thuốc.
                    BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ của những cây trồng được hơn 2 năm. Thu hái từ tháng 9-12. Rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ và hai đầu, tách bỏ lõi. Phơi hoặc sấy khô.
                    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa chất nhầy, đường glucosa, fucosa, rhamnosa, xylosa, β-sitosterol, ophiopogenin A, B, C, D, ruscogenin
                    CÔNG DỤNG: Thuốc long đờm, chữa ho, lao phổi, ho ra máu, thổ huyết, sốt nóng âm ỉ về chiều, chảy máu cam, đái ít, thiếu sữa, tắc tia sữa, táo bón: ngày 6-12g rễ củ dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc sirô.
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • Núc nác

                      NÚC NÁC, nam hoàng bá, mộc hồ điệp, mạy ca (Tày), co ca liên (Thái), p’sờ lụng (K’ho), kờ lúc (K’dong), póc ta lốp (Ba Na).
                      OROXYLUM INDICUM (L.) Vent. BIGNONIACEAE
                      MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 8-10m. Thân ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa to màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả dẹt, cong chứa nhiều hạt dẹt, có cánh mỏng.

                      MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-8. Quả: Tháng 9-10.
                      PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở khắp nơi.
                      BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân thu hái quanh năm. Hạt lấy lúc quả già. Phơi hoặc sấy khô.
                      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ rễ và vỏ thân chứa oroxylin A, baicalein, chrysin. Hạt có baicalein, tetuin (baicalein-6 glucosid).
                      CÔNG DỤNG: Chữa dị ứng, mẩn ngứa, vàng da, hen, viêm họng, ho khản tiếng, đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, trẻ con ban, sởi: ngày 8-16g vỏ cây sắc, nấu cao, tán bột uống. Hạt chữa ho lâu ngày, đau dau dày, ngày 5-10g sắc, tán bột. Vỏ tươi giã, ngâm rượu bôi chữa lở sơn.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • Râu mèo

                        RÂU MÈO, cây bông bạc
                        ORTHOSIPHON ARISTATUS (Blume) Miq. LAMIACEAE
                        MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,50-1m. Thân đứng, hình vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là một xim co mọc ở ngọn thân và đầu cành. Hoa màu trắng. Nhị và nhuỵ thò dài ra ngoài. Quả bế, thuôn rộng, dẹt, nhăn nheo.

                        MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7.
                        PHÂN BỔ: Cây vốn mọc hoang (ít khi gặp), hiện đã được trồng ở nhiều nơi.
                        BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào tháng 3- 4 trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô.
                        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali.
                        CÔNG DỤNG: Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật. Ngày 15-40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2- 4 ngày.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • Mơ tam thể

                          MƠ TAM THỂ, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái).
                          PAEDERIA FOETIDA L. RUBIACEAE
                          MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Lá mọc đối, mặt dưới có màu tím đỏ. Cụm hoa hình xim, mọc ở kẽ lá. Hoa nhỏ, màu trắng điểm tím nhạt. Quả gần hình trứng dẹt, nhẵn. Toàn cây có lông mềm, nhất là cành và lá non. Vò nát có mùi hôi đặc biệt.

                          MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10.
                          PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng làm gia vị và làm thuốc.
                          BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Dùng tươi.
                          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu, alcaloid:  và -paederin.
                          CÔNG DỤNG: Chữa lỵ trực khuẩn. Lấy 30- 50g lá tươi thái nhỏ, trộn với một quả trứng gà, bọc lá chuối, nướng hoặc rán (không mỡ) trên chảo. Ngày ăn 2- 3 lần, trong 5- 8 ngày. Nước sắc lá còn chữa sỏi thận, bí tiểu tiện, thấp khớp, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • Sâm ngũ diệp

                            SÂM NGŨ DIỆP, vũ diệp tam thất, tam thất lá xẻ.
                            PANAX BIPINNATIFIDUS Seem. ARALIACEAE
                            MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ (củ nạc) dài có nhiều đốt và những vết sẹo do thân lụi hàng năm để lại. Thân mọc thẳng, cao 30- 50cm, thường lụi vào mùa khô. Lá kép chân vịt, gồm 2- 3 cái mọc vòng. Lá chét, 5- 7 cái dài, xẻ thuỳ không đều, mép có răng cưa, có lông. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Quả mọng, khi chín màu đỏ, chứa 1- 2 hạt. Các loài Panax vietnamensis Ha et Grushv. và Panax stipuleanatus Tsai et Feng. cũng được dùng.

                            MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 8.
                            PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh, hiện đã trở nên cực hiếm.
                            BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch ở những cây lâu năm. Phơi hoặc sấy khô.
                            THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Củ có Polyacetylen, Saponin, acid oleanolic...
                            CÔNG DỤNG: Làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, xanh xao, gầy yếu nhất là đối với những phụ nữ sau khi đẻ. Còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô sinh: ngày 5- 6g dạng thuốc bột hoặc rượu thuốc.
                            Chú ý: Các loài sâm mọc tự nhiên kể trên là những cây thuốc đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam. Cần chú ý bảo vệ và trồng thêm.
                            Last edited by 470525; 30-12-2008, 10:19 PM.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • Giả nhấn sâm

                              GIẢ NHẤN SÂM, tam thất, sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán.
                              PANAX PSEUDO-GINSENG Wall. ARALIACEAE
                              MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Phần trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông. Thân rễ dạng củ, thân mang lá mọc thẳng, cao 30- 50cm. Lá kép chân vịt, có cuống dài, mọc vòng, gồm 5- 7 lá chét, mép khía răng, có lông cứng ở gân hai mặt. Hoa màu lục vàng nhạt, mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Hạt màu trắng. Loài Panax notoginseng được trồng nhiều ở Trung Quốc, có tên là Tam thất.

                              MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 8-10.
                              PHÂN BỔ: Cây đã từng được nhập trồng ở vùng núi cao, thuộc tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng.
                              BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hoạch ở những cây đã trồng từ 4 đến 5 năm trở lên. Phơi hoặc sấy khô.
                              THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa saponin triterpen (saponin A, B, C, D); acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, oxyprolin, histidin, lysin, cystein; các chất vô cơ: Fe, Ca.
                              CÔNG DỤNG: Cầm máu, hành ứ, chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau đẻ huyết hôi không ra, tụ máu trong mắt, chảy máu cam, thấp khớp, sưng tấy, ứ huyết do chấn thương. Thuốc bổ, chữa thiếu máu, suy nhược, làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Ngày 4- 6g củ khô tán bột, sắc, cao lỏng uống.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • Thuốc phiện

                                THUỐC PHIỆN, a phiến, a phù dung, anh túc, cây thẩu, lảo phèn (Tày), co khoắn nhẹng (Thái), chừ gia dính (H’mông).
                                PAPAVER SOMNIFERUM L. PAPAVER SOMNIFERUM L.
                                MÔ TẢ: Cây cỏ, sống 1 năm, cao hơn 1m. Thân mảnh, nhẵn. Lá mọc so le, không cuống, gốc lá rộng ôm lấy thân, chia thuỳ và răng cưa không đều. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc riêng lẻ ở ngọn thân, có cuống dài. Quả nang, hình cầu có khía dọc. Hạt nhỏ màu đen.

                                MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5.
                                PHÂN BỔ: Cây được trồng ở các tỉnh vùng núi cao; nay không được trồng nữa.
                                BỘ PHẬN DÙNG: Nhựa, chích ở vỏ quả vào đầu mùa hạ. Cô đặc. Vỏ quả sau khi đã lấy nhựa, phơi khô, gọi là cù túc xác, anh túc xác.
                                THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong nhựa có alcaloid: Morphin, codein, thebain, narcotin, narcein, papaverin; các acid hữu cơ: meconic, lactic, malic, tartric, citric, acetic, succinic. Ngoài ra còn protein, acid amin, dextrosa, pectin.
                                CÔNG DỤNG: Giảm đau, gây ngủ, chữa ho, đau bụng, ỉa chảy, làm dễ thở trong suy tim. Dùng dạng bột, nhựa, cao, cồn thuốc, ngày 0,005- 0,02g tính theo hàm lượng morphin. Không dùng quá 7 ngày. Anh túc xác chữa ho lâu ngày, ho gà, ỉa chảy. Ngày 4- 8g.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X