Cấm việc cắt bộ phận sinh dục nữ trên toàn thế giới
Mặc dù chiến dịch trên được phát động khắp toàn cầu nhưng hằng năm vẫn có hơn 3 triệu em gái phải chịu đựng hành vi gây tổn thương này.
Cắt bộ phận sinh dục nữ, hay còn được hiểu là làm thương tổn bộ phận sinh dục nữ hoặc cắt âm vật nữ, mặc dù đã bị cấm ở nhiều quốc gia hơn 1 thập kỷ trước và được xem như một dạng bạo lực chống lại quyền con người nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng như tập tục tại ít nhất 26 quốc gia đang phát triển.
Có thể do nhầm lẫn nên nhiều người đã tin rằng hành vi này khiến cho các em gái trở nên "sạch sẽ và thùy mị" về giới tính. Hơn 130 triệu phụ nữ đã bị cắt âm vật mà chủ yếu tại châu Phi. Phạm vi của hành vi này từ việc cắt hoặc khía cho đến cắt bỏ hoàn toàn phần bên ngoài âm vật và sau đó khâu lại. Một số trường hợp đã bị chảy máu dẫn đến tử vong, một số khác phải chịu đựng các biến chứng y khoa và tâm lý trong thời gian dài.
Theo kết quả các cuộc điều tra cho thấy hành vi cắt âm vật nữ đã không còn như trước nhưng vẫn phổ biến tại một số quốc gia trong đó có Ai Cập, nơi mà vào năm 1994 chính phủ nước này đã cam kết loại bỏ. Việc gia tăng số người nhập cư vào Mỹ cũng như các quốc gia phát triển khác từ những nơi mà tình trạng cắt bộ phận sinh dục nữ vẫn còn phổ biến đã làm gia tăng nỗi lo sợ rằng hành vi này có thể trở nên phổ biến tại các quốc gia tiếp nhận. Năm ngoái, một người di cư từ Ethiopia đến Mỹ đã bị bỏ tù vì tội cắt âm vật của con gái tuổi vị thành niên.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới xuất bản năm ngoái kết luận rằng hành vi này không chỉ gây tổn hại tới sức khỏe của trẻ em gái mà còn ảnh hưởng tới việc sinh nở và cho thấy bằng chứng đầu tiên về biến chứng sản khoa có liên quan tới việc cắt âm hộ. Nghiên cứu dựa trên 28 nghìn phụ nữ tại 6 quốc gia châu Phi này phát hiện rằng những bà mẹ càng có các dạng cắt âm hộ phức tạp thì càng có nhiều biến chứng hơn. Hành vi này cũng đồng thời liên quan tới tỷ lệ cứ 1.000 trường hợp trẻ sinh ra thì có tới 10-20 ca chết yểu. (Theo UNFPA)
Nhiều phụ nữ trẻ ở Châu Chi bị ảnh hưởng của tập tục cắt bỏ âm vật _ ảnh : UNFPA
Mặc dù chiến dịch trên được phát động khắp toàn cầu nhưng hằng năm vẫn có hơn 3 triệu em gái phải chịu đựng hành vi gây tổn thương này.
Cắt bộ phận sinh dục nữ, hay còn được hiểu là làm thương tổn bộ phận sinh dục nữ hoặc cắt âm vật nữ, mặc dù đã bị cấm ở nhiều quốc gia hơn 1 thập kỷ trước và được xem như một dạng bạo lực chống lại quyền con người nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng như tập tục tại ít nhất 26 quốc gia đang phát triển.
Có thể do nhầm lẫn nên nhiều người đã tin rằng hành vi này khiến cho các em gái trở nên "sạch sẽ và thùy mị" về giới tính. Hơn 130 triệu phụ nữ đã bị cắt âm vật mà chủ yếu tại châu Phi. Phạm vi của hành vi này từ việc cắt hoặc khía cho đến cắt bỏ hoàn toàn phần bên ngoài âm vật và sau đó khâu lại. Một số trường hợp đã bị chảy máu dẫn đến tử vong, một số khác phải chịu đựng các biến chứng y khoa và tâm lý trong thời gian dài.
Theo kết quả các cuộc điều tra cho thấy hành vi cắt âm vật nữ đã không còn như trước nhưng vẫn phổ biến tại một số quốc gia trong đó có Ai Cập, nơi mà vào năm 1994 chính phủ nước này đã cam kết loại bỏ. Việc gia tăng số người nhập cư vào Mỹ cũng như các quốc gia phát triển khác từ những nơi mà tình trạng cắt bộ phận sinh dục nữ vẫn còn phổ biến đã làm gia tăng nỗi lo sợ rằng hành vi này có thể trở nên phổ biến tại các quốc gia tiếp nhận. Năm ngoái, một người di cư từ Ethiopia đến Mỹ đã bị bỏ tù vì tội cắt âm vật của con gái tuổi vị thành niên.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới xuất bản năm ngoái kết luận rằng hành vi này không chỉ gây tổn hại tới sức khỏe của trẻ em gái mà còn ảnh hưởng tới việc sinh nở và cho thấy bằng chứng đầu tiên về biến chứng sản khoa có liên quan tới việc cắt âm hộ. Nghiên cứu dựa trên 28 nghìn phụ nữ tại 6 quốc gia châu Phi này phát hiện rằng những bà mẹ càng có các dạng cắt âm hộ phức tạp thì càng có nhiều biến chứng hơn. Hành vi này cũng đồng thời liên quan tới tỷ lệ cứ 1.000 trường hợp trẻ sinh ra thì có tới 10-20 ca chết yểu. (Theo UNFPA)
Nhiều phụ nữ trẻ ở Châu Chi bị ảnh hưởng của tập tục cắt bỏ âm vật _ ảnh : UNFPA
Comment