Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

10 loại phẫu thuật thẩm mỹ nên tránh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 10 loại phẫu thuật thẩm mỹ nên tránh

    Ngày càng nhiều phụ nữ sẵn lòng bỏ tiền để "mua" sắc đẹp bằng dao kéo, nhưng chính các bác sĩ thẩm mỹ cũng khuyến cáo một số quy trình tiềm ẩn nguy cơ. Dưới đây là 10 loại phẫu thuật thẩm mỹ nên tránh xa.

    1. Làm tan mỡ bằng hóa chất

    Trong kỹ thuật này, người ta dùng kim mảnh tiêm vào cơ thể một hợp chất, giúp hòa tan các khối mỡ ương bướng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Malcolm Roth, giám đốc phẫu thuật tạo hình tại Trung tâm Y tế Maimondes ở Brooklyn, New York, các hóa chất này không an toàn khi tiêm vào cơ thể. Và điều gì xảy ra với khối mỡ đó, cũng như chúng đã biến đi đâu? Chẳng ai biết cả. Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ thưc hiện kỹ thuật này đều không được đào tạo bài bản về phẫu thuật tạo hình, thậm chí bác sĩ nha khoa đôi khi cũng nhảy vào cuộc.

    2. Phẫu thuật chân thẩm mỹ để có dáng đi sexy hơn

    Những ai từng yêu cầu làm đẹp từ đầu tới ngón chân chắc không xa lạ với loại phẫu thuật này - bao gồm một loạt các quy trình tiểu phẫu xâm lấn để tạo ra dáng chân sexy, như tạo gót tròn, hay thay đổi toàn bộ dáng chân. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, sưng ngón chân lâu dài, thậm chí đau chân kinh niên khi bước đi.

    3. Bơm gel để làm mọng môi, xóa nếp nhăn trên mặt

    Hầu hết các gel làm đầy cơ thể này có tính tạm thời, nghĩa là sau một thời gian nào đó, chúng sẽ hấp thụ vào trong cơ thể và kết quả của phẫu thuật trở về bằng không. Chúng bao gồm các collagen tự nhiên, cũng như một số gel mới như axit hyaluronic.

    Tuy nhiên, một số loại gene được thiết kế để gắn vĩnh viễn vào cơ thể (như silicone), phục vụ những người chỉ muốn phẫu thuật 1 lần cho xong. Loại gel này có thể dẫn tới vài biến chứng, như bám chặt vào mô và có xu hướng "trôi giạt", dẫn tới biến dạng bộ phận cấy. Hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu là sản phẩm của một bác sĩ vụng.

    4. Bơm ngực

    Theo cách truyền thống, các bác sĩ sẽ lấy mỡ ở mông hoặc đùi để đắp vào vùng ngực, làm ngực to ra. Họ lý luận rằng vì cả hai chất liệu này đều thuộc về cùng một người, nên sẽ an toàn cho người bệnh. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật tạo hình Mỹ cho rằng nó vẫn nguy hiểm vì nguy cơ khối mỡ cấy vào bị vôi hóa, tạo ra những khối sẹo lớn trong mô ngực. Sự vôi hóa này cũng có thể che khuất hoặc đánh lừa sự có mặt của các khối u vú.

    Gần đây hơn, người ta sử dụng các túi gel nhân tạo để độn ngực. Một số bác sĩ cũng lo ngại kỹ thuật này cũng gây khó khăn cho việc chụp ảnh phát hiện u vú.

    5. Phẫu thuật kéo dài chân

    Trong kỹ thuật này, người ta phải đập gãy một hoặc cả hai chân, sau đó dùng các vít và nẹp sắt, từ từ kéo xương ra. Suốt quá trình kéo dài vài tháng đến cả năm này, bệnh nhân phải chịu đau đớn, tốn kém. Nó chỉ thích hợp với người quá lùn, và cũng được bác sĩ khuyến cáo nên tránh xa nếu bạn coi đó là cách làm đẹp.

    6. Cấy làm nở mông

    Trong khi nhiều người mải miết tập thể dục và ăn kiêng triệt để để có vòng 3 thon nhỏ, thì cũng có những người khác tìm cách phẫu thuật để có bàn tọa to, tròn hơn.

    Trong kỹ thuật này, bệnh nhân thường được cấy các miếng silicone cứng, nằm dưới các sợi cơ mông. Kết quả là họ có vòng ba tròn trịa phì nhiêu hơn. Nhưng kết quả này thường đi kèm với cái giá không nhỏ, đó là tỷ lệ mắc tai biến cao, trong đó có nguy cơ nhiễm trùng. Đó là vì để giấu vết sẹo, các bác sĩ thường đặt vết mổ ở giữa mông, gần với hậu môn, nơi có nhiều vi khuẩn. Hơn nữa, đây là vùng bạn ngồi lên suốt ngày, nên tỷ lệ gặp trục trặc là rất lớn.

    7. Xăm môi và mắt

    Cái giá phải trả cho việc bạn xăm mặt để đỡ công trang điểm mỗi sáng có thể chỉ là cơn ác mộng. Khu vực được xăm là những mô mềm mại nhất trên khuôn mặt, và chúng rất khó xóa. Nếu sau khi đã xăm rồi, thì dù có không thích, bạn sẽ vẫn mắc kẹt với nó.

    8. Thẩm mỹ làm đẹp mặt

    Tiến sĩ Gregory H. Branham, trợ lý giáo sư và là trường khoa phẫu thuật tái tạo và tạo hình mặt ở Đại học Washington tại Saint Louis, cho biết ông từng điều trị cho vài bệnh nhân muốn sửa lại các trục trặc trên mặt do những lần phẫu thuật trước kia, như hút mỡ mặt. Hậu quả của những lần phẫu thuật đó không tạo ra một khuôn mặt sexy hơn, mà thường là những cái hố sâu "kinh dị".

    Một kỹ thuật khác thường được dùng là lột da mặt bằng laser CO2, khiến da mặt bệnh nhân đỏ ửng, sần sùi và mất nhiều tuần mới lành lại được.

    9. Cấy nở ngực đồng thời chuyển vị trí của ngực

    Việc kết hợp đồng thời hai quy trình này trong một cuộc phẫu thuật sẽ khiến bạn có nguy cơ nhận nhiều biến chứng hơn.

    Đó là vì mục đích của hai loại phẫu thuật này trái ngược nhau. Trong khi phẫu thuật chuyển vị trí là loại bỏ bớt da thừa, làm ngực nhỏ lại, thì khi cấy nở ngực bác sĩ phải tìm cách kéo căng phần da còn lại để có thể chứa thêm phần ngực nở ra. Ngoài ra, bệnh nhân cũng đối mặt với các nguy cơ khác như trong mỗi phẫu thuật đơn lẻ, như nhiễm trùng, lộ phần cấy, ngực lệch nhau, mất cảm giác ở đầu vú...

    10. Bất kỳ loại phẫu thuật nào với bác sĩ không chuyên

    Không phải mọi bác sĩ đều được đào tạo cơ bản để thực hiện các loại phẫu thuật trên. Thực tế, nhiều người hành nghề mà chẳng có bằng cấp y khoa nào, và bạn sẽ biến mình thành nạn nhân nếu gặp phải bác sĩ đó. Vì vậy, đừng làm phẫu thuật ngay trước khi bạn biết mọi điều về vị bác sĩ mà mình phó thác.

    Thuận An (theo ABC)
Working...
X