Pháp y - mổ tử thi
Cái chết không có điểm rõ rệt nào ; đó không phải là một khoảnh khắc, mà là một tiến trình biến đổi dần gồm nhiều giai đoạn khác nhau, thời điểm mà ngưỡng của trạng thái vĩnh viễn không hồi phục. Hay nói khác đi, công việc sinh học tương ứng với tiến trình chết dưạ trên sự tồn tại của một trạng thái tới hạn thoáng qua mà những giới hạn về thời gian vẫn không chắc chắn.
Việc xác định cái chết đang diễn ra một cách hạn định. Sau khi ngưng hô hấp, rồi ngưng tim, cuối cùng là tiêu chuẩn của chết não. Đến mức ngày nay người ta chia ra làm nhiều loại chết : chết lâm sàng, chết não, chết sinh lý và chết sinh học,...
Phải chăng ở một vũ trụ khác, nơi mà ở đó có nhiều dạng ý thức khác nhau, và có nhiều mức độ về ý thức khác nhau? Nếu điều đó là thật, thì khi đó cái chết chỉ là một sự thay đổi về mức độ ý thức.
Về mặt tâm thần học, thì cái chết được định nghiã như: «trạng thái mà ở đó con người không thể quay ngược lại được».
Vậy cái chết bắt đầu như thế nào ?
Người ta có thể xem tất cả những sinh vật sống như được cấu tạo từ những chất không phải sống theo một cách đặc biệt, nhưng mọi giai đoạn giữa sự sống và cái chết dường như tồn tại.
Thậm chí tác giả L. Watson đề nghị một tên gọi «trạng thái vô thức», đây là trạng thái không thể xác định được giữa sự sống và cái chết.
Một tổ chức phức tạp như con người, thì quá trình chết sinh học xảy ra từ từ : nếu tim ngừng đập, ngừng thở, não ngừng hoạt động …nếu các mối liên kết thần kinh không còn nữa, thì chuyển hoá của nhiều tế bào vẫn còn tiếp tục trong một thời gian. Do đó nếu như toàn bộ cơ thể chết đi, nhưng một số phần tử bên trong cơ thể vẫn tiếp tục còn sống một cách riêng lẽ và tự động… vậy thì cái chết bắt đầu ở đâu ?
Dù nguyên nhân gây ra cái chết là gì đi chăng nữa như chết ngạt ( ngạt thở, xiết cổ, liệt hô hấp...), ngất(ngưng tim, xuất huyết...), hôn mê (do ngộ độc, chấn thương sọ não, do thuốc...) Những dấu hiệu cho biết cái chết xuất hiện dần dần như : hạ thân nhiệt, cơ thể cứng đờ, tím( thường sau 12 giờ), mất nước, thối rữa...Người ta nhận thấy rằng có sự chuyển biến rõ rệt từ sự sống sang cái chết, đầu tiên xuất hiện ở một số cơ quan, sau đó toàn bộ cơ thể.
Những dấu hiệu lâm sàng được coi như là chết ( như ngừng hô hấp, ngừng tim, ngừng hoạt động của não...) thật ra đây chỉ là những dấu hiệu âm tính của sự sống, và chỉ trở thành cái chết khi những dấu hiệu này vĩnh viễn không hồi phục.
Một người thôi miên họ có thể tự làm cho ngưng thở, ngưng tim và hạ thân nhiệt thoáng qua mà không ảnh hưởng gì. Những tu sĩ ngồi thiền có thể giảm 20% mức tiêu thụ oxy khi họ đang tĩnh tại, những người tập yoga môn hathayoya họ có thể điều khiển cho tim và hô hấp ngừng hoạt động đến 10 phút theo ý muốn. Người ta nhận thấy có những trường hợp sống sót sau khi thân nhiệt hạ xuống còn 24°C.
Não ngừng hoạt động trên 6 phút là kể như không hồi phục, nhưng điều này không chính xác khi đo trên điện não đồ(EEG). Người ta biết rằng hoạt động bình thường của não đòi hỏi phải có một sự kích thích võ não liên tục bằng những xung động thần kinh, mà những xung động này phụ thuộc vào luồng thông tin được truyền liên tục từ những giác quan; nếu như những xung động này trở nên quá hạn chế hay quá đơn điệu, thì cách ứng xử của bộ não sẽ trở nên bất thường. Loài người chỉ « sống tốt » khi ở trong môi trường luôn thay đổi( và thường đó là vấn đề của những người già sống cô độc hay bị bỏ rơi).
Trạng thái “vô thức"
Lyall Watson đã đưa ra từ này để nói lên trạng thái trung gian giữa sự sống và cái chết, trạng thái vô định trong đó các tế bào đã mất đi sự nhận diện của loài, mà trước đây vốn thuộc đặc tính chuyển hoá của mình khi còn sống..
Những tế bào này thật sự không còn sống nữa, vì chúng thiếu đặc tính tổ chức của loài, và những tế bào này thật sự không chết vì nó vẫn còn hoạt động. Chính trong trường hợp chất liệu đã chết, thay thế một chức năng cho trước ở một cơ thể sống ( như lông, giác mạc, móng)
Vì vậy cái chết là một ranh giới khó xác định và thay đổi.
Sự mất ý thức
Một khi sinh vật chết đi, chúng phải nếm qua « một cái gì đó » : ở đó «chúng không còn là chúng nữa », cái nhìn của chúng trở nên vô hồn… Thân xác sẽ biến mất sau này, và thể xác này chỉ là chất liệu cấu tạo nên sinh vật, chỉ có dạng vật chất này là tồn tại. Nhưng sinh vật này sẽ tồn tại theo một cách khác, sự thông minh, tình cảm và sự «hiện hữu” của chúng…
Về mặt tâm lý và sinh học, người ta “cảm nhận được” cái chết, và ở loài vật cũng vậy. Ở loài động vật linh trưởng, ngay khi thành viên trong bầy của chúng chết, thì những con còn lại trong bầy cũng “cảm nhận được” cái chết..
BS.Phùng Hoàng Đạo
Comment