Con cóc có tên khoa học là bufonidae. Thịt và nhựa cóc được dùng trong đông y từ nhiều đời nay.
Thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao (ảnh: B.T)
Thịt cóc có hàm lượng đạm rất cao (>50%) và có nhiều acid amin. Trong đông y thường dùng để điều trị cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít teo, ỉa khắm, đái khai). Nhựa (hay mủ) cóc còn gọi là thiềm tô, rất độc nhưng lại là thành phần chính vị thuốc Lục thần hoàn và cũng được dùng để trị các chứng ung độc, đầu đinh, hậu bối. Nhựa cóc nằm trong các nốt sần trên khắp bề mặt da của cóc, tập trung nhiều nhất ở 2 hạch ở phía trên mang tai.
Trứng cóc cũng rất độc, ăn phải sẽ tử vong và cũng chưa thấy ai sử dụng làm thuốc. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách chế biến và sử dụng thịt cóc sao cho an toàn. Bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng hướng dẫn cách làm sau:
Chọn những con cóc to (khoảng 80-100 gr) màu xám hay vàng (không dùng những con có mắt đỏ, gọi là cóc tía, vì loại này rất độc) rửa sạch, để khô. Dùng dao sắc chặt bỏ đầu (phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), chặt bỏ cả 4 bàn chân, lột da (nên lột trong chậu nước hay dưới vòi nước để tránh nhựa không dính vào thịt và không văng vào mắt). Dùng dao nhọn khoét bỏ hậu môn (nằm phía cuối xương cùng), nếu để sót cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi loại bỏ hết ruột gan, nhất là trứng, thả vào chậu nước muối (20-30 gr/1 lít nước), ngâm khoảng 60 phút, vớt vào rổ, để thật ráo. Để lấy hết thịt, cách làm như sau: cho cóc (đã lột sạch và vứt bỏ hết nội tạng) vào chậu, ngâm nước sôi để chừng 5-10 phút, thịt cóc sẽ co lại, vớt ra tuốt hết thịt để làm ruốc (giống như cách làm với thịt lợn, thịt bò…) hoặc rang dòn tán thành bột mịn.
Chỉ định dùng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người già yếu, mới ốm dậy… Trẻ nhỏ: 15 gr (tương đương với 3 thìa cà phê) chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), quấy đều trong bát cháo hay bột. Người lớn: 30 gr (tương đương 3 thìa canh nhỏ) cũng chia làm 3 lần trong ngày. Thịt cóc, đặc biệt là ruốc (hay bột) rất thơm ngon, trẻ rất thích ăn. Mỗi đợt dùng chừng 10 con, sau đó nghỉ 7-10 ngày rồi dùng tiếp đợt hai hay đợt ba, tùy vào tình trạng bệnh nhân và điều kiện cho phép.
Cần lưu ý: thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng không nên vì thế mà lạm dụng hoặc dùng quá nhiều, đặc biệt là không nên chế biến thành món nhậu, vì ăn nhiều có thể đi tiểu ra máu. Việc chế biến Lục thần hoàn và các loại cao dán từ nhựa cóc chỉ nên làm bởi các nhà chuyên môn, có hiểu biết sâu sắc về thuốc nói chung và đông dược nói riêng.
Bảo Trân
Thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao (ảnh: B.T)
Thịt cóc có hàm lượng đạm rất cao (>50%) và có nhiều acid amin. Trong đông y thường dùng để điều trị cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít teo, ỉa khắm, đái khai). Nhựa (hay mủ) cóc còn gọi là thiềm tô, rất độc nhưng lại là thành phần chính vị thuốc Lục thần hoàn và cũng được dùng để trị các chứng ung độc, đầu đinh, hậu bối. Nhựa cóc nằm trong các nốt sần trên khắp bề mặt da của cóc, tập trung nhiều nhất ở 2 hạch ở phía trên mang tai.
Trứng cóc cũng rất độc, ăn phải sẽ tử vong và cũng chưa thấy ai sử dụng làm thuốc. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ giới thiệu cách chế biến và sử dụng thịt cóc sao cho an toàn. Bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y Lâm Đồng hướng dẫn cách làm sau:
Chọn những con cóc to (khoảng 80-100 gr) màu xám hay vàng (không dùng những con có mắt đỏ, gọi là cóc tía, vì loại này rất độc) rửa sạch, để khô. Dùng dao sắc chặt bỏ đầu (phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), chặt bỏ cả 4 bàn chân, lột da (nên lột trong chậu nước hay dưới vòi nước để tránh nhựa không dính vào thịt và không văng vào mắt). Dùng dao nhọn khoét bỏ hậu môn (nằm phía cuối xương cùng), nếu để sót cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi loại bỏ hết ruột gan, nhất là trứng, thả vào chậu nước muối (20-30 gr/1 lít nước), ngâm khoảng 60 phút, vớt vào rổ, để thật ráo. Để lấy hết thịt, cách làm như sau: cho cóc (đã lột sạch và vứt bỏ hết nội tạng) vào chậu, ngâm nước sôi để chừng 5-10 phút, thịt cóc sẽ co lại, vớt ra tuốt hết thịt để làm ruốc (giống như cách làm với thịt lợn, thịt bò…) hoặc rang dòn tán thành bột mịn.
Chỉ định dùng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người già yếu, mới ốm dậy… Trẻ nhỏ: 15 gr (tương đương với 3 thìa cà phê) chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), quấy đều trong bát cháo hay bột. Người lớn: 30 gr (tương đương 3 thìa canh nhỏ) cũng chia làm 3 lần trong ngày. Thịt cóc, đặc biệt là ruốc (hay bột) rất thơm ngon, trẻ rất thích ăn. Mỗi đợt dùng chừng 10 con, sau đó nghỉ 7-10 ngày rồi dùng tiếp đợt hai hay đợt ba, tùy vào tình trạng bệnh nhân và điều kiện cho phép.
Cần lưu ý: thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng không nên vì thế mà lạm dụng hoặc dùng quá nhiều, đặc biệt là không nên chế biến thành món nhậu, vì ăn nhiều có thể đi tiểu ra máu. Việc chế biến Lục thần hoàn và các loại cao dán từ nhựa cóc chỉ nên làm bởi các nhà chuyên môn, có hiểu biết sâu sắc về thuốc nói chung và đông dược nói riêng.
Bảo Trân
Comment