TT - Mụn trứng cá là một bệnh da thường gặp (hơn 90% thanh thiếu niên) với nhiều biểu hiện như mụn đầu đen hay đầu trắng do tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn mủ và những nốt cục dưới da.
Mụn trứng cá thường ở những vùng có nhiều tuyến bã như mặt, vùng dưới hàm nhưng cũng có thể thấy ở cổ, lưng, ngực, vai, cánh tay và ở mông trong một số trường hợp.
Vệ sinh kém, thức ăn... không phải là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá.
Testosterone là một hormon có cả ở nam và nữ, tăng trong suốt giai đoạn dậy thì và kích thích những tuyến bã lớn ra, sinh nhiều chất nhờn. Chất nhờn nhiều trở nên dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Vi khuẩn sống trong nang lông hoặc chất nhờn gây ra sưng, đỏ, mủ và đưa đến kết quả cuối cùng là tạo ra những tổn thương đa dạng trên da.
Diễn tiến của mụn trứng cá là kéo dài, có thể khỏi tự nhiên sau vài năm. Mụn trứng cá có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Mụn trứng cá không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn; những vết sẹo này có thể xóa được bởi bác sĩ da liễu. Để tránh sẹo do mụn trứng cá gây ra, điều trị mụn trứng cá là cần thiết.
Các yếu tố góp phần gây nên mụn trứng cá là khí hậu nóng, ẩm; các mỹ phẩm pha dầu (oil-based); mặc quần áo chật, đội nón chật, để tóc che phủ mặt; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; một số thuốc như: lithium, isoniazid, phenytoin, corticosteroids, thuốc uống ngừa thai có hoạt tính androgen cao.
Tránh mỡ, đường
Do chất nhờn tiết ra khá nhiều nên người bị mụn trứng cá thường lo lắng nhiều về vấn đề vệ sinh da mặt.
Rửa mặt hay không cũng không ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên rửa mặt với chất tẩy rửa nhẹ với nước ấm hằng ngày. Việc rửa mặt thường xuyên và chà xát quá mạnh có thể làm mụn trứng cá nặng thêm.
Thức ăn không gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, có thể có một số loại thức ăn làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Nên tránh các thức ăn có đường, ngọt, béo...
Tốt nhất là không dùng mỹ phẩm trong thời gian bị mụn trứng cá. Nếu cần thiết dùng một ít mỹ phẩm có thể chấp nhận được như những chất làm ẩm da hay mỹ phẩm không có dầu, tan trong nước. Chọn những sản phẩm “non-comedogenic” (không gây ra mụn đầu trắng hay đầu đen) hoặc “non-acnegenic” (không gây mụn trứng cá). Nhớ rửa mặt vào mỗi buổi tối để tẩy các mỹ phẩm đã dùng với xà phòng hay chất tẩy rửa nhẹ với nước.
Dung dịch chứa thuốc điều trị mụn trứng cá có màu da người có thể che vết tích do mụn gây ra một cách an toàn. Dạng phấn xốp kết hợp với hoạt chất không chứa dầu có thể dùng được. Lưu ý che mặt lại khi dùng gel hay chai xịt tóc.
Chữa lâu dài
Điều trị mụn trứng cá là một quá trình. Mục đích là ngăn những đợt mụn mới bộc phát. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần được chữa lành và cải thiện theo thời gian. Nếu mụn trứng cá không được cải thiện sau 2-3 tháng điều trị, cần thay đổi phác đồ khác theo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Bác sĩ da liễu sẽ đánh giá tình trạng của bạn và khuyến cáo những công thức điều trị thích hợp. Do đó bạn nên kiên trì đến thăm khám nhiều lần và liên tục tại bác sĩ da liễu. Không nên dùng thuốc theo lời khuyên của bạn bè, người quen, hoặc tự mua thuốc dùng vì việc điều trị rất khác nhau giữa người này và người khác.
Vấn đề không phải chỉ bác sĩ đã dùng thuốc gì để điều trị mụn trứng cá, mà là việc bạn tiếp tục chăm sóc da trong và sau điều trị có đúng cách không. Mụn trứng cá khó chữa khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát được; điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có thể ngăn ngừa được tình trạng sẹo mụn.
Không nặn, lể
Khi bị mụn trứng cá, bạn nhớ chăm sóc da đúng cách như dưới đây.
Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn, hút, lể mụn vì sẽ gây đỏ và tạo sẹo da.
Hạn chế các yếu tố gây bít tắc lỗ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chật, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều.
Chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp: các sản phẩm rửa êm dịu da, không chứa cát nhám; các sản phẩm dưỡng có ghi chú “non-acnegenic” (không tạo mụn) hoặc “non-comedogenic” (không tạo cồi).
Rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày. Chỉ rửa bằng nước sạch khi da khô, đỏ, ngứa do tác dụng của thuốc đang điều trị bệnh. Có thể dùng thêm sản phẩm rửa thích hợp một lần vào buổi tối khi da nhờn. Khi rửa không nên dùng bông hoặc khăn chà xát vì sẽ làm trầy xước da mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng tay, sau đó thấm khô nước bằng gạc sạch.
Đồng thời điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: hạn chế ăn ngọt, chất béo; ngủ điều độ, tránh thức khuya; tạo đời sống tinh thần lành mạnh, giảm thiểu stress và mất ngủ.
Bảo vệ da chống nắng: hạn chế đi nắng; đeo khẩu trang, đội nón rộng vành bằng vải màu sậm; bôi kem chống nắng.
Các dạng mụn trứng cá
- Mụn đầu trắng, đầu đen hay mụn mủ thường gặp ở thanh thiếu niên.
- Mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ nhỏ được gọi là mụn trứng cá trước tuổi dậy thì.
- Mụn trứng cá nặng và tạo thành những cục có chứa mủ ở dưới da được gọi là mụn trứng cá nang; dạng này thường gặp ở nam.
- Dạng mụn trứng cá ở người trưởng thành có thể liên quan tới hormon, có thai, mãn kinh hay ngừng uống thuốc ngừa thai. Dạng mụn trứng cá nặng ở nữ trưởng thành xuất hiện lúc có kinh và rụng trứng hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên được điều trị.
Trứng cá nhẹ khi chỉ có mụn đầu đen hoặc đầu trắng; trung bình khi có thêm một số mụn mủ, cục; nặng khi nổi thêm nhiều cục, nang đau nằm sâu dưới da.
Mụn trứng cá thường ở những vùng có nhiều tuyến bã như mặt, vùng dưới hàm nhưng cũng có thể thấy ở cổ, lưng, ngực, vai, cánh tay và ở mông trong một số trường hợp.
Vệ sinh kém, thức ăn... không phải là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá.
Testosterone là một hormon có cả ở nam và nữ, tăng trong suốt giai đoạn dậy thì và kích thích những tuyến bã lớn ra, sinh nhiều chất nhờn. Chất nhờn nhiều trở nên dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Vi khuẩn sống trong nang lông hoặc chất nhờn gây ra sưng, đỏ, mủ và đưa đến kết quả cuối cùng là tạo ra những tổn thương đa dạng trên da.
Diễn tiến của mụn trứng cá là kéo dài, có thể khỏi tự nhiên sau vài năm. Mụn trứng cá có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Mụn trứng cá không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn; những vết sẹo này có thể xóa được bởi bác sĩ da liễu. Để tránh sẹo do mụn trứng cá gây ra, điều trị mụn trứng cá là cần thiết.
Các yếu tố góp phần gây nên mụn trứng cá là khí hậu nóng, ẩm; các mỹ phẩm pha dầu (oil-based); mặc quần áo chật, đội nón chật, để tóc che phủ mặt; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; một số thuốc như: lithium, isoniazid, phenytoin, corticosteroids, thuốc uống ngừa thai có hoạt tính androgen cao.
Tránh mỡ, đường
Do chất nhờn tiết ra khá nhiều nên người bị mụn trứng cá thường lo lắng nhiều về vấn đề vệ sinh da mặt.
Rửa mặt hay không cũng không ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên rửa mặt với chất tẩy rửa nhẹ với nước ấm hằng ngày. Việc rửa mặt thường xuyên và chà xát quá mạnh có thể làm mụn trứng cá nặng thêm.
Thức ăn không gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, có thể có một số loại thức ăn làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Nên tránh các thức ăn có đường, ngọt, béo...
Tốt nhất là không dùng mỹ phẩm trong thời gian bị mụn trứng cá. Nếu cần thiết dùng một ít mỹ phẩm có thể chấp nhận được như những chất làm ẩm da hay mỹ phẩm không có dầu, tan trong nước. Chọn những sản phẩm “non-comedogenic” (không gây ra mụn đầu trắng hay đầu đen) hoặc “non-acnegenic” (không gây mụn trứng cá). Nhớ rửa mặt vào mỗi buổi tối để tẩy các mỹ phẩm đã dùng với xà phòng hay chất tẩy rửa nhẹ với nước.
Dung dịch chứa thuốc điều trị mụn trứng cá có màu da người có thể che vết tích do mụn gây ra một cách an toàn. Dạng phấn xốp kết hợp với hoạt chất không chứa dầu có thể dùng được. Lưu ý che mặt lại khi dùng gel hay chai xịt tóc.
Chữa lâu dài
Điều trị mụn trứng cá là một quá trình. Mục đích là ngăn những đợt mụn mới bộc phát. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần được chữa lành và cải thiện theo thời gian. Nếu mụn trứng cá không được cải thiện sau 2-3 tháng điều trị, cần thay đổi phác đồ khác theo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Bác sĩ da liễu sẽ đánh giá tình trạng của bạn và khuyến cáo những công thức điều trị thích hợp. Do đó bạn nên kiên trì đến thăm khám nhiều lần và liên tục tại bác sĩ da liễu. Không nên dùng thuốc theo lời khuyên của bạn bè, người quen, hoặc tự mua thuốc dùng vì việc điều trị rất khác nhau giữa người này và người khác.
Vấn đề không phải chỉ bác sĩ đã dùng thuốc gì để điều trị mụn trứng cá, mà là việc bạn tiếp tục chăm sóc da trong và sau điều trị có đúng cách không. Mụn trứng cá khó chữa khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát được; điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có thể ngăn ngừa được tình trạng sẹo mụn.
Không nặn, lể
Khi bị mụn trứng cá, bạn nhớ chăm sóc da đúng cách như dưới đây.
Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn, hút, lể mụn vì sẽ gây đỏ và tạo sẹo da.
Hạn chế các yếu tố gây bít tắc lỗ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chật, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều.
Chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp: các sản phẩm rửa êm dịu da, không chứa cát nhám; các sản phẩm dưỡng có ghi chú “non-acnegenic” (không tạo mụn) hoặc “non-comedogenic” (không tạo cồi).
Rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày. Chỉ rửa bằng nước sạch khi da khô, đỏ, ngứa do tác dụng của thuốc đang điều trị bệnh. Có thể dùng thêm sản phẩm rửa thích hợp một lần vào buổi tối khi da nhờn. Khi rửa không nên dùng bông hoặc khăn chà xát vì sẽ làm trầy xước da mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng tay, sau đó thấm khô nước bằng gạc sạch.
Đồng thời điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: hạn chế ăn ngọt, chất béo; ngủ điều độ, tránh thức khuya; tạo đời sống tinh thần lành mạnh, giảm thiểu stress và mất ngủ.
Bảo vệ da chống nắng: hạn chế đi nắng; đeo khẩu trang, đội nón rộng vành bằng vải màu sậm; bôi kem chống nắng.
Các dạng mụn trứng cá
- Mụn đầu trắng, đầu đen hay mụn mủ thường gặp ở thanh thiếu niên.
- Mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ nhỏ được gọi là mụn trứng cá trước tuổi dậy thì.
- Mụn trứng cá nặng và tạo thành những cục có chứa mủ ở dưới da được gọi là mụn trứng cá nang; dạng này thường gặp ở nam.
- Dạng mụn trứng cá ở người trưởng thành có thể liên quan tới hormon, có thai, mãn kinh hay ngừng uống thuốc ngừa thai. Dạng mụn trứng cá nặng ở nữ trưởng thành xuất hiện lúc có kinh và rụng trứng hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên được điều trị.
Trứng cá nhẹ khi chỉ có mụn đầu đen hoặc đầu trắng; trung bình khi có thêm một số mụn mủ, cục; nặng khi nổi thêm nhiều cục, nang đau nằm sâu dưới da.