Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nghệ và mật ong chữa bệnh loét dạ dày

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghệ và mật ong chữa bệnh loét dạ dày

    Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.


    Nghệ và mật ong chữa bệnh
    Ảnh: homemart.com.vn

    Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật o­ng.


    Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng... với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.


    Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật o­ng. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.


    Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật o­ng; chẳng hạn như thuốc viên "Mật o­ng nghệ" (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc "Melamin" (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật) của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ - mật o­ng nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.


    BS Vũ Hướng Văn, Sức Khoẻ & Đời Sống
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Gạo nếp chữa viêm loét dạ dày - tá tràng

    Các vấn đề ở đường tiêu hóa như nôn mửa không dứt, loét dạ dày tá tràng, nghẹn, nặng bụng... có thể được khắc phục bằng gạo nếp. Theo y học cổ truyền, loại lương thực này có tác dụng bổ tỳ vị.


    Chữa nôn mửa không dứt: Gạo nếp 20 g, sao vàng phối hợp với gừng tươi 3 lát giã nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Hoặc gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12 g, bán hạ 6 g, cam thảo 4 g, nấu nước uống.


    Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: Gạo nếp, mai mực, cam thảo, hàn the phi, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi thứ 50 g, làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 20-30 g với nước ấm. Dùng nước sắc đặc gạo nếp rang uống thay nước trong ngày để chống mất nước, háo khát trong trường hợp tiêu chảy.


    Gạo nếp thổi xôi là thức ăn - vị thuốc cần thiết cho người yếu dạ, nhất là người bị đau loét dạ dày không ăn được cơm tẻ.


    Xôi nếp giã nát là chất phụ gia cùng với nhiều vị thuốc khác dùng đắp bó gãy xương rất tốt.


    Để làm các loại thuốc viên, hoàn, người ta sử dụng bột gạo nếp như một chất kết dính dưới dạng hồ. Cơm nếp hoặc cháo gạo nếp trộn với bột mầm hạt lúa mạch theo tỷ lệ 10/1, giữ ở nhiệt độ 70 độ C trong 12 giờ, rồi ép lọc bỏ bã, cô ngay đến độ cao mềm sẽ được kẹo mạch nha; nếu trộn với bột mầm hạt thóc tẻ lại được kẹo mạ. Cả hai sản phẩm này đều được dùng làm thuốc bổ tỳ, mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa, nhuận phổi, lợi sữa.


    Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa, có tác dụng làm “mát ruột” cho những trường hợp “nặng bụng”; nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò lợn, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung có tật là món ăn - vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa. Nước cháo gạo nếp lại là thức ăn rất tốt để nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.



    Cám gạo nếp có chất phytin được dùng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn dưới dạng chè (cám gạo nếp nấu với đậu đỏ và đường) hoặc dạng cháo (cám gạo với ý dĩ nấu ăn).


    Ngoài ra, nước vo gạo đặc cũng được dùng để chế biến các dược liệu, làm cho tính dược của thuốc được êm dịu, bớt háo nóng, giảm độc tính.


    DS. Hữu Bảo, Sức Khỏe & Đời Sống
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Nước ép bắp cải chữa loét dạ dày và ung thư

      Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước bắp cải ép.



      Bắp cải
      Ảnh: jupiterimages.com

      Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.



      Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.


      Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:


      Chữa dạ dày: Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.


      Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...


      Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.


      Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.


      Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.


      Theo Sức Khỏe & Đời Sống
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment

      Working...
      X