Bạn vẫn thường được khuyên nên phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh nếu muốn có một sức khỏe tốt và thân hình như ý. Tuy nhiên, thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh? Đó còn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.
Hạn chế "nạp" các loại chất béo và carbohydrat
Như bạn đã biết, việc dư thừa các chất béo trong cơ thể sẽ khiến bạn phải đối mặt với căn bệnh béo phì và nguy hiểm hơn nữa là việc dư thừa cholesterol dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chính vì thế, "yêu cầu” đầu tiên của một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là phải hạn chế đến mức thấp nhất việc “thu nạp” vào cơ thể các chất béo và carbonhydrat. Bạn nên tuân thủ theo tháp dinh dưỡng này, ăn ít những thực phẩm phía trên tháp và tăng cường ăn những thực phẩm ở chân tháp
Những loại thực phẩm tập trung nhiều chất béo gây hại như mỡ động thực vât, bơ, thịt động vật, kem …
Thay vào đó bạn hãy bổ sung thêm các loại ngũ cốc, bánh mỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn nhiều gạo lứt để thay thế gạo trắng, do chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh đó để cắt giảm hàm lượng carbohydrat, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, củ từ, bột sắn, những đồ ăn nhanh như bánh hamburgers, hay các đồ chiên rán.
Nếu những thực phẩm trên lại là món "khoái khẩu" của bạn thì bạn chỉ nên ăn chúng 1lần/tuần.
Lưu ý, ngay cả việc chế biến món ăn cũng có những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn nên hạn chế ăn những món nướng hay rán, mà thay vào đó là những món luộc, ninh, hầm.
Cắt giảm hàm lượng đường
Dư thừa lượng đường trong cơ thể chính là "kẻ thù" của sức khỏe. Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường nếu như thường xuyên có thói quen ăn đồ ngọt.
Tuy nhiên, nếu quá "kiêng" mà hoàn toàn "đoạn tuyệt” với đường thì cũng thật sai lầm. Chính bởi vậy, thay bằng việc ăn đường, bạn hãy dùng mật ong hay đường thốt nốt để thay thế.
Ngoài ra, bạn cũng nên "nạp" đường từ những loại trái cây hay nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên.
Cân bằng protein
Protein rất cần thiết cho một cơ thể sống khỏe mạnh, nó cung cấp cho chúng ta năng lượng và sinh lực sống.
Cho nên chế độ ăn uống khoa học nhất thiết phải có mặt protein.
Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao như là: đậu, lạc, nấm, phomat làm từ sữa đã gạn kem. Bạn có thể yên tâm bổ sung một lượng lớn những loại thực phẩm trên, bởi bên cạnh tính năng có chứa nhiều protein, chúng còn không có hoặc chứa rất ít hàm lượng cholesterol xấu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm thịt, cá, đồ ăn hải sản với số lượng vừa phải.
Cũng xin lưu ý với bạn rằng, trong quá trình chế biến món ăn bạn nên sử dụng dầu ăn để thay thế cho các loại mỡ động vật thông thường, sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất lượng cholesterol xấu.
Nên ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh
Hoa quả tươi và rau xanh có chứa một lượng lớn những loại vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Thêm vào đó, nếu thường xuyên tuân thủ theo một chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây, bạn sẽ dễ dàng "sở hữu" một làn da mềm mịn, sáng đẹp.
Tuy nhiên, nếu ăn trái cây không đúng thời điểm, không đúng cách chẳng những không đem lại tác dụng mà còn gây hại "phản chủ".
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên ăn trái cây trước hoặc sau khoảng 1 giờ của bữa ăn. Và đặc biệt không nên lấp đầy cái bụng rỗng bằng trái cây khi đói.
Ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày
Bạn vẫn thường quan niệm một ngày chỉ nên ăn 3 bữa, bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây, thì các giáo sư lại cho rằng, nên ăn nhiều hơn 3 lần/ngày.
Hãy thay 3 bữa ăn chính thành 5 bữa ăn nhỏ, tuy nhiên bữa sáng vẫn phải là bữa ăn quan trọng nhất. Vì cơ thể bạn cần được bù đắp năng lượng tiêu hao sau 8-12 tiếng của giấc ngủ dài.
Hơn nữa, bạn cần phải biết cách hoán đổi và đa dạng hóa các loại thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn để cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nhai kỹ và ngồi thẳng
Việc nhai kỹ giúp bạn loại trừ nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ăn, không nên nằm ngả nghiêng, hay ngồi xiêu vẹo mà hãy ngồi thẳng lưng trong khi ăn.
Những yếu tố trên giúp cơ thể bạn có thể tiêu hóa một cách tốt nhất và tạo hứng thú khi ăn.
Hạn chế "nạp" các loại chất béo và carbohydrat
Như bạn đã biết, việc dư thừa các chất béo trong cơ thể sẽ khiến bạn phải đối mặt với căn bệnh béo phì và nguy hiểm hơn nữa là việc dư thừa cholesterol dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chính vì thế, "yêu cầu” đầu tiên của một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là phải hạn chế đến mức thấp nhất việc “thu nạp” vào cơ thể các chất béo và carbonhydrat. Bạn nên tuân thủ theo tháp dinh dưỡng này, ăn ít những thực phẩm phía trên tháp và tăng cường ăn những thực phẩm ở chân tháp
Những loại thực phẩm tập trung nhiều chất béo gây hại như mỡ động thực vât, bơ, thịt động vật, kem …
Thay vào đó bạn hãy bổ sung thêm các loại ngũ cốc, bánh mỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn nhiều gạo lứt để thay thế gạo trắng, do chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh đó để cắt giảm hàm lượng carbohydrat, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, củ từ, bột sắn, những đồ ăn nhanh như bánh hamburgers, hay các đồ chiên rán.
Nếu những thực phẩm trên lại là món "khoái khẩu" của bạn thì bạn chỉ nên ăn chúng 1lần/tuần.
Lưu ý, ngay cả việc chế biến món ăn cũng có những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn nên hạn chế ăn những món nướng hay rán, mà thay vào đó là những món luộc, ninh, hầm.
Cắt giảm hàm lượng đường
Dư thừa lượng đường trong cơ thể chính là "kẻ thù" của sức khỏe. Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường nếu như thường xuyên có thói quen ăn đồ ngọt.
Tuy nhiên, nếu quá "kiêng" mà hoàn toàn "đoạn tuyệt” với đường thì cũng thật sai lầm. Chính bởi vậy, thay bằng việc ăn đường, bạn hãy dùng mật ong hay đường thốt nốt để thay thế.
Ngoài ra, bạn cũng nên "nạp" đường từ những loại trái cây hay nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên.
Cân bằng protein
Protein rất cần thiết cho một cơ thể sống khỏe mạnh, nó cung cấp cho chúng ta năng lượng và sinh lực sống.
Cho nên chế độ ăn uống khoa học nhất thiết phải có mặt protein.
Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao như là: đậu, lạc, nấm, phomat làm từ sữa đã gạn kem. Bạn có thể yên tâm bổ sung một lượng lớn những loại thực phẩm trên, bởi bên cạnh tính năng có chứa nhiều protein, chúng còn không có hoặc chứa rất ít hàm lượng cholesterol xấu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm thịt, cá, đồ ăn hải sản với số lượng vừa phải.
Cũng xin lưu ý với bạn rằng, trong quá trình chế biến món ăn bạn nên sử dụng dầu ăn để thay thế cho các loại mỡ động vật thông thường, sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất lượng cholesterol xấu.
Nên ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh
Hoa quả tươi và rau xanh có chứa một lượng lớn những loại vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe.
Thêm vào đó, nếu thường xuyên tuân thủ theo một chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây, bạn sẽ dễ dàng "sở hữu" một làn da mềm mịn, sáng đẹp.
Tuy nhiên, nếu ăn trái cây không đúng thời điểm, không đúng cách chẳng những không đem lại tác dụng mà còn gây hại "phản chủ".
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên ăn trái cây trước hoặc sau khoảng 1 giờ của bữa ăn. Và đặc biệt không nên lấp đầy cái bụng rỗng bằng trái cây khi đói.
Ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày
Bạn vẫn thường quan niệm một ngày chỉ nên ăn 3 bữa, bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây, thì các giáo sư lại cho rằng, nên ăn nhiều hơn 3 lần/ngày.
Hãy thay 3 bữa ăn chính thành 5 bữa ăn nhỏ, tuy nhiên bữa sáng vẫn phải là bữa ăn quan trọng nhất. Vì cơ thể bạn cần được bù đắp năng lượng tiêu hao sau 8-12 tiếng của giấc ngủ dài.
Hơn nữa, bạn cần phải biết cách hoán đổi và đa dạng hóa các loại thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn để cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nhai kỹ và ngồi thẳng
Việc nhai kỹ giúp bạn loại trừ nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ăn, không nên nằm ngả nghiêng, hay ngồi xiêu vẹo mà hãy ngồi thẳng lưng trong khi ăn.
Những yếu tố trên giúp cơ thể bạn có thể tiêu hóa một cách tốt nhất và tạo hứng thú khi ăn.