Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Suy tim: Những điều cần biết

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Suy tim: Những điều cần biết



    Hầu như mọi người đều biết đến bệnh suy tim nhưng ít ai biết được một cách cặn kẽ về nó. Đây làm một trong những nguyên nhân khiến cho những người trên 65 tuổi phải nhập viện và là nguyên nhân của 35.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Pháp.

    Thế nào là suy tim?
    Quả tim không còn khỏe để đẩy máu vào động mạch một cách hiệu quả nhằm nuôi dưỡng các mô trong cơ thể giúp duy trì hoat động bình thường. Tim được xem như là một cái bơm để bơm máu đi khắp cơ thể và suy tim là khi cái bơm này không còn hoạt động tốt vì cơ tim (đặc biệt là tâm thất trái) đã mệt mỏi.

    Ta có thể thấy nhiều căn bệnh thuộc về tim làm cho chức năng co bóp bị suy yếu (chủ yếu là hậu quả của nhồi máu cơ tim). Chứng cao huyết áp bắt quả tim phải chịu áp lực quá tải, đó cũng là nguyên nhân chính gây ra suy tim.

    Ai dễ mắc chứng suy tim?

    Bệnh suy tim thường xảy ra ở những người tuổi ngoài 65 bị bệnh cao huyết áp, mất thăng bằng từ nhiều năm, những yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như đái tháo đường và cholesterol máu cao. Thường thì họ đã trải qua cơn đau tim. Người ta cũng ghi nhận được người còn rất trẻ cũng bị bệnh tim. Khi mà họ là nạn nhân của chứng nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm virus có liên quan đến tim. Cũng nên cẩn thận với việc lạm dụng rượu mạnh, rất có hại cho sức khỏe.

    Những dấu hiệu cần được báo động

    Khó thở vì gắng sức: Leo lên cầu thang hay chạy, đòi hỏi quả tim phải gắng sức thêm. Máu phải được bơm gấp 4 lần hơn lúc bình thường. Thế là quả tim không còn khả năng đảm nhận vai trò của mình nữa. Kết quả: phổi bị nghẽn và gây khó thở.

    Khó thở vào ban đêm: Ở tư thế nằm dài làm cho dịch tích tụ ở phổi. Trường hợp nghiêm trọng những vấn đề hô hấp có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

    Mệt bất thường: Mô của cơ quan không còn được cung cấp máu và oxy đầy đủ, từ đó làm cho thể chất và tinh thần mệt mỏi suốt cả ngày.

    Phù dưới mắt cá chân: Dịch trong cơ thể không còn được thận thải ra hoàn toàn và phần lớn tích tụ ở vùng thấp chân.

    Nhịp tim đập nhanh thường xuyên: Quả tim buộc phải đập nhanh hơn để đảm bảo cho máu lưu thông.

    Khi có những dấu hiệu trên, điều đầu tiên là không được chần chừ, phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tim để được siêu âm tim. Chẩn đoán sớm chứng suy tim nhằm tránh tai biến khi bệnh được phát hiện trong giai đoạn phù phổi cấp. Nếu cần thiết là nhập viện khẩn cấp.

    Người bị suy tim nên làm gì?

    Ngoài việc phải uống thuốc, người bị suy tim còn phải duy trì cuộc sống lành mạnh cho phù hợp.

    Giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn:

    Ăn mặn quá dễ bị phù thủng. Tốt nhất là nên giới hạn lượng muối từ 4-6g mỗi ngày (so với 12g như người bình thường), nên tránh dùng thức ăn đóng hộp, thịt nguội chế biến sẵn, các loại nước sốt sản xuất công nghiệp… Chỉ nên sử dụng loại nước khoáng có chứa dưới 100mg Sodium trong 1 lít.

    Biện pháp phòng ngừa

    - Giữ gìn quả tim: Trước hết tuân thủ những thói quen tốt của cuộc sống lành mạnh.

    - Ngưng hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá là không bao giờ trễ đối với người hút thuốc.

    - Cảnh giác khi lên cân nhanh: Buộc quả tim phải làm việc quá sức.

    - Theo dõi choleterol trong máu: Nên ăn nhiều rau quả và thức ăn ít lipít.

    - Giữ cho huyết áp và bệnh đái tháo đường được thăng bằng: Tuân theo cách điều trị một cách chuyên cần.

    - Điều trị đúng bệnh tim mạch: Dùng thuốc đúng liều lượng và đi khám bệnh thường xuyên.

    Làm dấu trên lọ muối thường và ngay cả đối với muối có trộn potassium (kali), ăn vào sẽ mang đến rất nhiều hậu quả tai hại.

    Tập thể dục thường xuyên: Vấn đề không phải là chạy marathon! Bác sĩ chuyên khoa tim khuyên chúng ta nên đi bộ hoặc bơi lội 30 phút/ngày, ít nhất ba buổi trong một tuần. Trước tiên hãy chấm dứt cái vòng luẩn quẩn do mệt mỏi và khó thở dần dần mất điều hòa nội môi và làm cho trương lực của cơ bắp mất đi. Tiếp theo, vì lợi ích của việc tập luyện là có thực: sức trương lực của động mạch được bình thường và những vấn đề tim mạch giảm đi.

    Việc tập luyện trở lại phải được thực hiện tuần tự với sự hỗ trợ chuyên nghiệp (trung tâm tái thích nghi về tim, thầy thuốc liệu pháp vận động).

    Theo đúng chỉ dẫn sử dụng thuốc:

    Việc điều trị chứng suy tim khá lâu dài, vì phải phối hợp với 3 loại thuốc (trong đó có thuốc lợi tiểu) nhưng đó là điều cần thiết để ngăn chặn sự thay đổi bất thường của bệnh. Cần theo dõi thường xuyên tình trạng của bệnh tim nhằm thay đổi cho phù hợp
Working...
X