Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những cay thuốc và tác dụng (Sưu tầm)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    RẺ QUẠT, xạ can

    RẺ QUẠT, xạ can, lưỡi dòng, co quat phi (Thái).
    BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC. IRIDACEAE
    MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra, phẳng. Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có cạnh; nhiều hạt màu đen bóng.


    MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 10.
    PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, để làm thuốc và làm cảnh.
    BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.
    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin.
    CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn: Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.

    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #32
      Hoàng liên gai

      HOÀNG LIÊN GAI, hoàng mù, hoàng mộc, tiểu la tán, tiểu nghiệt
      BERBERIS WALLICHIANA DC. BERBERIDACEAE
      MÔ TẢ: Cây bụi cao 2 - 3m. Gỗ thân và rễ màu vàng. Cành có gai chẽ ba mọc dưới các cụm lá. Lá thuôn nhọn, cứng, mặt trên bóng mọc tụ tập 3 - 5 cái, mép khía răng nhọn sắc. Hoa nhỏ màu vàng mọc ở giữa các cụm lá. Quả mọng, màu đỏ sau đen. Hạt nhỏ. Ở Việt Nam còn có loài Berberis julianae Schneid. cũng được dùng.

      MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4; Quả: Tháng 5-12.
      PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh.
      BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin.
      CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên, bột. Rễ ngâm rượu ngậm chữa đau răng, uống chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Còn là nguyên liệu để chiết suất berberin.
      Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quý hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam.

      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #33
        TRẮC BÁ, trắc bách diệp,

        TRẮC BÁ, trắc bách diệp, bá tử, co tồng péc (Thái).
        BIOTA ORIENTALIS (L.) Endl. CUPRESSACEAE
        MÔ TẢ: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt, hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình trứng.

        MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 9.
        PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.
        BỘ PHẬN DÙNG: Lá và nhân hạt. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, bỏ vỏ, lấy nhân hạt phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu.
        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có l-borneol, bornyl acctat, α-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin, myricetin caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa saponosid.
        CÔNG DỤNG: Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho: Ngày 8-12g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân hạt chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón: Ngày 4 - 12g dạng bột viên.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #34
          NHỘI, quả cơm nguội,

          NHỘI, quả cơm nguội, mạy phat (Tày), xích mốc, bích hợp, trọng dương mộc.
          BISCHOFIA TRIFOLIATA (Roxb.) Hook.f. EUPHORBIACEAE
          MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 15 - 20m. Lá có cuống dài, mọc so le, gồm 3 lá chét, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu.

          MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả : Tháng 6 - 8.
          PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy bóng mát.
          BỘ PHẬN DÙNG: Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 - 5. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa vitamin C và tanin.
          CÔNG DỤNG: Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do trùng roi, mụn nhọt, lở loét: Lá và ngọn non nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20-40g lá khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng.

          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #35
            ĐẠI BI, từ bi

            ĐẠI BI, từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày).
            BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE
            MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm.

            MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8.
            PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi.
            BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor.
            THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D-camphor, cineol.
            CÔNG DỤNG: Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 - 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm; giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #36
              GAI, cây lá gai,

              GAI, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâư pán (Tày), hạc co pán (Thái).
              BOEHMERIA NIVEA (L.) Gaud. URTICACEAE
              MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.

              MÙA HOA QUẢ: Tháng 11 - 2.
              PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc.
              BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô.
              THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.
              CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.


              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #37
                Sầu đâu rừng

                SẦU ĐÂU RỪNG
                TỀ THÁI, cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại.
                CAPSELLA BURSA-PASTORIS (L.) Medik. BRASSICACEAE
                MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30cm. Lá ở gốc, có cuống, mọc sát mặt đất, mép xẻ thùy và khía răng không đều. Lá ở trên không cuống, mọc ôm lấy thân, mép khía răng nhỏ, thưa. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, khi khô tự mở ở cuống. Hạt nhỏ, nhiều.

                MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8.
                PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở bãi sông và ruộng bỏ hoang.
                BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái vào mùa hạ. Phơi khô
                THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa alcaloid bursin; cholin, diosmin; các acid: thiocyanic, citric, malic, fumaric, tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, inositol, saponin, rhamnoglucosid hyssopin.
                CÔNG DỤNG: Thuốc cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt, đái ra dưỡng trấp. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cồn thuốc. Ngoài ra, rễ và hạt làm sáng mắt, hoa chữa lỵ lâu ngày.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #38
                  MUỒNG TRÂU, cây lác.


                  CASSIA ALATA L. CAESALPINIACEAE
                  MÔ TẢ: Cây bụi, cao đến 3m, phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 - 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở 2 bên dìa. Hạt nhiều, màu đen.

                  MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-6: Quả : Tháng 7-10.
                  PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi và trung du. Còn được trồng làm cảnh.
                  BỘ PHẬN DÙNG: Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 - 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô.
                  THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein.
                  CÔNG DỤNG: Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Lá dùng dưới dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy: 15 - 20g sắc uống.

                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #39
                    THẢO QUYẾT MINH, muồng ngủ,đậu ma, lạc trời, muồng lạc,

                    nhả lá mứn (Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na).
                    CASSIA TORA L. CAESALPINIACEAE
                    MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30 -90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 -3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng.

                    MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 8.
                    PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung thành đám ở các bãi cỏ ven đường đi, ven đồi ở trung du và miền núi.
                    BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng.
                    THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol.
                    CÔNG DỤNG: Hạt dùng sống có tác dụng nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, ra nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm.

                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #40
                      DỪA CẠN, bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa,

                      phjặc pót đông (Tày).
                      CATHARANTHUS ROSEUS(L.) G. Don APOCYNACEAE
                      MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 30 - 80 cm. Thân màu đỏ hồng, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng ngược. Hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Hoa màu hồng hay trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hai đại, thuôn , hơi choãi ra. Hạt nhỏ nhiều, màu nâu đen.

                      MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -10.
                      PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng ven biển. Còn được trồng làm cảnh và dược liệu xuất khẩu.
                      BỘ PHẬN DÙNG: Lá, rễ. Lá thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái vào cuối thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
                      THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa các alcaloid : serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin.
                      CÔNG DỤNG: Chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, đái đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8g lá dạng thuốc sắc, cao lỏng. Hiện nay, nhiều alcaloid được chiết ra từ lá có tác dụng chữa bệnh bạch cầu, và từ rễ làm giãn mạch máu não, chữa huyết áp cao.

                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #41
                        Rau má,

                        RAU MÁ, phắc chèn (Tày), tích tuyết thảo, liên tiền thảo.
                        CENTELLA ASIATICA (L.) Urb. APIACEAE
                        MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.


                        MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.
                        PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, mát ở khắp nơi.
                        BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
                        THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa ; vitamin C.
                        CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da , đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30-40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #42
                          Mướp sát,

                          MƯỚP SÁT, hải qua tử
                          CERBERA MANGHAS L. APOCYNACEAE
                          MÔ TẢ: Cây gỗ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá hình mác thuôn, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng.

                          MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10.
                          PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng ven biển và hải đảo.
                          BỘ PHẬN DÙNG: Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc.
                          THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa glucosid: Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin.
                          CÔNG DỤNG: Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim . Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #43
                            Dầu giun

                            DẦU GIUN, cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất.
                            CHENOPODIUM AMBROSIOIDES L. CHENOPODIACEAE
                            MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ, màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt.


                            MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -7.
                            PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung chủ yếu ở các bãi sông.
                            BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5-6, lúc cây có hoa; cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, không để lâu.
                            THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu ( lá: 0,3-0,5%, hạt: 1,00%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson.
                            CÔNG DỤNG: Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30 ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #44
                              CÚC HOA VÀNG, kim cúc,

                              CÚC HOA VÀNG, kim cúc, dã cúc, cam cúc, khổ ý, biooc kim (Tày).
                              CHRYSANTHEMUM INDICUM L. ASTERACEAE
                              MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-50 cm. Thân có khía rãnh. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng mọc thành ngù ở kẽ lá hoặc đầu cành. Còn có loài cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium Ram.) cũng được dùng.

                              MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-12.
                              PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc.
                              BỘ PHẬN DÙNG: Hoa. Thu hái vào tháng 9 - 10, quây cót, xông sinh 2-3 giờ. Đem nén nặng 1 đêm để chảy hết nước đen. Phơi 3-5 nắng đến khô.
                              THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hoa có glucosid chrysanthemin, thuỷ phân cho glucosa và cyanidin ; stachydrin, tinh dầu, vitamin A. Hạt chứa dầu bán khô 15,8%.
                              CÔNG DỤNG: Hoa làm thuốc chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt khô tròng, mắt mờ, huyết áp cao, mụn nhọt, sưng tấy.Uống nhiều trẻ lâu. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, dạng trà; dùng riêng hay phối hợp với cây khác. Dùng ngoài để rửa, đắp mụn nhọt.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • #45
                                Cẩu tích,

                                CẨU TÍCH, culy, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao)
                                CIBOTIUM BAROMETZ (L.) J. Sm. ****SONIACEAE
                                MÔ TẢ: Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt.

                                MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10 (mùa có bào tử).
                                PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, gần bờ khe suối ở vùng núi.
                                BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 - 10cm, phơi hay sấy khô.
                                THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố.
                                CÔNG DỤNG: Làm thuốc chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dùng để đắp cầm máu vết thương.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X