Nếu bạn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị khó ngủ, hằng ngày hãy cố gắng thức dậy theo một giờ cố định. Điều này có tác dụng làm ổn định đồng hồ sinh học, giúp cơ thể xác định rõ giờ thức và ngủ.
Một số phương pháp khác giúp khắc phục tình trạng khó ngủ:
1. Phơi nắng sớm: Việc phơi mình dưới ánh nắng ban mai giúp hoóc môn melatonin hoạt động hiệu quả hơn vào buổi tối, khiến bạn dễ ngủ hơn. Mỗi buổi sáng, bạn nên ra ngoài hứng những tia nắng sớm trong ít nhất 25 phút. Đừng đội nón hay mang kính râm, nhớ không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
2. Không ngủ trưa hay uống cà phê: Nếu buổi tối bạn khó ngủ thì ban ngày đừng chợp mắt và hạn chế dùng các thức uống có chất caffeine, nhất là từ sau buổi ăn trưa. Giấc ngủ trưa làm bạn thêm khó ngủ vào buổi tối và ngủ không sâu.
3. Tắm nước nóng và thư giãn: Ngâm mình trong bồn nước nóng 25 phút và thư giãn tinh thần; việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sau đó, bạn đọc sách báo, nghe nhạc nhẹ ít nhất một giờ để cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới đi ngủ. Việc tìm hiểu và áp dụng cách thư giãn mà bạn thích sẽ làm tinh thần bạn thoải mái hơn.
4. Đừng tập thể dục trước khi đi ngủ: Việc tập thể dục làm cơ thể nóng lên trong khi chúng ta chỉ dễ ngủ khi nhiệt độ cơ thể đang giảm (thường vào khoảng từ 10 giờ đêm tới đến 5 giờ sáng). Nếu bạn khó ngủ thì chỉ nên tập thể dục vào lúc sáng, trưa hoặc chiều.
5. Chỉ ngủ khi lên giường: Bạn phải xác định giường không phải là nơi để đọc sách, xem tivi hay nghe chương trình radio đêm khuya... mà là nơi an toàn, yên bình và thoải mái để sinh hoạt riêng tư vợ chồng và... ngủ.
6. Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ: Lên giường sớm rồi cố gắng ngủ không phải là giải pháp hay. Một cuộc nghiên cứu rộng rãi cho thấy, lên giường muộn nhưng ngủ ngay có lợi hơn là lên giường sớm nhưng trằn trọc không ngủ được và cảm thấy căng thẳng. Nếu đã tắt đèn 25 phút mà vẫn không ngủ được, hãy rời khỏi giường, qua phòng khác đọc sách, xem tivi đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi mới trở lại phòng ngủ. Có lẽ phải lặp lại điều này vài lần thì cơ thể mới chỉnh lại nhịp độ sinh học được.
Người Lao Động
Một số phương pháp khác giúp khắc phục tình trạng khó ngủ:
1. Phơi nắng sớm: Việc phơi mình dưới ánh nắng ban mai giúp hoóc môn melatonin hoạt động hiệu quả hơn vào buổi tối, khiến bạn dễ ngủ hơn. Mỗi buổi sáng, bạn nên ra ngoài hứng những tia nắng sớm trong ít nhất 25 phút. Đừng đội nón hay mang kính râm, nhớ không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
2. Không ngủ trưa hay uống cà phê: Nếu buổi tối bạn khó ngủ thì ban ngày đừng chợp mắt và hạn chế dùng các thức uống có chất caffeine, nhất là từ sau buổi ăn trưa. Giấc ngủ trưa làm bạn thêm khó ngủ vào buổi tối và ngủ không sâu.
3. Tắm nước nóng và thư giãn: Ngâm mình trong bồn nước nóng 25 phút và thư giãn tinh thần; việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sau đó, bạn đọc sách báo, nghe nhạc nhẹ ít nhất một giờ để cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường rồi mới đi ngủ. Việc tìm hiểu và áp dụng cách thư giãn mà bạn thích sẽ làm tinh thần bạn thoải mái hơn.
4. Đừng tập thể dục trước khi đi ngủ: Việc tập thể dục làm cơ thể nóng lên trong khi chúng ta chỉ dễ ngủ khi nhiệt độ cơ thể đang giảm (thường vào khoảng từ 10 giờ đêm tới đến 5 giờ sáng). Nếu bạn khó ngủ thì chỉ nên tập thể dục vào lúc sáng, trưa hoặc chiều.
5. Chỉ ngủ khi lên giường: Bạn phải xác định giường không phải là nơi để đọc sách, xem tivi hay nghe chương trình radio đêm khuya... mà là nơi an toàn, yên bình và thoải mái để sinh hoạt riêng tư vợ chồng và... ngủ.
6. Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ: Lên giường sớm rồi cố gắng ngủ không phải là giải pháp hay. Một cuộc nghiên cứu rộng rãi cho thấy, lên giường muộn nhưng ngủ ngay có lợi hơn là lên giường sớm nhưng trằn trọc không ngủ được và cảm thấy căng thẳng. Nếu đã tắt đèn 25 phút mà vẫn không ngủ được, hãy rời khỏi giường, qua phòng khác đọc sách, xem tivi đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi mới trở lại phòng ngủ. Có lẽ phải lặp lại điều này vài lần thì cơ thể mới chỉnh lại nhịp độ sinh học được.
Người Lao Động
Comment