Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Ké đầu ngựa
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay thực thể gây ra. Có thể do nhiễm lạnh, ngoài ra còn do sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương do tai nạn giao thông. Thông thường, liệt do chấn thương thường là kéo dài, khó khỏi. Những bài thuốc sau đây chỉ áp dụng cho liệt dây thần kinh số VII do lạnh, do nhiễm trùng hoặc do ứ huyết.
1. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh. Y học phương Đông gọi là trúng phong kinh lạc. Biểu hiện của bệh thường gặp là sau khi gặp mưa, giá lạnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng với bên mắt, uống nước là trào ra, không huýt sáo được.
Bài thuốc:
Ké đầu ngựa 12g
Kê huyết đằng 12g
Ngưu tất 12g
Nghệ 8g
Quế chi 8g
Vỏ quýt 8g
Bạch chỉ 8g
Củ ấu 8g
Sắc uống ngày 1 thang.
2. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng. Y học phương đông gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện: giống như liệt mặt do lạnh chỉ khác ở chỗ toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng. Khi hết sốt thì bị liệt.
Bài thuốc:
Kim ngân hoa 16g
Ké đầu ngựa 12g
Xuyên khung 12g
Đan sâm 12g
Bồ công anh 16g
Rễ cỏ xước 12g
Củ khúc khắc 12g
Ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi méo miệng.
3. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do ứ huyết.
Biểu hiện như liệt mặt do lạnh nhưng xuất hiện sau một sang chấn như ngã, sau khi mổ ở phần hàm mặt, xương chũm.
Bài thuốc:
Đan sâm 12g
Nghệ 8g
Xuyên khung 12g
Chỉ xác 6g
Rễ cỏ xước 12g
Vỏ quýt 6g
Tô mộc 8g
Củ ấu 6g
Ngày sắc uống 1 thang. Uống liên tục 15 thang.
Đa số liệt dây thần kinh số VII ngoại biên dùng thuốc đông y và châm cứu đều khỏi hẳn. Liệt do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn nhưng đều cho kết quả khả quan. Qua các ca điều trị, thường bệnh nhân ban đầu luôn có tâm trạng bị quan, chỉ sau 7-10 ngày mọi việc đã ổn. Hy vọng với những bài thuốc này người bị liệt mặt do liệt dây VII ngoại biên có thể tự chữa ở nhà được.
Theo cimsi.org.vn
Ké đầu ngựa
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay thực thể gây ra. Có thể do nhiễm lạnh, ngoài ra còn do sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương do tai nạn giao thông. Thông thường, liệt do chấn thương thường là kéo dài, khó khỏi. Những bài thuốc sau đây chỉ áp dụng cho liệt dây thần kinh số VII do lạnh, do nhiễm trùng hoặc do ứ huyết.
1. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh. Y học phương Đông gọi là trúng phong kinh lạc. Biểu hiện của bệh thường gặp là sau khi gặp mưa, giá lạnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng với bên mắt, uống nước là trào ra, không huýt sáo được.
Bài thuốc:
Ké đầu ngựa 12g
Kê huyết đằng 12g
Ngưu tất 12g
Nghệ 8g
Quế chi 8g
Vỏ quýt 8g
Bạch chỉ 8g
Củ ấu 8g
Sắc uống ngày 1 thang.
2. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng. Y học phương đông gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện: giống như liệt mặt do lạnh chỉ khác ở chỗ toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng. Khi hết sốt thì bị liệt.
Bài thuốc:
Kim ngân hoa 16g
Ké đầu ngựa 12g
Xuyên khung 12g
Đan sâm 12g
Bồ công anh 16g
Rễ cỏ xước 12g
Củ khúc khắc 12g
Ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi méo miệng.
3. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do ứ huyết.
Biểu hiện như liệt mặt do lạnh nhưng xuất hiện sau một sang chấn như ngã, sau khi mổ ở phần hàm mặt, xương chũm.
Bài thuốc:
Đan sâm 12g
Nghệ 8g
Xuyên khung 12g
Chỉ xác 6g
Rễ cỏ xước 12g
Vỏ quýt 6g
Tô mộc 8g
Củ ấu 6g
Ngày sắc uống 1 thang. Uống liên tục 15 thang.
Đa số liệt dây thần kinh số VII ngoại biên dùng thuốc đông y và châm cứu đều khỏi hẳn. Liệt do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn nhưng đều cho kết quả khả quan. Qua các ca điều trị, thường bệnh nhân ban đầu luôn có tâm trạng bị quan, chỉ sau 7-10 ngày mọi việc đã ổn. Hy vọng với những bài thuốc này người bị liệt mặt do liệt dây VII ngoại biên có thể tự chữa ở nhà được.
Theo cimsi.org.vn
Comment