Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Trông dáng đoán bệnh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trông dáng đoán bệnh

    Người ta có câu “trông mặt mà bắt hình dong” nhưng trong y học nhất là khi các bệnh về rối loạn chuyển hóa đang trở thành mối đe dọa cho sức khỏe con người thì hình dáng gầy yếu hay quá béo cũng là cơ sở để đoán bệnh. Các loại hình dáng khác nhau gắn với những nguy cơ bệnh lý khác nhau, đặc biệt là căn cứ vào sự tích lũy của phần mỡ trên cơ thể.
    Các loại hình dáng tích mỡ

    Khi một người bị thừa cân là bị liệt vào nhóm nguy cơ. Thừa cân là nguy cơ của nhiều bệnh, đặc biệt các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên hình dáng cơ thể, đặc điểm sự phân bố mỡ trong cơ thể lại đóng vai trò quyết định hơn.

    Thừa cân chủ yếu là do cơ thể bị tích thêm mỡ. Lượng mỡ thừa được tích lũy chủ yếu ở dưới da, một phần tích ở trong mạc treo, phủ ngoài một số nội quan. Đặc điểm tích lũy mỡ ở các phần khác nhau của cơ thể, cơ sở để tạo nên hình thể của mỗi người là yếu tố được di truyền từ đời này sang đời khác.

    Các nhà nhân trắc học đã phân ra 4 loại hình thể khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm tích lũy mỡ trong cơ thể đó là:

    - Hình thể dáng chữ “A” hay còn gọi là hình quả lê tây với đặc điểm kích thước đùi và mông to, eo nhỏ hoặc trung bình, mỡ chủ yếu tập trung ở đùi, mông. Loại hình thể này đặc trưng ở nữ giới.

    - Hình thể dáng chữ “T” hay còn gọi là hình quả lê đặt ngược với đặc điểm chân gầy, đùi bé, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng lưng và bụng.

    - Hình thể dáng chữ “O” hay còn gọi là hình quả táo với đặc điểm mỡ chủ yếu tập trung ở vùng lưng tay béo mập, bụng béo có ngấn. Loại hình thể này chủ yếu gặp ở nam giới. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có tỷ lệ béo bụng cao hơn ở phụ nữ trẻ.

    - Hình thể dáng chữ “I” hay còn gọi là hình que củi với đặc điểm chân tay gầy, bụng mỏng, người gầy còm.

    Nguy cơ mắc bệnh ở từng hình dáng có gì khác nhau?

    Cùng mức độ thừa cân như nhau nhưng nguy cơ mắc bệnh có thể khác nhau ở những cá thể khác nhau. Theo thống kê, những người có cơ thể hình quả táo (mỡ chủ yếu tập trung ở lưng, thân, bụng hay mông và tay) sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường và thậm chí một số bệnh ung thư. Phụ nữ có hình dáng quả lê ở cùng điều kiện sống và có lối sống tương đồng lại ít nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, mỡ ở vùng đùi và mông lại rất khó khăn trong việc điều chỉnh nhờ tập luyện và thực hiện chế độ ăn kiêng.

    Một số giả thiết cho rằng đặc điểm phân bố (tích mỡ) trong cơ thể là do hormon sinh dục nam cao hơn ở cơ thể ở những phụ nữ này theo kiểu nam giới.

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta có các thụ cảm thể có nhiệm vụ tiếp nhận các “mệnh lệnh” khác nhau từ hormon khác nhau. Ví dụ, khi đột ngột rơi vào tình trạng nguy hiểm hay khi hoạt động thể lực (stress) cơ thể sẽ tăng tiết hormon adrenalin. Các tế bào mỡ sẽ nhận được mệnh lệnh phải giải phóng khỏi các kho dự trữ để bảo đảm cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, các thụ cảm thể hoạt động với cường độ khác nhau mức độ nhạy cảm của chúng với các tín hiệu từ hormon cũng khác nhau. Ví dụ, những phụ nữ có hình dáng quả lê thì các tế bào mỡ ở bụng rất nhạy cảm với các tín hiệu từ các hormon nên bị huy động và đốt cháy nhanh, còn các tế bào mỡ ở mông thì ngược lại. Kết quả là những phụ nữ này rất khó điều chỉnh kích thước của mông.

    Những phụ nữ có hình dáng quả táo (béo bụng), các tế bào mỡ ở vùng bụng có độ nhạy kém với các tín hiệu từ các hormon nên ít bị đốt cháy, kết quả là những phụ nữ này khó điều chỉnh kích thước vùng eo. Đây cũng là minh chứng cho thấy sự không hoàn hảo của đàn ông (béo bụng) cùng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở họ cao hơn so với phụ nữ.

    Quy trách nhiệm cho yếu tố di truyền về hình thể của mình chỉ là ngụy biện cho những người lười thay đổi lối sống. Thực ra, hình thể phụ thuộc vào thói quen ăn uống và tập luyện. Để giảm vòng eo là một điều khó khăn, tuy nhiên đòi hỏi sự kiên trì duy trì chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý trong suốt cả cuộc đời mới mong muốn có một sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh tật.

    Theo TS. Đặng Quốc Nam

  • #2
    cái nì các cô mừ........................................

    Comment

    Working...
    X